Phụ nữ cần thận trọng
Trà thảo dược có tính hàn nên phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt nên hạn chế sử dụng, vì giai đoạn này cơ thể đã thiếu hụt chất sắt, nếu lại uống trà thảo dược vào sẽ làm tổn hại đến chức năng dạ dày, gây chóng mặt, đau bụng.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai khi uống trà thảo dược pha đặc cũng ảnh hưởng đến nhịp tim, không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mới sinh uống nhiều trà thảo dược cũng dễ có nguy cơ hậu sản.
Không thêm sữa, đừng bao giờ thêm đường
Khi sữa được thêm vào trà thảo dược có nghĩa là lợi ích giảm cân sẽ không hiệu quả. Sữa chứa chất dinh dưỡng cản trở việc giảm cân. Ngoài ra, một số loại trà thảo dược có thể kỵ khi uống với sữa và có thể có tác dụng phụ.
Chưa hết, thêm đường vào trà thảo dược có nghĩa là thêm vào nhiều calo. Vì vậy, toàn bộ mục đích giảm cân của trà thảo dược sẽ là vô ích. Thay vào đó, hãy sử dụng một chút mật ong hoặc đường thốt nốt để tăng hương vị.
Không uống trà để qua đêm
Nhiều người có thói quen ngâm trà thảo dược trong ấm trước lúc đi ngủ để sáng hôm sau có thể uống ngay sau khi thức giấc mà không mất thời gian đun. Tuy nhiên, đây là cách làm không khoa học, còn ảnh hưởng đến sức khỏe vì nước trà để lâu, đặc biệt là qua đêm, sẽ bị biến chất, vitamin B, C dần bị phân hủy.
Đồng thời, lượng caffeine trong nước trà cũng tăng cao, nếu uống nhiều sẽ kích thích trung khu thần kinh, khiến cơ thể trở nên khó chịu.
Không uống mọi lúc
Trà thảo dược tốt cho sức khỏe nhưng không có nghĩa là được uống mọi lúc hoặc bất cứ khi nào bạn cảm thấy thích. Nó phải được tiêu thụ cùng một thời điểm cụ thể, vì mỗi loại trà có thời gian thích hợp trong ngày để tối ưu hóa lợi ích của nó.
Không thể lạm dụng
Trà thảo dược tuy được xem là tốt cho sức khỏe nhưng cũng không nên uống nhiều một lúc, càng không nên dùng liên tục trong thời gian dài.
Đối với người có tố chất yếu ớt, nếu thường xuyên dùng trà thảo dược với tính hàn và vị đắng sẽ làm tổn hại đến dương khí và tì vị, dẫn đến nhiều căn bệnh khác. Trẻ nhỏ cũng không nên cho uống trà thảo dược do phủ tạng còn non nớt.