Top 5 loại thuốc hay gây tăng đường huyết và đái tháo đường

TS.BS Nguyễn Quang Bảy - Khoa Nội Tiết - Đái tháo đường (Bệnh viện Bạch Mai) |

Đái tháo đường là bệnh lý thường gặp, có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc sử dụng các loại thuốc hạ đường huyết là cách kiểm soát bệnh rất tốt. Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc hợp lý để ngăn ngừa bệnh tiến triển.

1. Glucocorticoid

Corticosteroid, như Medrol, Dexamethasone, Prednisolon... là thuốc chống viêm có nguồn gốc hormon tuyến thượng thận, nó được sử dụng cực kỳ rộng rãi trong rất nhiều bệnh như hen phế quản, viêm khớp, dị ứng, ung thư, ghép thận... Corticoisteroid đứng đầu danh sách các thuốc làm tăng lượng đường trong máu và có thể gây bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) mới khởi phát.

Còn ở những người đã mắc bệnh ĐTĐ từ trước thì kiểm soát đường huyết sẽ tệ hơn nhiều khi bắt đầu điều trị bằng glucocorticoid và nhiều bệnh nhân sẽ cần điều trị tích cực bằng insulin.

Mức độ tăng glucose phụ thuộc vào tình trạng đường huyết trước khi bắt đầu dùng steroid, liều lượng và thời gian điều trị bằng glucocorticoid và tình trạng bệnh đi kèm, cùng nhiều yếu tố khác.

2. Thuốc chống loạn thần

Nhiều thuốc điều trị loạn thần có thể gây béo phì; từ 15 - 72% số người dùng thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai bị tăng ≥ 7% cân nặng, là yếu tố nguy cơ gây ĐTĐ. Đồng thời, thuốc chống loạn thần còn gây giảm tín hiệu insulin nội bào, dẫn đến tình trạng kháng insulin.

Ngoài ra, thuốc dường như có tác động trực tiếp lên các tế bào beta tuyến tụy. Sự đối kháng của các thụ thể dopamine D2, serotonin 5-HT2C và muscarinic M3 làm suy yếu phản ứng của tế bào beta đối với những thay đổi về đường huyết. Các thí nghiệm còn thấy thuốc chống loạn thần thúc đẩy quá trình chết theo chương trình của tế bào beta. Tăng cân và xuất hiện bệnh ĐTĐ tuýp 2 hay xảy ra khi dùng các thuốc chẹn mạnh thụ thể muscarinic M3 và histamine H1, rõ nhất là các thuốc clozapine, olanzapine, và haloperidol; và ít nhất với các thuốc như ziprasidone.

3. Thuốc lợi tiểu thiazide

Thuốc lợi tiểu thiazide thường được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp và có thể liên quan đến các biến chứng chuyển hóa gồm hạ kali máu; tăng cholesterol, tăng triglyceride và các lipid máu khác; cũng như tăng glucose.

Người ta cho rằng, hạ kali máu dẫn đến giảm tiết insulin và giảm nhạy cảm insulin (phụ thuộc vào liều dùng), góp phần gây ra bệnh ĐTĐ mới. Các nghiên cứu cho thấy, điều trị 29 bệnh nhân bằng chlorthalidone trong 1 năm sẽ khiến 1 bệnh nhân bị ĐTĐ.

4. Thuốc Statin

Liệu pháp Statin (hay dùng Atorvastatin, Rosuvastatin...) có liên quan với việc giảm độ nhạy insulin và suy giảm bài tiết insulin. Các phân tích gộp thấy tỉ lệ mắc ĐTĐ ở các bệnh nhân điều trị Statin có thể đến 9%. Cứ điều trị 255 bệnh nhân bằng statin trong 4 năm thì có 1 người có thể mắc bệnh ĐTĐ mới.

Tuy nhiên, nguy cơ này là khá thấp so với lợi ích tim mạch của Statin, cụ thể là cứ điều trị 39 bệnh nhân có bệnh tim mạch từ trước bằng Statin trong 5 năm thì sẽ ngăn ngừa được 1 lần bị nhồi máu cơ tim.

5. Thuốc chẹn Beta (beta blocker)

Thuốc chẹn beta là một nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp, suy tim, bệnh động mạch vành và rối loạn nhịp tim. Các thuốc chẹn beta không giãn mạch như metoprolol và atenolol có nhiều khả năng liên quan đến tăng A1c, đường huyết trung bình, trọng lượng cơ thể và triglycerid so với thuốc chẹn beta giãn mạch như carvedilol, nebivolol và labetalol.

Tương tự, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, atenolol và metoprolol có liên quan đến việc tăng tỉ lệ hạ đường huyết so với carvedilol. Lưu ý là ở các bệnh nhân ĐTĐ, sử dụng thuốc chẹn beta có thể làm mờ một số triệu chứng của hạ đường huyết như run, khó chịu và đánh trống ngực, nhưng ít ảnh hưởng đến các triệu chứng khác như toát mồ hôi.

