Toạ đàm trực tuyến: Chiến sĩ áo trắng nỗ lực chống dịch COVID-19

Nhóm PV |

Trong cuộc chiến với dịch bệnh, đội ngũ thầy thuốc đã phải đối mặt với không ít khó khăn, vất vả, nguy hiểm, đã có không ít những tấm gương sáng. Nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, ngày 26.2, Báo Lao Động tổ chức buổi tọa đàm truyền hình trực tuyến với chủ đề: “Chiến sĩ áo trắng nỗ lực chống dịch COVID - 19”.

10h00: Cuộc tọa đàm kết thúc:

MC: Thưa Quý vị và các bạn, trong thời gian ngắn các vị khách quý đã giúp chúng ta hiểu hơn về công việc đầy khó khăn, áp lực, nhiều hy sinh của đội ngũ các nhà khoa học, các y, bác sĩ, nhân viên y tế. Qua những chia sẻ về nghề nghiệp về những nỗ lực trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 của họ, chúng ta thêm cảm thông, tin tưởng, tự hào, trân trọng  những chiến sĩ áo trắng và nền y học Việt Nam.

Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27.2 đã đến, thay mặt những người làm chương trình, chúng tôi xin kính chúc tất cả các thầy thuốc, bác sĩ, điều dưỡng đang công tác trong ngành y luôn có một sức khỏe dồi dào, một trí lực tinh thông để tiếp tục cống hiến cho nền y học nước nhà, mang lại sức khỏe cho toàn dân…

Xin trân trọng cảm ơn các vị khách quý đã tham dự buổi tọa đàm truyền hình trực tuyến của Báo Lao Động. Cảm ơn khán giả đã quan tâm theo dõi.

9h40:

Dịch bệnh vẫn đang gia tăng, Việt Nam dù đã “thắng chiến dịch mở màn” như lời của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhưng cuộc chiến chống dịch COVID – 19 vẫn đầy cam go. Là các bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch, các bác sĩ có lời động viên thế nào với đội ngũ thầy thuốc đang ngày đêm cứu chữa cho người bệnh?

- Bác sĩ Trần Văn Bắc, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: Cá nhân tôi chúc cho các nhân viên y tế luôn vững vàng để chiến thắng dịch bệnh. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới Công đoàn Y tế đã giúp đỡ, phối hợp kịp thời với chúng tôi

- Bác sĩ Nguyễn Tuấn Minh, GĐ TT Y tế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương: Nhân ngày 27.2, xin chúc mừng các nhân viên, cán bộ y tế. Thông qua chương trình, chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn tới Báo Lao Động đã quan tâm sát sao tới ngành y tế. Trong đợt dich này, chúng ta đã chiến thắng trong phần mở màn. Trong đợt 2, chúng ta sẽ tiếp tục phát huy được để tiếp tục cuộc chiến và chiến thắng trong thời gian sớm nhất.

9h30:

MC: Tại Vũ Hán (Trung Quốc) nhân viên y tế đang ngày đêm đối mặt với nguy hiểm. Họ phải hy sinh cuộc sống gia đình, dành trọn tâm lực cho công việc. Điều này rất đáng trân trọng. Là đồng nghiệp của họ, bác sĩ có suy nghĩ gì?

- Bác sĩ Trần Văn Bắc, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: Thông qua phương tiện truyền thông đại chúng và là người trong ngành nên tôi vô cùng thấu hiểu. Trong tình huống khẩn cấp, quá tải y tế, chúng tôi ngưỡng mộ tinh thần chống dịch của những chiến sĩ, bác sĩ ở Vũ Hán. Đến cả Giám đốc bệnh viện tuy ở cương vị quản lý nhưng vẫn là người đi đầu, làm gương, xông pha.

- Bác sĩ Trần Văn Bắc, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Bác sĩ Trần Văn Bắc, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Trong bối cảnh khó khăn, thiếu thốn, tình huống khẩn cấp, họ thực sự đã có hy sinh. Có nhiều đồng nghiệp ra đi ở độ tuổi sung sức, còn nhiều hoài bão. Tôi rất trân trọng, ngưỡng mộ với đồng nghiệp của mình trên thế giới. Những nhân viên y tế ở khắp nơi trên thế giới luôn giữ lời thề chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.

