Thói quen súc miệng bằng nước muối có tác dụng tuyệt vời như thế nào?

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội |

Theo PGS.TS Phạm Thị Bích Đào - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đau họng và loét miệng là tình trạng phổ biến mà hầu như ai cũng từng gặp phải. Duy trì thói quen súc miệng nước muối có thể là một cách rẻ tiền, an toàn và hiệu quả giúp giảm đau, giảm các triệu chứng.

Công dụng của nước muối súc họng


Với đau họng

Súc miệng nước muối có thể có hiệu quả điều trị đau họng nhẹ, giảm khô, rát họng, cân bằng trạng thái pH của niêm mạc và lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc họng, đặc biệt ở những người trải qua hóa trị hoặc xạ trị.

Với tình trạng loét miệng

Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm đau và thúc đẩy quá trình lành vết loét.

Với dị ứng

Một số dị ứng, chẳng hạn như sốt cỏ khô, có thể khiến niêm mạc mũi và cổ họng nề, gây khó chịu. Mặc dù súc miệng bằng nước muối sẽ không ngăn ngừa dị ứng, nhưng có thể giúp giảm bớt một số khó chịu ở cổ họng.

Với nhiễm trùng đường hô hấp

Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường, cúm, bạch cầu đơn nhân và viêm xoang. Ví dụ, một nghiên cứu từ năm 2013 có sự tham gia của 339 người tham gia cho thấy những người súc miệng bằng nước muối ít có khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Với sức khỏe răng miệng

Thường xuyên súc miệng bằng nước muối có thể giúp loại bỏ vi khuẩn từ lợi, giúp làm sạch và ngăn ngừa sự tích tụ của mảng bám và cao răng. Sự tích tụ vi khuẩn trong miệng có thể dẫn đến bệnh viêm quanh cuống và sâu răng.

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) khuyên mọi người nên súc miệng bằng dung dịch nước muối ấm sau khi thực hiện thủ thuật nha khoa, có thể giúp giữ cho vùng tổn thương sau thủ thuật sạch sẽ và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Nước muối có diệt vi khuẩn không?

Nước muối có thể diệt một số vi khuẩn nhưng không phải tất cả vi khuẩn ở miệng và họng. Dung dịch muối có thể giúp đưa vi khuẩn lên bề mặt lợi, răng và họng. Một khi vi khuẩn được đưa lên bề mặt, sẽ có thể rửa sạch khi nhổ nước muối ra ngoài.

ADA đưa ra công thức sau: một nửa muỗng cà phê (muỗng cà phê) muối vào 30 ml nước ấm, sau đó lắc cho đến khi tan hết. Có thể thêm baking soda vào dung dịch nước mặn. Ví dụ như 1 lít nước + 1 muỗng cà phê muối + 1 muỗng cà phê baking soda.

Cách súc miệng hiệu quả

Súc miệng như thế nào để đảm bảo nước súc miệng có hiệu quả là điều nhiều người chưa biết. Theo đó, nên lấy càng nhiều dung dịch vào miệng càng tốt. Súc miệng bằng nước muối quanh sau cổ họng. Sau đó, rửa xung quanh miệng, răng và lợi. Cuối cùng, nhổ nước muối ra.

Để có hiệu quả tối đa, nên súc miệng bằng nước muối một hoặc hai lần một ngày. Những người làm các phẫu thuật nha khoa có thể sử dụng dung dịch nước muối để súc miệng. Tuy nhiên, trong vài ngày đầu tiên, nên súc miệng rất nhẹ nhàng để ngăn ngừa vảy bong ra và làm theo hướng dẫn từ chuyên gia nha khoa của họ.

Rủi ro và cân nhắc

Súc miệng bằng nước muối được coi là an toàn cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, một số người nên cân nhắc sử dụng:

- Những người bị tăng huyết áp hoặc có các bệnh lý khác (thận...) cần hạn chế lượng natri nên tư vấn bác sĩ hoặc nha sĩ trước khi súc miệng bằng nước muối.

- Những người không thích hương vị của dung dịch nước mặn có thể thử thêm mật ong hoặc tỏi để giúp cải thiện hương vị.