Một số thuốc khác, bao gồm thuốc kháng virus, thuốc ức chế tyrosine kinase, thuốc ức chế miễn dịch, interferon alpha, thuốc điều trị ung thư tiền liệt tuyến goserelin và leuprolide - cũng có liên quan đến nguy cơ tăng đường huyết và bệnh ĐTĐ mới. Vì vậy, cần xem xét tác dụng của các thuốc này đối với đường huyết, đặc biệt ở những người có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao hoặc những bệnh nhân đã được chẩn đoán ĐTĐ trước khi kê đơn.

TS.BS Nguyễn Quang Bảy - Khoa Nội Tiết - Đái tháo đường (Bệnh viện Bạch Mai)
TIN LIÊN QUAN

3 lưu ý khi ngủ ở người có đường huyết cao

HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG) |

Giấc ngủ và lượng đường trong máu có mối liên hệ với nhau. Không ngủ được, dậy quá sớm... có thể làm giảm độ nhạy insulin, tăng cảm giác đói, từ đó làm tăng lượng đường trong máu. Dưới đây là 3 lưu ý khi ngủ đối với người có đường huyết cao.

Loại canh không thể thiếu trong mâm cơm Tết giúp giảm đường huyết

An Đào (Theo UrenFood) |

Mâm cơm ngày Tết hầu hết là những món nhiều đường, chất béo, khiến chỉ số đường huyết tăng cao. Tuy nhiên, canh măng lại là một trong số ít món ăn giúp giảm lượng đường trong máu.

5 thực phẩm giàu chất xơ ăn vào bữa sáng giúp kiểm soát đường huyết

HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG) |

Chế độ ăn nhiều chất xơ vào bữa sáng có thể làm chậm tốc độ tiêu hóa, từ đó trì hoãn phản ứng tăng đường huyết, giúp lượng đường trong máu sau bữa ăn của bạn ổn định hơn. Vào bữa sáng, chúng ta có thể ăn một số loại thực phẩm giàu chất xơ dưới đây để kiểm soát đường huyết trong ngày.

Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Lâm Đồng trên đường chạy trốn cùng balo chứa 3 tỉ đồng

Mai Hương |

Rạng sáng 8.2, lực lượng công an đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng).

Huấn luyện viên Vũ Quang Bảo qua đời ở tuổi 69

Thanh Vũ |

Huấn luyện viên Vũ Quang Bảo đột ngột qua đời rạng sáng 8.2, hưởng thọ 69 tuổi.

Sự nghiệp đình đám của nữ diễn viên bỏ showbiz làm công nhân vệ sinh

MINH PHONG |

Trước khi rời bỏ giới giải trí Hàn Quốc, nữ diễn viên Choi Kang Hee từng gia nhập đội ngũ minh tinh hạng A, sở hữu hàng loạt bộ phim nổi tiếng.

Nhiều lao động ở Vinh đổi sang nghề vận chuyển cây cảnh, kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp Tết

QUANG ĐẠI |

NGHỆ AN - Dịp cận Tết, những người làm dịch vụ chở thuê hoa, cây cảnh trên địa bàn thành phố Vinh có thể kiếm cả triệu đồng mỗi ngày.

Hàng loạt công ty chứng khoán bị xử phạt nặng trước khi nghỉ Tết

Gia Miêu |

Vào ngày giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết âm lịch, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã công bố một loạt quyết định xử phạt, trong đó có nhiều trường hợp công ty chứng khoán vi phạm hàng loạt các quy định.

3 lưu ý khi ngủ ở người có đường huyết cao

HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG) |

Giấc ngủ và lượng đường trong máu có mối liên hệ với nhau. Không ngủ được, dậy quá sớm... có thể làm giảm độ nhạy insulin, tăng cảm giác đói, từ đó làm tăng lượng đường trong máu. Dưới đây là 3 lưu ý khi ngủ đối với người có đường huyết cao.

Loại canh không thể thiếu trong mâm cơm Tết giúp giảm đường huyết

An Đào (Theo UrenFood) |

Mâm cơm ngày Tết hầu hết là những món nhiều đường, chất béo, khiến chỉ số đường huyết tăng cao. Tuy nhiên, canh măng lại là một trong số ít món ăn giúp giảm lượng đường trong máu.

5 thực phẩm giàu chất xơ ăn vào bữa sáng giúp kiểm soát đường huyết

HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG) |

Chế độ ăn nhiều chất xơ vào bữa sáng có thể làm chậm tốc độ tiêu hóa, từ đó trì hoãn phản ứng tăng đường huyết, giúp lượng đường trong máu sau bữa ăn của bạn ổn định hơn. Vào bữa sáng, chúng ta có thể ăn một số loại thực phẩm giàu chất xơ dưới đây để kiểm soát đường huyết trong ngày.