9h28: 

MC: Ngày 27.2, ngày kỷ niệm của nghề thầy thuốc, nghề đặc biệt trong những nghề đặc biệt vì các nhân viên y tế là những người ở bên chúng ta suốt cuộc đời, từ khi mỗi người chúng ta được sinh ra. Nếu cho chọn lại nghề, bác sĩ có lựa chọn khác không?

- Bác sĩ Nguyễn Tuấn Minh, GĐ TT Y tế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc: Thực tế COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Bản thân anh chị em cán bộ y tế vẫn ngày đêm chống dịch. Tất cả công việc kỉ niệm ngày, anh em chúng tôi coi nhiệm vụ chống dịch là vinh quang và nhiệm vụ được giao phó.

Ngay từ ngày nhỏ, tôi đã sống ở tập thể bệnh viện đa khoa, mẹ tôi là bác sĩ. Tôi thường xuyên theo mẹ đi trực, từ đó tôi thích nghề y và theo công việc của mẹ. Ngành y học 6 năm vất vả và tiếp tục học nữa, học mãi để có những kiến thức phục vụ nhân dân. Khi học xong ra trường đến nay là 22 năm, nếu lựa chọn lại thì tôi vẫn xác định cố gắng.

Các em tôi cũng theo ngành dược. Tôi có 1 cháu lớn học Toán, sau khi tôi nói chuyện với cháu 2 tối, cháu quyết định theo Hoá và quyết định theo nghề y. Bản thân tôi, việc theo nghề y là duyên phận rồi. Nghề y là nghề cần sự cần cù, tỉ mỉ, giờ có cháu đồng hành với tôi. Đó là những chia sẻ thực sự và tôi rất phấn chấn. Xã hội có nhiều công việc mà thời gian học ngắn và thu nhập cao nhưng cháu vẫn quyết tâm theo nghề y.

9h22:

MC: Thưa bác sĩ Trần Văn Bắc, rất nhiều tình cảm đã dành cho 3 bác sĩ tham gia chuyến bay đặc biệt này. Trước khi máy bay cất cánh, ít ai biết sự có mặt của các bác sĩ. Và sau khi máy bay hạ cánh, cũng chẳng ai biết vì bác sĩ mặc đồ bảo hộ giống tất cả mọi người. Những ngày này, các bác sĩ đều đang rất vất vả. Lúc này, các bác sĩ cũng đang ở tuyến đầu phòng chống căn bệnh do COVID-19 gây ra đang là nỗi kinh hoàng của toàn thế giới. Bác sĩ có lời nhắn nhủ gì với các đồng nghiệp?

- Bác sĩ Trần Văn Bắc, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: Các nhân viên y tế, bác sĩ điều trị tiến hành thu dung hay đội ngũ điều dưỡng đều phải chia ca kíp vất vả, chưa kể đến những vấn đề của gia đình. Tôi muốn nhấn mạnh trong bối cảnh mọi người đều lo lắng đổ đến bệnh viện khám chữa bệnh, hệ thống dự phòng hoạt động rất vất vả, tuy nhiên có thể thấy hệ thống dự phòng hoạt động gắn kết, hiệu quả. Những nhân viên hỗ trợ hậu cần, bảo vệ, vệ sinh cùng nhau đồng lòng, phát huy.

Đây là kinh nghiệm, là thử thách đối với chúng ta. Dựa trên những thành công ban đầu chúng ta đã có thì chúng ta sẽ có thể kiểm soát dịch bệnh. Cộng thêm, những kiến thức mà chúng ta đã có và nỗ lực của ngành Y tế, chúng ta sẽ sớm đẩy lùi được dịch bệnh.

9h21: 

MC: Thưa bà Hằng, để nuôi cấy phận lập thành công virus Corona chủng mới COVID-19, các nhà khoa học của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phải đối mặt với nguy cơ cao, chỉ cần một sơ sẩy nhỏ, chính các nhà khoa học có thể bị nhiễm virus này. Khi được phân công đảm nhận nhiệm vụ, bà có suy nghĩ thế nào?

