Trẻ nhập viện do dùng thuốc cam không rõ nguồn gốc

Hiếu Lương - LH |

Nhiều phụ huynh cho rằng thuốc cam có thể giúp trẻ tăng cân, chữa lành một số bệnh thông thường. Tuy nhiên, nguy cơ ngộ độc chì trong thuốc cam không rõ nguồn gốc vẫn diễn ra.

Tính từ đầu năm 2019 đến nay, Khoa Cấp cứu và Chống độc (Bệnh viện Nhi Trung ương) đã tiếp nhận và điều trị cho 6 trẻ ngộ độc chì do dùng thuốc cam. Phần lớn các ca ngộ độc chì ở trẻ em đều liên quan đến sử dụng thuốc cam không rõ nguồn gốc nhằm tẩm bổ, tăng cân, chữa tưa lưỡi, viêm loét miệng…

Trường hợp nhập viện mới đây nhất là bé Nguyễn Phan Bảo N (7 tháng tuổi, Thanh Hóa) được chuyển đến Khoa Cấp cứu và chống độc (Bệnh viện Nhi Trung ương) trong tình trạng li bì, nôn trớ, đi ngoài.

Theo lời kể của người nhà, trước đó hai tuần, bé bị viêm loét miệng, bà nội nghe hàng xóm mách một thầy lang ở gần nhà có bài thuốc cam gia truyền có thể chữa bệnh rất tốt, nên đã tìm mua thuốc cho cháu bôi và uống.

Sau 7 ngày dùng thuốc cam bé xuất hiện nôn trớ, đi ngoài, co giật, li bì nên được người nhà đưa đến bệnh viện tỉnh khám và điều trị. Sau đó bé được chuyển tiếp lên Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, qua khai thác bệnh sử và các biểu hiện lâm sàng, các bác sĩ đã nghĩ đến bệnh nhi bị ngộ độc chì cấp do dùng thuốc cam. Bệnh nhi được lấy mẫu máu định lượng nồng độ chì. Kết quả: nồng độ chì trong máu lên đến 384.2 microgam/dL (mức cho phép là >10 microgram/dL).

Trực tiếp điều trị cho bé N, bác sĩ Đinh Thị Hồng  –  Khoa Cấp cứu và Chống độc (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, bệnh nhi bị hội chứng não cấp do ngộ độc chì mức độ nặng, ngoài ra còn có tổn thương gan (xét nghiệm men gan tăng rất cao), thiếu máu nặng phải truyền máu.

Sau hơn hai tuần điều trị bằng thuốc thải chì đặc hiệu, bệnh nhi đã có những tiến triển rõ ràng, xét nghiệm máu cho thấy nồng độ chì đã giảm nhiều. Tuy không còn nguy hiểm đến tính mạng song những di chứng mà ngộ độc chì để lại. Hiện chưa thể xác định được di chứng do bệnh nhi còn quá nhỏ, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, vận động IQ và việc thải độc chì sẽ vẫn phải tiếp tục sau khi bệnh nhi được xuất viện.

TS.BS Lê Ngọc Duy - Trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc (Bệnh viện Nhi Trung ương) khuyến cáo, để tránh nhiễm độc chì cho trẻ, các bậc phụ huynh không nên tự ý dùng các loại thuốc, nhất là thuốc cam, thuốc nam không rõ nguồn gốc, không có giấy phép kinh doanh.

Gia đình cũng cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ như rửa tay, cắt móng tay, không đưa tay và mọi vật lên miệng. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế để trẻ nhỏ tiếp xúc với đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể nhiễm chì và các kim loại nặng khác. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường, nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Hiếu Lương - LH
TIN LIÊN QUAN

Những thực phẩm nên ăn sau khi bị ngộ độc thực phẩm

N.T (T/H) |

Nôn, tiêu chảy là những phản ứng tự nhiên để loại chất độc ra khỏi cơ thể sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Đó là lý do khiến cơ thể mất nước và các chất điện giải. Vì vậy, ăn uống là một biện pháp để cơ thể hồi phục nhanh hơn.

4 ngư dân nhập viện cấp cứu nghi do ngộ độc khí

LÊ PHI LONG |

Ngày 15.5, Bệnh viện Đa khoa huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết vừa cấp cứu 4 ngư dân bị ngộ độc khí trên tàu cá.

Vẫn thấp thỏm với nỗi lo học sinh ngộ độc thực phẩm

Kim Đồng |

Dù số vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường học tại TP.HCM có giảm sau mỗi năm nhưng việc ngộ độc thực phẩm vẫn còn tồn tại khiến không ít phụ huynh lo lắng.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Những thực phẩm nên ăn sau khi bị ngộ độc thực phẩm

N.T (T/H) |

Nôn, tiêu chảy là những phản ứng tự nhiên để loại chất độc ra khỏi cơ thể sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Đó là lý do khiến cơ thể mất nước và các chất điện giải. Vì vậy, ăn uống là một biện pháp để cơ thể hồi phục nhanh hơn.

4 ngư dân nhập viện cấp cứu nghi do ngộ độc khí

LÊ PHI LONG |

Ngày 15.5, Bệnh viện Đa khoa huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết vừa cấp cứu 4 ngư dân bị ngộ độc khí trên tàu cá.

Vẫn thấp thỏm với nỗi lo học sinh ngộ độc thực phẩm

Kim Đồng |

Dù số vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường học tại TP.HCM có giảm sau mỗi năm nhưng việc ngộ độc thực phẩm vẫn còn tồn tại khiến không ít phụ huynh lo lắng.