Tiêm vaccine COVID-19 bao lâu thì phát huy tác dụng phòng bệnh?

AN An (T/H) |

Tiêm vaccine COVID-19 Pfizer cần ít nhất 7 ngày sau tiêm liều thứ hai để tạo ra kháng thể miễn dịch. Đối với vaccine Moderna, khả năng miễn dịch đạt được từ ít nhất là 14 ngày sau liều thứ hai.

Trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech đạt hiệu quả bảo vệ 95%. Đối với vaccine Moderna, tỉ lệ hiệu quả là 94,1%. Johnson & Johnson phát hiện ra rằng vaccine đơn liều của họ có hiệu quả 66% trong việc ngăn ngừa bệnh từ trung bình đến nặng và 85% hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng. Tuy nhiên, khả năng tạo ra miễn dịch với COVID-19 sẽ mất nhiều thời gian, ngay cả sau khi tiêm chủng.

Theo William Lang, Giám đốc y tế của công ty World Clinic, cơ thể không có khả năng tạo ra miễn dịch ngay sau khi tiêm vaccine. Ông Lang chia sẻ trên tạp chí Verywell: “Cơ thể cần thời gian để tạo ra đủ kháng thể cho bất kỳ loại vaccine nào".

Liều lượng vaccine ảnh hưởng đến miễn dịch như thế nào?

Hiệu quả trong thử nghiệm giai đoạn 3 của Johnson & Johnson cho thấy vaccine có khả năng tạo ra kháng thể ít nhất 28 ngày sau khi tiêm chủng bằng mũi tiêm một liều.

Đôi khi, một lần tiêm là không đủ để tạo ra miễn dịch. Cả vaccine Pfizer và Moderna đều bao gồm hai mũi tiêm. Liều thứ hai của Pfizer được tiêm 21 ngày sau liều đầu tiên. Trong khi liều thứ hai của Moderna được tiêm 28 ngày sau mũi đầu tiên.

Đối với vaccine Pfizer, hiệu quả kháng thể được tạo ta mất ít nhất bảy ngày sau tiêm liều thứ hai. Đối với vaccine Moderna, khả năng miễn dịch chỉ đạt được từ ít nhất 14 ngày sau liều thứ hai.

"Để tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, bạn thường phải dùng hai liều" - Lang nói.

Tuân thủ biện pháp phòng dịch sau tiêm vaccine

Theo William Moss, Giám đốc điều hành của Trung tâm Tiếp cận Vaccine Quốc tế tại Đại học John Hopkins ở Baltimore, bang Maryland, Mỹ, điều quan trọng là mọi người phải tiếp tục đeo khẩu trang ngay cả khi đã tiêm phòng.

Ngay cả sau khi tiêm chủng, một phần lớn dân số có thể không được bảo vệ vì vaccine không có hiệu quả 100% đối với COVID-19.

“Nếu hiệu quả đạt được là 95%, 5% số người được chủng ngừa sẽ không được bảo vệ sau khi tiêm chủng. Điều đó nghe có vẻ là một tỉ lệ nhỏ, nhưng khi bạn tiêm chủng cho hàng triệu người, đó là một số lượng lớn” - ông Moss nói.

Johnson & Johnson đã công bố dữ liệu cho FDA cho thấy vaccine này có thể ngăn ngừa triệu chứng nặng. Vaccine Pfizer/BioNTech có thể mang lại lợi ích tương tự.

Sau tiêm liều đầu tiên đã có kháng thể chưa?

Pfizer báo cáo rằng vaccine mang lại hiệu quả 50% với khoảng ba tuần giữa liều vaccine đầu tiên và liều thứ hai. Moss giải thích rằng vẫn có khả năng bị nhiễm COVID-19 trong khoảng thời gian 3 tuần giữa hai liều tiêm đó. Tuy nhiên, nó sẽ phụ thuộc vào việc mọi người có tiếp tục tuân theo các nguyên tắc phòng dịch COVID-19 hay không.

Moss cho biết: “Khả năng mắc COVID-19 giữa hai liều là một biểu hiện cho biết mức độ lây truyền dịch mạnh mẽ như thế nào trong một khu vực cụ thể. Và thực tế, khả năng mắc COVID-19 giữa hai liều tiêm không phải hiếm trong đại dịch. Các thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu cần được tiến hành trong một thời gian khá dài để đánh giá khả năng miễn dịch lâu dài của vaccine”.

AN An (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia lý giải nguyên nhân tiêm vaccine COVID-19 chậm trễ ở Việt Nam

THẢO ANH - ĐỨC THIỆN |

Với tiến độ tiêm vaccine COVID-19 tại Việt Nam hiện nay, các chuyên gia đánh giá và đề xuất như thế nào để đạt được mục tiêu tiêm chủng tạo miễn dịch cộng đồng. Báo Lao Động đã kết nối với Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn - Giáo sư Khoa Y, Đại học New South Wales (Australia), Giám đốc Chương trình Nghiên cứu di truyền dịch tễ học và loãng xương thuộc Viện nghiên cứu Y khoa Garvan.

Nếu ho sốt nhưng đã tiêm vaccine COVID-19, có cần làm xét nghiệm hay không?

AN AN |

Việc tiêm vaccine COVID-19 không có hiệu quả bảo vệ 100% nên nếu có những triệu chứng nghi ngờ, bạn hãy đi xét nghiệm đã khẳng định tình trạng cơ thể.

Tiêm vaccine COVID-19 ở Việt Nam chậm trễ - Chiến thuật có cần thay đổi?

NHÓM PV |

Theo bác sĩ Trần Văn Phúc (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn – Hà Nội), chiến lược tiêm chủng vaccine COVID-19 của Việt Nam không thể chạy theo số lượng để đạt tới miễn dịch cộng đồng, mà cần sử dụng tư duy thuật toán ưu tiên bảo vệ những người có nguy cơ lây nhiễm và khả năng tử vong cao nhất.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Chuyên gia lý giải nguyên nhân tiêm vaccine COVID-19 chậm trễ ở Việt Nam

THẢO ANH - ĐỨC THIỆN |

Với tiến độ tiêm vaccine COVID-19 tại Việt Nam hiện nay, các chuyên gia đánh giá và đề xuất như thế nào để đạt được mục tiêu tiêm chủng tạo miễn dịch cộng đồng. Báo Lao Động đã kết nối với Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn - Giáo sư Khoa Y, Đại học New South Wales (Australia), Giám đốc Chương trình Nghiên cứu di truyền dịch tễ học và loãng xương thuộc Viện nghiên cứu Y khoa Garvan.

Nếu ho sốt nhưng đã tiêm vaccine COVID-19, có cần làm xét nghiệm hay không?

AN AN |

Việc tiêm vaccine COVID-19 không có hiệu quả bảo vệ 100% nên nếu có những triệu chứng nghi ngờ, bạn hãy đi xét nghiệm đã khẳng định tình trạng cơ thể.

Tiêm vaccine COVID-19 ở Việt Nam chậm trễ - Chiến thuật có cần thay đổi?

NHÓM PV |

Theo bác sĩ Trần Văn Phúc (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn – Hà Nội), chiến lược tiêm chủng vaccine COVID-19 của Việt Nam không thể chạy theo số lượng để đạt tới miễn dịch cộng đồng, mà cần sử dụng tư duy thuật toán ưu tiên bảo vệ những người có nguy cơ lây nhiễm và khả năng tử vong cao nhất.