-  PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương: Với virus Corona chủng mới, chúng tôi phải tiến hành trong phòng an toàn thí nghiệm cấp độ 3. Với phòng thí nghiệm như vậy, các tác nhân mới nổi nguy hiểm không chỉ có virus Corona sẽ đảm bảo được virus ko phát tán ra bên ngoài. Nhưng điều kiện của phòng thí nghiệm cũng như các nghiên cứu viên làm việc trong điều kiện ngặt nghèo. Các nhân viên đều được đào tạo chuẩn chỉ Phòng kĩ thuật có những tiêu chuẩn về kĩ thuật, áp suất không khí được biệt.

Đối với các nhân viên khi thực hiện, thao tác trong phòng, chúng tôi cũng tuân thủ những yêu cầu nghiêm ngặt trong phòng an toàn thí nghiệm cấp độ 3. Với những tác nhân virus nguy hiểm không nhìn thất, chúng ta phải kiểm soát không thì chính những nghiên cứu viên làm việc sẽ có nguy cơ mắc cao nhất. Chúng tôi và nhóm nghiên cứu đều tuân thủ hết sức nghiêm ngặt và cũng cảm thấy phần nào yên tâm khi tiếp xúc với tác nhân mới này.

9h17:

MC: Thưa PGS. TS Nguyễn Lê Khánh Hằng, cách đây 17 năm, cũng chính những nhà khoa học dày dặn kinh nghiệm này đã từng phân lập thành công virus SARS -2003. SARS cũng là dịch bệnh mới xuất hiện. Thời điểm đó dịch SARS gây hoang mang, lo lắng cho cho cộng đồng. Việc phân lập COVID-19 và SARS có điều gì giống và khác nhau?

- PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương: Trong nhóm nghiên cứu virus SARS năm 2003, tôi không phải người trực tiếp tham gia phân lập virus; thời điểm đó mới là người có 4 năm bước vào y tế dự phòng, tiếp xúc với những bệnh phẩm đầu tiên. Đó là kỉ niệm không bao giờ quên của nhóm nghiên cứu.

Chính vì vậy thời điểm đó, chúng tôi không chỉ thiếu về cơ sở vật chất mà thiếu những kiến thức cập nhật. Chính vì thiếu những kiến thức về dịch bệnh, có những nhân viên y tá của Bệnh viện Việt – Pháp đã không may mắn nhiễm virus SARS, đặt ra vấn đề về an toàn sinh học. Với những vụ dịch đã trải qua như vậy, với những kinh nghiệm, kiến thức cập nhật, chúng tôi có phần nào tự tin hơn; dù tác nhân mới do chủng mới virus Corona cũng mới và nguy hiểm nhưng chúng tôi cảm thấy virus sẽ được phân lập và nuôi cấy trong điều kiện thuận lợi và chuẩn hơn.

 

9h13:

MC: Tỉnh Vĩnh Phúc đã phải xin chi viện thêm bác sĩ thuộc các bệnh viện của bộ, ngành, bệnh viện tỉnh để hỗ trợ chuyên môn tại các trạm y tế, phối hợp với lực lượng chức năng tại 12 chốt kiểm tra ở xã Sơn Lôi thực hiện giám sát, theo dõi sức khoẻ người dân, hướng dẫn chính quyền và người dân các biện pháp phòng chống dịch. Việc chi viện này có giúp các bác sĩ giảm bớt áp lực không?

- Bác sĩ Nguyễn Tuấn Minh, Giám đốc TTYT huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc: Như ban đầu tôi nói dịch này rất mới, đến khi chúng tôi triển khai có rất nhiều cái còn lúng túng mặc dù đã có công tác tập huấn nhưng khi triển khai vẫn chưa được đồng bộ bài bản. Nhưng rất may chúng tôi nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và thành lập ban chỉ đạo quốc gia. Tỉnh cũng chỉ đạo hỗ trợ nhân lực cán bộ cho 12 chốt.

