Trẻ mắc COVID-19 cần chăm sóc như thế nào?

PHÚC ĐẠT THỰC HIỆN |

Khi trẻ mắc COVID-19 cần chăm sóc như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi trên, Lao Động đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Đình Bình - chuyên gia về chống nhiễm khuẩn và vi sinh y học - tại Đại học Y - Dược (Đại học Huế).

Thưa PGS. TS Trần Đình Bình, xin ông hãy cho biết dấu hiệu ban đầu của trẻ mắc COVID-19 như thế nào?

- Trẻ có triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (sốt và có ít nhất một triệu chứng của bệnh đường hô hấp: Ho, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, khó thở) và có khi mất vị giác/khứu giác hoặc buồn nôn, nôn/tiêu chảy, đau cơ, mệt mỏi. Cần chú ý là hơn 50% trẻ em mắc bệnh không có triệu chứng gì.

Có một số yếu tố dịch tễ như: Học cùng lớp với bạn hoặc thầy cô giáo mắc COVID-19, ở cùng nhà với người mắc COVID-19, cùng du lịch hay ngồi chung xe với người mắc bệnh, tới chỗ đông người như đi khám bệnh, siêu thị, rạp phim có người mắc bệnh.

Một số triệu chứng hiếm gặp: Tổn thương da (hồng ban các đầu ‎ngón chi, nổi ban da); rối loạn nhịp tim; tổn thương thận cấp; viêm thanh mạc ‎(tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim); gan to, viêm gan; ‎bệnh não (co giật, hôn mê hoặc viêm não).

Trẻ có xét nghiệm test nhanh với SARS-CoV-2 hay xét nghiệm RT-PCR COVID-19 dương tính.

Diễn biến bệnh COVID-19 ở trẻ em như thế nào, thưa ông?

- Phần lớn trẻ mắc COVID-19 không có biểu hiện nào, chỉ phát hiện khi xét nghiệm. Một số khác chỉ bị viêm đường hô hấp trên với sốt nhẹ, ho, đau ‎họng, sổ mũi, mệt mỏi; hay viêm phổi và thường sau nhiễm bệnh 7 - 10 ngày, nếu không có các biến chứng nặng trẻ sẽ hết dần các triệu chứng lâm sàng và khỏi bệnh.

Khoảng 1% trẻ có diễn tiến nặng, thường vào ngày thứ 5 - 8 của bệnh. Thường gặp ở trẻ béo phì, trẻ chậm phát triển, bại não, bệnh phổi mạn, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, tim bẩm sinh.

Các biến chứng nặng có thể gặp: Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng có thể gây tử vong với tỷ lệ dưới 0,1%.

Vậy cách chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà như thế nào?

- Hiện nay, nhiều địa phương đã cho phép cách ly các ca nhiễm COVID-19 tại nhà, còn nhiều nơi vẫn đưa trẻ mắc COVID-19 vào các cơ sở thu dung quản lý, điều trị thì bắt buộc phải có bố, mẹ hoặc người chăm sóc đi kèm (đặc biệt là trẻ nhỏ).

Ở đây tôi chỉ trao đổi việc bố mẹ chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà khi đủ điều kiện theo hướng dẫn cách ly tại nhà của Bộ Y tế.

Báo mọi thông tin về địa chỉ, liên lạc, tình trạng sức khoẻ của trẻ ngay cho cơ sở y tế quản lý ở địa bàn hoặc tổ y tế lưu động.

Cho trẻ ở phòng riêng, thông thoáng, rộng rãi, đủ ấm, trẻ nhỏ cần ở chung với mẹ hoặc bố (1 trong 2 người). Người chăm sóc trẻ cần chú ý vệ sinh thân thể bản thân và cho trẻ, thường xuyên vệ sinh răng miệng, mũi họng cho trẻ.

Người chăm sóc và trẻ luôn luôn đeo khẩu trang (đặc biệt với trẻ từ 2 tuổi trở lên).

Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ: Cho trẻ uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol. Cho bú mẹ đầy đủ (nếu trẻ còn bú mẹ), ăn đầy đủ các dinh dưỡng bổ sung (nếu trẻ đã ăn dặm).

