Tự phòng tránh dịch bệnh diễn biến phức tạp đầu năm mới

LH |

Bộ Y tế cảnh báo về tình hình dịch bệnh trong dịp tết, mùa lễ hội đầu năm 2019 và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân.

Theo đó, tại Việt Nam, một số bệnh truyền nhiễm lưu hành vẫn có số mắc cao hoặc gia tăng cục bộ tại một số địa phương, bệnh cúm A(H5N6) trên gia cầm vẫn ghi nhận rải rác tại một số địa phương. Cùng với thời tiết mùa xuân và sự gia tăng giao lưu đi lại trong dịp tết và mùa lễ hội là điều kiện rất thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây lan, bùng phát, đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.

Để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch, bệnh, Bộ Y tế đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước xây dựng và trình UBND tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh ngay từ đầu năm 2019 và triển khai thực hiện, trong đó phân công cụ thể hoạt động của các đơn vị liên quan trên địa bàn, kết hợp các hoạt động mang tính liên ngành và thường xuyên theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện.

Các đơn vị y tế dự phòng tăng cường các hoạt động giám sát tại khu vực cửa khẩu và cộng đồng nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ bệnh, trường hợp bệnh xâm nhập, đặc biệt là các ổ dịch cũ, các trường hợp về từ vùng có dịch, tổ chức cách ly, quản lý kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh, lưu ý các bệnh cúm gia cầm, ho gà, sởi, rubella, tiêu chảy cấp, tay chân miệng, sốt xuất huyết, không để dịch bệnh bùng phát và lan rộng…

Cũng theo khuyến cáo của Bộ Y tế, khi nước bị ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại, chất phóng xạ có thể gây ra nhiều bệnh tật ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Nguồn nước bị ô nhiễm bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc khi nước trở thành môi trường cho các vật trung gian truyền bệnh phát triển thì có thể gây ra nhiều loại bệnh.

Để tăng cường sức khỏe để phòng, tránh các bệnh trên, người dân cần sử dụng nước sạch trong ăn uống, sinh hoạt; không làm nhiễm bẩn nguồn nước đặc biệt từ nước thải gia đình, nước thải công nghiệp, phân người, động vật…

Người dân luôn duy trì ăn chín, uống sôi, giữ gìn vệ sinh cá nhân; không tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng, loăng quăng phát triển trong nước bằng cách: Đậy kín các dụng cụ chứa nước, thường xuyên thau rửa dụng cụ chứa nước ăn, khơi thông cống rãnh, thả cá ăn bọ gậy, loăng quăng trong bể nước…

LH
TIN LIÊN QUAN

Giao lưu trực tuyến “phòng tránh dịch bệnh mùa đông – xuân"

Nhóm PV |

Bệnh mùa đông xuân do các tác nhân khác nhau có thể gây bệnh trở nặng, biến chứng nguy hiểm cho người mắc. Thậm chí một số bệnh có thể bùng phát thành dịch lớn, trong đó một số bệnh dịch: sởi, ho gà, rubella rất thường tấn công trẻ nhỏ.

Bộ Y tế phát động chiến dịch chống lại 3 dịch bệnh đang hoành hành

Thùy Linh |

Ngày 13.10, tại Trường Mầm non Dịch Vọng Hậu (Hà Nội), Bộ Y tế phối hợp với UBND TP. Hà Nội tổ chức triển khai “Chiến dịch phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết”. 

Bộ Y tế: Dịch bệnh đông - xuân vẫn nằm trong tầm kiểm soát

Thùy Linh |

Bộ Y tế khẳng định: Dịch bệnh đông - xuân vẫn nằm trong tầm kiểm soát của bộ, đặc biệt 3 loại bệnh là bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết. Thông tin từ họp báo do Bộ Y tế tổ chức ngày 9.10.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Giao lưu trực tuyến “phòng tránh dịch bệnh mùa đông – xuân"

Nhóm PV |

Bệnh mùa đông xuân do các tác nhân khác nhau có thể gây bệnh trở nặng, biến chứng nguy hiểm cho người mắc. Thậm chí một số bệnh có thể bùng phát thành dịch lớn, trong đó một số bệnh dịch: sởi, ho gà, rubella rất thường tấn công trẻ nhỏ.

Bộ Y tế phát động chiến dịch chống lại 3 dịch bệnh đang hoành hành

Thùy Linh |

Ngày 13.10, tại Trường Mầm non Dịch Vọng Hậu (Hà Nội), Bộ Y tế phối hợp với UBND TP. Hà Nội tổ chức triển khai “Chiến dịch phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết”. 

Bộ Y tế: Dịch bệnh đông - xuân vẫn nằm trong tầm kiểm soát

Thùy Linh |

Bộ Y tế khẳng định: Dịch bệnh đông - xuân vẫn nằm trong tầm kiểm soát của bộ, đặc biệt 3 loại bệnh là bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết. Thông tin từ họp báo do Bộ Y tế tổ chức ngày 9.10.