Về tổ công tác Ban chỉ đạo quốc gia đã triển khai những nội dung: Điều tra dịch tễ, công tác khử khuẩn nhiễm khuẩn… Về phía cán bộ y tế hỗ trợ đã về 12 điểm chốt của xã Sơn Lôi, kiểm soát toàn bộ việc ra vào của bà con. Đặc biệt có 65 bác sĩ hỗ trợ cho 13 xã thị trấn của Bình Xuyên, mỗi xã 5 bác sĩ cũng hỗ trợ cho mỗi xã. Hiện nay đạt kết quả rất cao. Về chuyên môn, các đơn vị tuyến tỉnh cũng hỗ trợ giúp chúng tôi giảm áp lực rất nhiều. Qua đợt này, chúng tôi cũng học hỏi được công tác phòng chống dịch nếu sau có dịch chúng tôi cũng sẽ làm tốt hơn.

9h06:

MC: Có vẻ Quá trình phân lập virus diễn ra rất nhanh?

- PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương: Nhóm nghiên cứu cũng đã nói có nhanh hơn vì được cập nhật kinh nghiệm của các công trình quốc tế và được cập nhật từ các mùa dịch cúm trước đó. Chúng tôi may mắn đã thành công từ mẫu phân lập đầu tiên.

9h05: 

MC: Nhân viên y tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, áp lực trong công việc. Trong đợt dịch bệnh này, áp lực này còn tăng lên rất nhiều. Tại Vĩnh Phúc, nhân viên y tế phải hy sinh cuộc sống gia đình để dồn sức lực phòng chống dịch bệnh. Điều này đã đảo lộn cuộc sống của bác sĩ như thế nào?

- Bác sĩ Nguyễn Tuấn Minh, Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc): Thực tế sau dịp Tết Nguyên đán, ngày đầu tiên đi làm, chúng tôi ấp ủ kế hoạch mới của năm, tổ chức kỷ niệm 65 Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27.2. Sau khi phát hiện có trường hợp dương tính ở địa phương, chúng tôi họp gấp và khẩn trương xin ý kiến chỉ đạo, tổ điều tra dịch tễ, đưa đi cách ly tránh lây nhiễm chéo. Triển khai thành lập Ban chỉ đạo xây dựng quy trình nhỏ nhất. Thành lập Trung tâm điều trị viêm đường hô hấp cho COVID-19, thành lập phòng khám bệnh cho nhân dân trong xã Sơn Lôi.

Những bệnh nhân quá khả năng điều trị của chúng tôi sẽ chuyển được lên bệnh viện tuyến tỉnh. Khi triển khai như thế nảy sinh nhiều điều cán bộ không thể lường trước được. Lực lượng cán bộ mỏng phải phân chia nhiều mảng, lĩnh vực triển khai. Anh em thống nhất trực dịch 24/24, nhiều cán bộ chưa chuẩn bị tâm lý. Tất cả những việc chăm sóc con cái còn nhỏ phải nhờ lại gia đình.

9h00:

MC: Thưa toàn thể quý vị, bây giờ chúng ta sẽ cùng quay lại với bác sĩ Trần Văn Bắc, Phó Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Thưa bác sỹ,  tham gia một chuyến bay đặc biệt vào khu vực nguy hiểm. Trước khi bước chân lên máy bay, bác sĩ có hình dung được công việc mình sẽ phải làm và có khi nào anh run sợ hay không?

- Bác sĩ Trần Văn Bắc, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: Kế hoạch sang Vũ Hán đã được chuẩn bị rất chu đáo. Bộ Y tế và các bộ ban ngành đã có sự chuẩn bị rất tốt. Từ việc chuẩn bị các hộ chiếu công vụ cho tới các giấy tờ khác. Với nhiệm vụ y tế, chúng tôi có 2 nhiệm vụ chính là đảm bảo công tác y tế cho các công dân Việt Nam vì chúng ta chưa biết tình hình rõ ràng nhu thế nào. Chúng tôi phải chuẩn bị các kịch bản.

Nhiệm vụ thứ 2 là chống lây nhiễm, chúng tôi phải đảm bảo cách ly, đảm bảo phòng hộ rất chi tiết. chúng tôi đã có quá trình trao đổi trong bệnh viện để có kế hoạch chi tiết nhất và thống nhất với Vietnam Airline để có kế hoạch như vậy. Trong quá trình chúng tôi triển khai thực tế các hoạt động xảy ra phù hợp với diễn biến của chúng tôi chuẩn bị. Những khó khăn đã lường trước có phần nhẹ nhàng hơn so với những kịch bản đã chuẩn bị sẵn. Đó là một niềm vui khi chúng tôi làm nhiệm vụ.