Nếu là trẻ lớn, hướng dẫn trẻ tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày.

Theo dõi sức khoẻ của trẻ: Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt. Khai báo y tế hàng ngày (qua điện thoại hoặc phần mềm quy định). Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở ‎nhanh (trẻ dưới hai tháng tuổi thở trên 60 lần/phút; trẻ hai tháng tuổi đến dưới 12 tháng thở trên 50 lần/phút; trẻ một đến 5 tuổi thở trên 40 lần/phút hoặc hơn 30 lần/phút với trẻ từ 5 tuổi trở lên)/khó thở (mặt đỏ hoặc tím, phập phồng cánh mũi, co rút lõm lồng ngực).

Báo cáo ngay với nhân viên y tế khi có triệu chứng bất thường: Sốt trên 38 độ C; Trẻ mệt, không chịu chơi; ăn/bú kém; tiêu chảy; trẻ thở nhanh, cảm giác khó thở hoặc người lớn quan sát và nhận thấy trẻ khó thở; Đo SpO2 dưới 96%.

Trẻ thuộc nhóm chưa được tiêm vắc xin, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay thì nguy cơ lây nhiễm cho trẻ em rất cao.

Tuy nhiên, ở trẻ em dưới 12 tuổi, nếu mắc COVID-19 thì thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, rất hiếm chuyển biến nặng (trừ những trẻ mắc các bệnh nền như béo phì, tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch, các khiếm khuyết di truyền), trẻ nhanh khỏi và hồi phục, tuy nhiên cần lưu ý để chăm sóc, hỗ trợ và xử lý tình huống y tế cho các em được đảm bảo.

Đặc biệt, để phòng tránh lây nhiễm COVID-19 cho trẻ, gia đình cần luôn tuân thủ nguyên tắc 5K và theo chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia, địa phương.

Xin cảm ơn PGS. TS Trần Đình Bình!

PHÚC ĐẠT THỰC HIỆN
TIN LIÊN QUAN

Không cần quan tâm số ca mắc COVID-19, quan tâm ca nặng

PHÚC ĐẠT (THỰC HIỆN) |

Có cần quan tâm đến số ca mắc, diễn biến của bệnh COVID-19? Nên tập trung xét nghiệm và quản lý điều trị như thế nào? Để trả lời những câu hỏi trên, Lao Động đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Đình Bình - chuyên gia về chống nhiễm khuẩn và vi sinh y học - tại Đại học Y - Dược (Đại học Huế).

Số trẻ mắc COVID-19 từ người nhà tăng, Sở Y tế TPHCM nói gì?

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Những ngày qua, số trẻ em mắc COVID-19 đang có dấu hiệu tăng. Sở Y tế TPHCM đã có những lí giải về vấn đề này.

Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM: Số trẻ mắc COVID-19 từ người nhà tăng

NGUYỄN LY |

TPHCM - Từ tháng 10.2021 đến nay, số lượng bệnh nhi đến khám và phát hiện COVID-19 tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) tăng gấp 3-4 lần. Trong đó đa số trẻ lây từ người nhà.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Không cần quan tâm số ca mắc COVID-19, quan tâm ca nặng

PHÚC ĐẠT (THỰC HIỆN) |

Có cần quan tâm đến số ca mắc, diễn biến của bệnh COVID-19? Nên tập trung xét nghiệm và quản lý điều trị như thế nào? Để trả lời những câu hỏi trên, Lao Động đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Đình Bình - chuyên gia về chống nhiễm khuẩn và vi sinh y học - tại Đại học Y - Dược (Đại học Huế).

Số trẻ mắc COVID-19 từ người nhà tăng, Sở Y tế TPHCM nói gì?

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Những ngày qua, số trẻ em mắc COVID-19 đang có dấu hiệu tăng. Sở Y tế TPHCM đã có những lí giải về vấn đề này.

Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM: Số trẻ mắc COVID-19 từ người nhà tăng

NGUYỄN LY |

TPHCM - Từ tháng 10.2021 đến nay, số lượng bệnh nhi đến khám và phát hiện COVID-19 tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) tăng gấp 3-4 lần. Trong đó đa số trẻ lây từ người nhà.