Như vậy, súc miệng bằng nước muối có thể giúp giữ cho họng sạch, làm giảm đau và khó chịu do viêm họng, loét miệng và sau khi làm thủ thuật nha khoa.

Có thể súc miệng với nước muối nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, những người bị tăng huyết áp hoặc những người cần hạn chế lượng natri nên tư vấn bác sĩ trước khi súc miệng bằng nước muối.

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
TIN LIÊN QUAN

Những điều chú ý nhất khi chọn thức ăn, đồ uống với người bị bệnh gút

TS. BS Vũ Thị Thanh Hoa, Khoa Nội Cơ Xương Khớp (A17) – Bệnh viện Trung ương quân đội 108 |

Theo TS. BS Vũ Thị Thanh Hoa, Khoa Nội Cơ Xương Khớp (A17) - Bệnh viện Trung ương quân đội 108, dự phòng bệnh gút (gout) là hoạt động đặc biệt quan trọng. Trong đó, chế độ dinh dưỡng được xác định là một trong những yếu tố then chốt của chiến lược điều trị bệnh bên cạnh việc dùng thuốc.

7 bộ phận cơ thể mà rất nhiều người vệ sinh sai cách khi tắm

NHẬT QUANG (THEO INDIAN EXPRESS) |

Cơ thể có rất nhiều góc khuất mà đôi khi chúng ta bỏ qua khi đi tắm. Những bộ phận cơ thể mà ít người chú ý này lại thực sự quan trọng và cần được vệ sinh, chăm sóc kỹ lưỡng.

Những thói quen xấu gây hại cho răng miệng mà nhiều người mắc phải

Bác sĩ Lưu Hà Thanh - Khoa Răng, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 |

Theo Bác sĩ Lưu Hà Thanh - Khoa Răng, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, đánh răng 2 lần mỗi ngày là thói quen chăm sóc răng miệng của hầu hết mọi người. Thế nhưng câu hỏi được đặt ra là, thói quen như vậy liệu đã đủ để bạn có được một hàm răng chắc khỏe chưa? Bạn có cần thêm chế độ chăm sóc răng miệng nào khác hay không và bạn có mắc những sai lầm nào trong việc đánh răng mỗi ngày hay không?

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Nhận định tuyển Việt Nam và Iraq tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026

AN NGUYÊN |

Tuyển Việt Nam đang ở thế dựa chân tường trong trận đấu gặp tuyển Iraq tại vòng loại World Cup 2026.

Những điều chú ý nhất khi chọn thức ăn, đồ uống với người bị bệnh gút

TS. BS Vũ Thị Thanh Hoa, Khoa Nội Cơ Xương Khớp (A17) – Bệnh viện Trung ương quân đội 108 |

Theo TS. BS Vũ Thị Thanh Hoa, Khoa Nội Cơ Xương Khớp (A17) - Bệnh viện Trung ương quân đội 108, dự phòng bệnh gút (gout) là hoạt động đặc biệt quan trọng. Trong đó, chế độ dinh dưỡng được xác định là một trong những yếu tố then chốt của chiến lược điều trị bệnh bên cạnh việc dùng thuốc.

7 bộ phận cơ thể mà rất nhiều người vệ sinh sai cách khi tắm

NHẬT QUANG (THEO INDIAN EXPRESS) |

Cơ thể có rất nhiều góc khuất mà đôi khi chúng ta bỏ qua khi đi tắm. Những bộ phận cơ thể mà ít người chú ý này lại thực sự quan trọng và cần được vệ sinh, chăm sóc kỹ lưỡng.

Những thói quen xấu gây hại cho răng miệng mà nhiều người mắc phải

Bác sĩ Lưu Hà Thanh - Khoa Răng, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 |

Theo Bác sĩ Lưu Hà Thanh - Khoa Răng, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, đánh răng 2 lần mỗi ngày là thói quen chăm sóc răng miệng của hầu hết mọi người. Thế nhưng câu hỏi được đặt ra là, thói quen như vậy liệu đã đủ để bạn có được một hàm răng chắc khỏe chưa? Bạn có cần thêm chế độ chăm sóc răng miệng nào khác hay không và bạn có mắc những sai lầm nào trong việc đánh răng mỗi ngày hay không?