8h54:

MC: Vĩnh Phúc đang là địa phương được nhiều người nhắc tới bởi tỉnh đã ghi nhận 11/16 ca nhiễm COVID-19 của cả nước. Vĩnh Phúc cũng đang là nơi phải thực hiện cách ly tại xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên). Là bác sĩ đang ngày đêm túc trực, điều trị cho bệnh nhân và sống trong vùng dịch, bác sĩ đã trải qua những khó khăn gì?

- Bác sĩ Nguyễn Tuấn Minh, Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc): Bình Xuyên là huyện trọng điểm công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc với 13 xã. Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên là trung tâm y tế hạng 3, trung tâm y tế đa chức năng. Chức năng nhiệm vụ của trung tâm có 200 giường bệnh, khi triển khai công tác khám chữa bệnh, chúng tôi nhận được thông tin hướng dẫn công tác phòng chống dịch.

Xã Sơn Lôi 11.000 nhân khẩu và 33.000 hộ dân. Về phía người dân, sự hợp tác của người bệnh cũng gặp nhiều khó khăn. Nhiều người chưa hiểu rõ về bệnh dịch nên trả lời không trung thực vì sợ bị cách ly. Tâm lý của không ít người bệnh đang hoang mang, công tác điều tra dịch tễ như công an, điều tra viên vì vậy vừa phải làm về chuyên môn, vừa làm công tác tâm lý. Sau đó chúng tôi phải tiến hành sàng lọc đối tượng để cách ly.

- Bác sĩ Nguyễn Tuấn Minh, Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc). Ảnh: Sơn Tùng
- Bác sĩ Nguyễn Tuấn Minh, Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc). Ảnh: Sơn Tùng

Hiện tại, chưa có thuốc và vaccine, điều kiện cơ sở vật chất triển khai trung tâm điều trị chưa đáp ứng nên chúng tôi phải hoàn thiện lại toàn bộ hệ thống, tất cả cán bộ có triệu chứng bệnh mãn tính, có thai phải đưa ra ngoài. Sau đó bổ sung những cán bộ khoẻ mạnh, có đủ sức khoẻ.

Nhiều lúc chúng tôi cũng bị kì thị nhưng tôi tin nếu chúng ta làm tốt mọi thứ, bệnh dịch sẽ sớm bị đẩy lùi. Hôm nay, trung tâm chúng tôi cho ra viện bệnh nhân dương tính cuối cùng. Trước mắt, có thể đánh giáa chúng ta đã có những thành công bước đầu.

8h52: 

MC: Vậy khoảnh khắc mà các nhà khoa học “bắt” được con virus như thế nào? Cảm xúc ra sao?

-  PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương: Các nhóm nghiên cứu trong Viện đã trải qua nhiều dịch cúm như cúm A H5N1…, chúng tôi đã có những kinh nghiệm nhất định trong việc nghiên cứu, nuôi cấy và phân lập virus. Trong vụ dịch năm nay, mẫu nghiên cứu lâm sàng đầu tiên của bệnh nhân được xác định dương tính với COVID-19 tại miền Bắc Việt Nam đã được chúng tôi nuôi cấy và phân lập. Nuôi cấy phân lập phải được tiến hành trong phòng an toàn thí nghiệm cấp độ 3.

Ngay từ khi xuất hiện bệnh nhân dương tính đầu tiên, chúng tôi đã cập nhật các thông tin của các phòng thí nghiệm trên thế giới để lựa chọn các tế bào cảm thụ thích hợp từ đó gây nhiễm tế bào và hàng ngày chúng tôi sẽ theo dõi hình thái cũng như sự nhân lên của tế bào. Đến ngày 7.2, sau 1 tuần xác định ca dương tính đầu tiên, chúng tôi đã xác định được hình thái của virus. Cảm giác thực sự bất ngờ bởi chúng tôi đã thành công trong lần nuôi cấy và phân lập đầu tiên.

