Trẻ bị nôn, đau bụng: Không tự ý dùng thuốc giảm đau, thuốc cầm tiêu chảy

PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà- Trưởng khoa Tiêu hoá Bệnh viện Nhi Trung ương |

Hiện nay có nhiều cha mẹ chia sẻ về việc con phải đi khám bệnh vì nôn và đau bụng. Vậy các bậc phụ huynh cần phải làm gì để xử trí các triệu chứng đau bụng, nôn tại nhà cho con em mình?

Không sử dụng thuốc giảm đau, thuốc cầm tiêu chảy, cần bù nước

Khi trẻ đau bụng, điều đầu tiên cha mẹ nên làm là trấn an, vỗ về và cho trẻ nằm nghỉ. Cần theo dõi sát trẻ nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

Không sử dụng thuốc giảm đau vì có thể làm che lấp những dấu hiệu cần thiết để phát hiện bệnh, gây khó khăn cho việc chẩn đoán.

Cần cho trẻ uống nước đủ để tránh cho trẻ bị mất nước khi nôn hay tiêu chảy nhiều. Tốt nhất là cho trẻ uống dung dịch bù nước và điện giải (Oresol). Có nhiều chế phẩm (viên, gói bột) để pha dung dịch Oresol, cha mẹ cần pha đúng theo hướng dẫn. Cha mẹ không cho trẻ uống một lúc quá nhiều mà nên kiên nhẫn cho bé uống từ từ từng ngụm nhỏ, 50-100ml Oresol sau mỗi lần trẻ bị nôn hoặc tiêu chảy.

Nếu trẻ đã được uống Oresol theo nguyên tắc ít một nhưng vẫn bị nôn, tình trạng đi ngoài còn nhiều, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới viện để được bù nước, điện giải bằng truyền dịch

Không tự sử dụng thuốc cầm nôn và cầm tiêu chảy. Nôn và tiêu chảy là một hoạt động bảo vệ cơ thể để tống các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. Sử dụng thuốc cầm nôn, cầm tiêu chảy không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng giảm nhu động ruột, giảm hấp thu và kéo dài thời gian lưu lại trong đường tiêu hoá của vi khuẩn, độc tố gây ngộ độc thực phẩm làm trẻ đầy, chướng bụng và kéo dài thời gian bị bệnh.

Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa

Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong giai đoạn bệnh và cho ăn trở lại bình thường và ăn nhiều hơn khi trẻ hồi phục. Nếu trẻ không nôn trớ từ 12-24 giờ thì có thể cho bé ăn uống lại bình thường nhưng vẫn cho bé uống nhiều nước. Bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hóa như ngũ cốc hay sữa chua.

Nếu trẻ có biểu hiện sốt từ 38,5 độ C trở lên, cha mẹ hãy sử dụng các thuốc hạ sốt thông thường như Efferalgan, Hapacol, Tylenol để khi trẻ sốt. Không tự ý dùng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.

Nôn trớ và tiêu chảy có thể làm gia tăng lây nhiễm trong gia đình. Cha mẹ nên chú ý phòng ngừa lây nhiễm trong gia đình và người xung quanh bằng cách rửa tay với nước và xà phòng sau khi thay bỉm, quần áo cho trẻ, trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, cho trẻ bệnh nghỉ học giúp hạn chế lây lan.

Tuỳ theo từng nhóm nguyên nhân khác nhau mà tình trạng của trẻ có thể diễn biến cấp tính trong vài ngày hoặc kéo dài nhiều tuần đến nhiều tháng. Đau bụng và nôn cấp tính nhiều khi là các dấu hiệu chỉ điểm của nhiều bệnh nguy hiểm cần phải được can thiệp khẩn cấp.

Khi trẻ đau bụng và nôn nhiều hoặc kéo dài, cha mẹ cần cho trẻ đi khám tại các cơ sở Nhi khoa hoặc chuyên khoa Tiêu hoá nhi khoa để được các bác sĩ thăm khám, chỉ định xét nghiệm xác định nguyên nhân và điều trị hợp lý tránh các biến chứng do tình trạng bệnh kéo dài.

PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà- Trưởng khoa Tiêu hoá Bệnh viện Nhi Trung ương
TIN LIÊN QUAN

Các bậc cha mẹ lo "sốt vó" vì nhiều trẻ em phải đi khám vì nôn và đau bụng

PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà- Trưởng khoa Tiêu hoá Bệnh viện Nhi Trung ương |

Thời gian gần đây có thông tin được các bậc phụ huynh chia sẻ trên mạng xã hội về nhiều trẻ em bị nôn, đau bụng, đi ngoài... Nhiều người lo ngại liệu có phải nguyên nhân do hậu COVID-19 hay không? Hoặc có thể xảy ra một dịch bệnh liên quan đến đường tiêu hóa ở trẻ em?

Đau bụng khi mang thai và cách xử trí

NHƯ Ý (THEO BOLDSKY) |

Những cơn đau bụng khi mang thai có thể là hiện tượng bình thường cũng có thể tín hiệu cảnh báo những nguy cơ khôn lường đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Trong suốt 40 tuần của thai kỳ, người mẹ có thể gặp phải những cơn đau bụng khác nhau với nhiều nguyên nhân.

Nghĩ đau bụng vì hậu COVID-19, bệnh nhân phát hiện sán hình chiếc lá ở gan

Nguyễn Ly |

TPHCM – Đa phần bệnh nhân bị sán nhập viện đều có các triệu chứng đau bụng, đau âm ỉ… thậm chí có những bệnh nhân nghĩ bị hậu COVID-19 nên không đi khám sớm.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Các bậc cha mẹ lo "sốt vó" vì nhiều trẻ em phải đi khám vì nôn và đau bụng

PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà- Trưởng khoa Tiêu hoá Bệnh viện Nhi Trung ương |

Thời gian gần đây có thông tin được các bậc phụ huynh chia sẻ trên mạng xã hội về nhiều trẻ em bị nôn, đau bụng, đi ngoài... Nhiều người lo ngại liệu có phải nguyên nhân do hậu COVID-19 hay không? Hoặc có thể xảy ra một dịch bệnh liên quan đến đường tiêu hóa ở trẻ em?

Đau bụng khi mang thai và cách xử trí

NHƯ Ý (THEO BOLDSKY) |

Những cơn đau bụng khi mang thai có thể là hiện tượng bình thường cũng có thể tín hiệu cảnh báo những nguy cơ khôn lường đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Trong suốt 40 tuần của thai kỳ, người mẹ có thể gặp phải những cơn đau bụng khác nhau với nhiều nguyên nhân.

Nghĩ đau bụng vì hậu COVID-19, bệnh nhân phát hiện sán hình chiếc lá ở gan

Nguyễn Ly |

TPHCM – Đa phần bệnh nhân bị sán nhập viện đều có các triệu chứng đau bụng, đau âm ỉ… thậm chí có những bệnh nhân nghĩ bị hậu COVID-19 nên không đi khám sớm.