Tiêm mũi 2 vaccine COVID-19 muộn có ảnh hưởng hiệu lực bảo vệ?

Phương Thảo |

Nhiều người đang băn khoăn, nếu mũi 2 vaccine COVID-19 tiêm chậm hơn khoảng thời gian được khuyến cáo sẽ ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ của vaccine.

Hiện nay, tại Việt Nam, hiện có 04 loại vaccine COVID-19 đang được tiêm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân theo đối tượng ưu tiên gồm: AstraZeneca,Pfizer, Moderna và Sinopharm. Nhà sản xuất các loại vaccine này đều khuyến cáo cần tiêm đủ 2 mũi.

Các khuyến cáo của nhà sản xuất đưa ra khoảng cách giữa 2 mũi tiêm của các loại vaccine là khác nhau. Cụ thể:

Vaccine AstraZeneca: từ 8 - 12 tuần;

Vaccine Sputnik V: 3 tuần;

Vaccine Pfizer: 3 tuần;

Vaccine của Sinopharm: 3 - 4 tuần;

Vaccine Moderna: 28 ngày.

Tuy nhiên, trong tình trạng khan hiếm vaccine trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam, đang có thực tế có người đã tiêm mũi 1 nhưng quá thời hạn vẫn chưa được tiêm mũi 2.

TS Đặng Thị Thanh Huyền - Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) cho biết: "Những khuyến cáo về mốc thời gian (khoảng cách giữa hai mũi tiêm) mà nhà sản xuất đưa ra là mốc lý tưởng nhất, trong bối cảnh dồi dào và sẵn nguồn vaccine. Còn trong tình trạng thiếu vaccine như hiện nay ở Việt Nam, việc tiêm chậm hơn so với khuyến cáo không ảnh hưởng đến hiệu lực của vaccine. Người dân không phải tiêm lại từ đầu các mũi vaccine".

Theo TS Huyền: Đến nay, chưa có thời gian tối đa của việc chậm tiêm mũi 2 là bao nhiêu. Khi được tiêm mũi 1, người được tiêm đã được bảo vệ ở một mức độ an toàn nhất định.

Vaccine COVID-19 không được phân phối đồng đều trên toàn cầu. Nhìn chung, các quốc gia giàu có nhất thế giới đã đảm bảo được nhiều nguồn cung sẵn có hơn các quốc gia nghèo hơn.

Trong khi đó, các biến thể SARS-CoV-2 mới có khả năng lây lan cao hơn đang xuất hiện, các chuyên gia y tế trên toàn cầu đang thảo luận về lựa chọn tiêm chủng cho nhiều người hơn với liều đầu tiên bằng cách lùi ngày tiêm liều thứ hai của những loại vaccine này.

Đối với các quốc gia không cung cấp đủ vaccine ngay lập tức thì có thể tập trung vào việc tiêm liều đầu tiên cho càng nhiều người càng tốt, thậm chí nếu điều đó có nghĩa là kéo dài thời gian liều thứ hai nhiều hơn khuyến cáo 12 tuần.

Tại Anh, các quan chức y tế đã trì hoãn liều vaccine thứ hai lên đến 12 tuần để có thể tiêm liều đầu tiên cho nhiều người hơn.

Đầu tháng 4.2021, Ủy ban Cố vấn Quốc gia về Tiêm chủng của Canada đã đưa ra ý kiến rằng liều thứ hai có thể bị trì hoãn đến 16 tuần.

Một nghiên cứu gần đây, được công bố trên PLOS Biology, cho thấy kéo dài thời gian giữa liều đầu tiên và liều thứ hai có thể là một chiến lược vững chắc đối với việc phân phối vaccine còn hạn chế, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc trì hoãn liều thứ hai của một trong hai loại vaccine (trong 9-15 tuần sau liều đầu tiên có thể giảm thiểu các trường hợp nhiễm trùng mới, nhập viện và tử vong ở những khu vực có khả năng cung cấp và phân phối vaccine hạn chế.

Phương Thảo
TIN LIÊN QUAN

Sáng 17.8, hơn 15 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã tiêm, vaccine tiếp tục về

Lệ Hà |

Sáng 17.8, Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 thông tin, đã có 15.343.633 liều vaccine đã được tiêm, trong ngày 16.8 thực hiện tiêm 607.329 mũi. Thêm 1,1 triệu liều vaccine COVID-19 AstraZeneca về Việt Nam.

Sáng 17.8, Hà Nội ghi nhận 17 ca mắc mới COVID-19

Lệ Hà |

Sáng 17.8, Sở Y tế Hà Nội cho biết, kể từ 18h00 ngày 16.8 đến sáng nay, Hà Nội ghi nhận 17 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 03 trường hợp tại cộng đồng và 14 tại khu cách ly.

Sự thật về vaccine phòng COVID-19

Lệ Hà |

Đến thời điểm này, tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn được khẳng định bảo vệ không bị nhiễm virus và làm lây lan cho những người xung quanh. Vaccine giúp giảm mức độ nặng của bệnh chứ không phải 100% không mắc bệnh. Vì vậy, dù đã tiêm vaccine, người dân vẫn nên thực hiện nghiêm quy định 5K và giãn cách để tránh tình trạng lây nhiễm.

Hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 với các biến thể Delta

Minh An |

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo biến chủng Delta của virus SARS-CoV-2 đang lây lan với tốc độ chóng mặt ở nhiều khu vực và được dự báo sẽ trở thành biến chủng "thống trị" toàn cầu.

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Sáng 17.8, hơn 15 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã tiêm, vaccine tiếp tục về

Lệ Hà |

Sáng 17.8, Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 thông tin, đã có 15.343.633 liều vaccine đã được tiêm, trong ngày 16.8 thực hiện tiêm 607.329 mũi. Thêm 1,1 triệu liều vaccine COVID-19 AstraZeneca về Việt Nam.

Sáng 17.8, Hà Nội ghi nhận 17 ca mắc mới COVID-19

Lệ Hà |

Sáng 17.8, Sở Y tế Hà Nội cho biết, kể từ 18h00 ngày 16.8 đến sáng nay, Hà Nội ghi nhận 17 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 03 trường hợp tại cộng đồng và 14 tại khu cách ly.

Sự thật về vaccine phòng COVID-19

Lệ Hà |

Đến thời điểm này, tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn được khẳng định bảo vệ không bị nhiễm virus và làm lây lan cho những người xung quanh. Vaccine giúp giảm mức độ nặng của bệnh chứ không phải 100% không mắc bệnh. Vì vậy, dù đã tiêm vaccine, người dân vẫn nên thực hiện nghiêm quy định 5K và giãn cách để tránh tình trạng lây nhiễm.

Hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 với các biến thể Delta

Minh An |

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo biến chủng Delta của virus SARS-CoV-2 đang lây lan với tốc độ chóng mặt ở nhiều khu vực và được dự báo sẽ trở thành biến chủng "thống trị" toàn cầu.