8h50: 

MC: Thưa toàn thể quý vị, trong khi các y bác sĩ trực tiếp điều trị cứu sống người bệnh trước virus COVID-19, thì những nhà khoa học thầm lặng ngày đêm nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm để nhanh chóng phân lập COVID-19. Mới đây, nhóm nhà khoa học của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã nuôi cấy và phân lập thành công virus Corona. Việt Nam cũng là 1 trong 4 quốc gia trên thế giới thực hiện được điều này. Điều này có ý nghĩa như thế nào trong việc chữa trị cho cách bệnh nhân nhiễm COVID-19?

-  PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương: Với vai trò là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, chúng tôi có nhiệm vụ phải chẩn đoán nhanh, chính xác tác nhân gây bệnh. Vì thế, đây là tiêu chí đặt lên hàng đầu ngay từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát.

Việc nuôi cấy và phân lập thành công virus Corona giúp chúng tôi  tạo ra được hệ thống chẩn đoán xét nghiệm nhanh và khẳng định các ca nhiễm virus Corona chủng mới. Đồng thời, chúng tôi có thể chia sẻ kỹ thuật xét nghiệm cho các trung tâm kiểm soát dịch bệnh các tỉnh để sàng lọc những ca bệnh tiếp theo để các bệnh viện có khả năng tự xét nghiệm, giảm tải cho các viện.

PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Hiện nay đã tiến hành chẩn đoán nhanh tác nhân gây bệnh từ tuyến địa phương. Về góc độ nghiên cứu chúng tôi có khả năng xác định được động lực của virus, khả năng gây bệnh là tiền đề, phát triển vaccine chữa bệnh.

8h47: 

MC: Thưa bác sĩ Trần Văn Bắc, trong lúc dịch bệnh diễn ra phức tạp, tại Vũ Hán (Trung Quốc) đã có gần 2.000 nhân viên y tế nhiễm COVID-19 trong quá trình điều trị cho người bệnh. Điều này khiến nhiều người lo lắng dịch bệnh lây lan nhanh chóng và dễ dàng. Lý do gì khiến các bác sĩ vẫn quyết tâm sang Vũ Hán đón các công dân Việt Nam trở về? Là tự nguyện hay là do được phân công?

- Bác sĩ Trần Văn Bắc, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: Bản thân tôi đã luôn sẵn sàng. Tất cả anh em cũng thế, từ đầu đến giờ đã động viên nhau với tinh thần  sẵn sàng cao nhất. Nên khi có chủ trương từ Chính phủ xuống Bộ Y tế, mọi người đã lên đường với tinh thần sẵn sàng cao nhất và không ngại khó. Như MC đã nói, tình hình dịch diễn biến phức tạp nhưng toàn bộ anh em chúng tôi cũng vẫn giữ tinh thần đó.

8h35:

MC: Có thể nói, các y bác sĩ – những người đang ngày đêm cứu chữa bệnh nhân nhiễm COVID -19, trực tiếp thực hiện việc xét nghiệm, sàng lọc, cách ly bệnh nhân - đang phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao từ chính bệnh nhân, họ xứng đáng được vinh danh là những người anh hùng. Thưa bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, đặc thù công việc luôn phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao, có khi nào bác sĩ cảm thấy lo lắng không, khi chúng ta chưa có vaccine phòng bệnh?

- Bác sĩ Nguyễn Tuấn Minh, Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc): Khi gắn bó với ngành y tế, chúng tôi có niềm đam mê, trách nhiệm, niềm vinh dự. Trong quá trình thực hiện khám chữa bệnh trong vùng tâm dịch Vĩnh Phúc, tiềm ẩn nhiều rủi ro lây nhiễm chéo. Đặc biệt chưa có vaccine phòng bệnh hữu hiệu. Được sự động viên của ban ngành đoàn thể, chúng tôi cố gắng hăng say công việc, quên đi những lo lắng hiện hữu. Chúng tôi hy vọng sớm dập được dịch COVID-19, hy vọng một ngày sớm nhất, các nhà khoa học, y bác sĩ sẽ tìm ra vaccine, phương pháp điều trị hữu hiệu với COVID-19.

