Từ giải Nobel Y học 2018, con đường nào cho bệnh nhân ung thư Việt Nam?

Đ.P |

Vừa qua, giải Nobel Y học 2018 đã được trao cho hai nhà khoa học James P.Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản) nhờ tìm ra liệu pháp điều trị ung thư bằng cách ức chế chốt kiểm miễn dịch (liệu pháp miễn dịch). Tại Việt Nam, liệu pháp này đã được đưa vào điều trị một số loại bệnh ung thư và có những kết quả nhất định.

Theo đó, nhà miễn dịch học James P. Allison đã tìm ra loại protein CTLA-4 có chức năng kích thích khả năng của các tế bào miễn dịch T trong việc chống lại khối u nếu như được "thả phanh". Với nguyên lý trên, nhà miễn dịch học Tasuku Honjo phát hiện ra loại protein PD-1 trong tế bào miễn dịch cũng có khả năng tương tự nhưng khác cơ chế hoạt động của CTLA-4.

Cơ chế hoạt động của protein PD-1 trong việc điều trị ung thư, phát hiện của ông Honjo. Ảnh: Twitter/Nobel Prize.
Cơ chế hoạt động của protein PD-1 trong việc điều trị ung thư, phát hiện của ông Honjo. Ảnh: Twitter/Nobel Prize.

Trả lời báo chí, BS Lê Tuấn Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết : "Trên bề mặt các tế bào bạch cầu lympho có những thụ thể được gọi là các điểm kiểm soát miễn dịch (chốt kiểm) hoạt động như những "công tắc" để điều hòa hoạt động giúp tránh các tế bào bạch cầu hoạt động quá mức sinh ra các bệnh tự miễn.

Tế bào ung thư có thể tạo ra một số chất để tắt "công tắc", khiến tế bào bạch cầu lympho rơi vào trạng thái ngủ yên. Từ đó giúp chúng thoát khỏi sự tấn công của các tế bào miễn dịch. Các nhà khoa học đã tìm ra cơ chế này, tạo ra nền tảng cho liệu pháp miễn dịch trong ung thư" - BS Tuấn Anh cho biết.

Bằng việc lợi dụng hệ thống miễn dịch để chống lại tế bào ung thư, nhiều hãng dược phẩm lớn đã sản xuất ra các kháng thể đơn dòng như Pembrolizumab, Nivolumab, Atezolimumab, Durvalumab… để trung hòa các chất thủ phạm trên bề mặt tế bào ung thư, kích hoạt các tế bào bạch cầu lympho tăng hoạt động trở lại, giúp nhận diện và tiêu diệt tế bào ác tính.

Hiện tại, Bộ Y tế đã cấp visa lưu hành cho thuốc Pembrolizumab tại Việt nam và được chỉ định điều trị cho các trường hợp như:

(1) Bệnh nhân trưởng thành bị melanoma tiến triển (không thể cắt bỏ hoặc di căn);

(2) Điều trị bước đầu ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn ở người lớn;

(3) Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển tại chỗ hoặc di căn ở người lớn có tỷ lệ khối u (TPS) ≥ 1% và những người đã nhận được ít nhất một phác đồ hóa trị liệu trước đó.

Nhiều bệnh viện như  BV Ung bướu TPHCM, BV K Hà Nội, BV Bình Dân (TPHCM)... đã triển khai liệu pháp trên.


Bộ Y tế đã cấp visa lưu hành cho một số loại thuốc điều trị ung thư nhưng giá cả vẫn là một bài toán đối với bệnh nhân Việt Nam (Ảnh minh họa)
Bộ Y tế đã cấp visa lưu hành cho một số loại thuốc điều trị ung thư nhưng giá cả vẫn là một bài toán đối với bệnh nhân Việt Nam (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân ung thư nào cũng có thể được điều trị bằng phương pháp này mà cần phải làm một số xét nghiệm về mô bệnh học để xác định khả năng điều trị có hiệu quả hay không.

Bên cạnh đó một đợt dùng thuốc cũng khá tốn kém bởi  mỗi lọ thuốc có giá hơn 62 triệu đồng. Mỗi lần bệnh nhân sử dụng 2 lọ thuốc, phác đồ dùng thuốc 3 tuần một lần và kéo dài 1 - 2 năm hoặc hơn. Chưa kể nhiều chi phí khác như xét nghiệm, dịch các loại...

Đ.P
TIN LIÊN QUAN

Ung thư giai đoạn cuối, phát ngôn viên Indonesia vẫn gắng gượng cập nhật tin động đất, sóng thần

Ngọc Vân |

Phát ngôn viên Cơ quan đối phó thiên tai quốc gia Indonesia hàng ngày hàng giờ cập nhật với thế giới thông tin mới nhất về trận động đất, sóng thần thảm khốc, mặc dù bản thân ông đang chống chọi với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối.

Khối ung thư vú căng phồng như quả bưởi, lở loét vì bệnh nhân tự chữa bằng cách "đắp lá"

T.Linh |

Gần đây, Bệnh viện K Trung ương liên tiếp tiếp nhận các bệnh nhân ung thư vú tự đắp lá, tự chữa bằng thuốc Nam không rõ nguồn gốc, gây ra hậu quả nặng nề, khi đến viện đều ở giai đoạn muộn. 

Giải Nobel Y học 2018 với đột phá điều trị ung thư: Hy vọng mới của hàng triệu bệnh nhân ung thư

Giang TL |

Giải thưởng Nobel Y học 2018 đã được trao cho hai nhà khoa học, James Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản), vì những khám phá trong điều trị ung thư bằng cách ức chế điều hòa miễn dịch âm tính, mang lại hy vọng sống cho nhiều bệnh nhân ung thư.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Ung thư giai đoạn cuối, phát ngôn viên Indonesia vẫn gắng gượng cập nhật tin động đất, sóng thần

Ngọc Vân |

Phát ngôn viên Cơ quan đối phó thiên tai quốc gia Indonesia hàng ngày hàng giờ cập nhật với thế giới thông tin mới nhất về trận động đất, sóng thần thảm khốc, mặc dù bản thân ông đang chống chọi với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối.

Khối ung thư vú căng phồng như quả bưởi, lở loét vì bệnh nhân tự chữa bằng cách "đắp lá"

T.Linh |

Gần đây, Bệnh viện K Trung ương liên tiếp tiếp nhận các bệnh nhân ung thư vú tự đắp lá, tự chữa bằng thuốc Nam không rõ nguồn gốc, gây ra hậu quả nặng nề, khi đến viện đều ở giai đoạn muộn. 

Giải Nobel Y học 2018 với đột phá điều trị ung thư: Hy vọng mới của hàng triệu bệnh nhân ung thư

Giang TL |

Giải thưởng Nobel Y học 2018 đã được trao cho hai nhà khoa học, James Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản), vì những khám phá trong điều trị ung thư bằng cách ức chế điều hòa miễn dịch âm tính, mang lại hy vọng sống cho nhiều bệnh nhân ung thư.