Ông Hoàng Lâm - Tổng Thư ký tòa soạn Báo Lao Động tặng hoa các khách mời tham dự Toạ đàm trực tuyến: Chiến sĩ áo trắng nỗ lực chống dịch COVID-19. Ảnh: Sơn Tùng
Ông Hoàng Lâm - Tổng Thư ký tòa soạn Báo Lao Động tặng hoa các khách mời tham dự Toạ đàm trực tuyến: Chiến sĩ áo trắng nỗ lực chống dịch COVID-19. Ảnh: Sơn Tùng

Tại Việt Nam, chưa có ca tử vong do COVID-19, trong số 16 trường hợp nhiễm đã có 15 người được chữa khỏi và xuất viện. Ngày 26.2, bệnh nhân nhiễm COVID-19 còn lại xuất viện.

Trong cuộc chiến với dịch bệnh đội ngũ thầy thuốc đã phải đối mặt với không ít khó khăn, vất vả, nguy hiểm, đã có không ít những tấm gương sáng. Nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 - 27.2-2020), Báo Lao Động tổ chức buổi tọa đàm truyền hình trực tuyến với chủ đề: “Chiến sĩ áo trắng nỗ lực chống dịch COVID - 19”.

Khách mời tham dự buổi Tọa đàm hôm nay, chúng tôi xin được trân trọng giới thiệu:

- PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng, Phó Trưởng Khoa virus, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

- Bác sĩ Trần Văn Bắc, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

- Bác sĩ Nguyễn Tuấn Minh, Giám đốc Trung tâm Y tế Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Chương trình được tường thuật  trực tiếp trên Báo Lao Động điện tử tại địa chỉ www.laodong.vn và Cổng thông tin điện tử Công đoàn Việt Nam http://congdoan.vn.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Chiến sĩ áo trắng nỗ lực chống dịch COVID-19

LH |

Dịch viêm phổi cấp do COVID-19 đã xảy ra hơn 2 tháng qua và chưa có dấu hiệu chững lại. Số ca mắc và tử vong không chỉ ở Trung Quốc mà mở rộng ra nhiều quốc gia.

Công dân nước ngoài đầu tiên nhiễm COVID-19 tử vong ở Hàn Quốc

HỒNG HẠNH |

Một bệnh nhân Mông Cổ (35 tuổi) đã qua đời vào lúc 15h50 (giờ Hà Nội) ngày 25.2, trong khi đang điều trị cách ly với COVID-19 tại một bệnh viện ở Hàn Quốc.

Cảnh sát phong tỏa khách sạn 1.000 người khi du khách Italia nhiễm COVID-19

Hải Anh |

Sau khi một du khách Italia được xác nhận nhiễm virus Corona mới (COVID-19), một khách sạn ở Tenerife, Tây Ban Nha đã bị cảnh sát phong tỏa.

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Tân huấn luyện viên tuyển Việt Nam và sứ mệnh kế thừa di sản của ông Park

AN NGUYÊN |

Sau khi chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo, VFF sẽ tiến hành công bố tân thuyền trưởng cho đội tuyển Việt Nam. Áp lực và sứ mệnh đặt lên vai người kế nhiệm ông Park rất lớn, vừa đảm bảo duy trì thành công, vừa hướng đến một hoài bão lớn đó là giấc mơ World Cup.

Chiến sĩ áo trắng nỗ lực chống dịch COVID-19

LH |

Dịch viêm phổi cấp do COVID-19 đã xảy ra hơn 2 tháng qua và chưa có dấu hiệu chững lại. Số ca mắc và tử vong không chỉ ở Trung Quốc mà mở rộng ra nhiều quốc gia.

Công dân nước ngoài đầu tiên nhiễm COVID-19 tử vong ở Hàn Quốc

HỒNG HẠNH |

Một bệnh nhân Mông Cổ (35 tuổi) đã qua đời vào lúc 15h50 (giờ Hà Nội) ngày 25.2, trong khi đang điều trị cách ly với COVID-19 tại một bệnh viện ở Hàn Quốc.

Cảnh sát phong tỏa khách sạn 1.000 người khi du khách Italia nhiễm COVID-19

Hải Anh |

Sau khi một du khách Italia được xác nhận nhiễm virus Corona mới (COVID-19), một khách sạn ở Tenerife, Tây Ban Nha đã bị cảnh sát phong tỏa.