Tại sao tử tù xin được hiến xác lại bị từ chối?

L.Hà |

Năm 2017, tử tù Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở Bình Phước đã không thể hiến xác. Nay, đến lượt tử tù Nguyễn Hữu Tình - sát thủ máu lạnh 19 tuổi đã giết 5 người trong gia đình chủ ở quận Bình Tân (TPHCM) - xin được “hiến xác cho y học”.

Đây không phải là những tử tù đầu tiên muốn hiến tạng sau khi thi hành án. Nhiều tử tù, người phạm tội đã bày tỏ mong muốn hiến tạng cho y học để phần nào chuộc lại lỗi lầm, tuy nhiên đến nay chưa có trường hợp nào được chấp nhận.

Muốn hiến tạng, hiến xác thì phải là một cơ thể “sạch”

Lý giải vấn đề, TS Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) - cho rằng: Thứ nhất, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác. Tuy nhiên, cả luật này lẫn Luật Thi hành án hình sự đều không quy định về hiến tạng, hiến xác đối với tử tù.

Thứ hai, theo Luật Thi hành án hình sự, khi thi hành án tử đối với tử tù thì phải tiêm thuốc độc. Khi đã tiêm thuốc độc vào người thì liệu cơ thể có đảm bảo để hiến tạng, hiến xác hay không là cả một vấn đề mà y học phải nghiên cứu. Muốn hiến tạng, hiến xác thì phải là một cơ thể “sạch”, phải đảm bảo được các điều kiện khoa học nhất định.

Về quy định của luật pháp, người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.

Bên cạnh đó, việc hiến tặng mô, tạng còn phải bảo đảm nguyên tắc: tự nguyện, vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học; không nhằm mục đích thương mại...

Vấn đề "tử tù muốn hiến xác" đã được mang ra bàn luận. Trước khi thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc thì không thể lấy bộ phận cơ thể người vì muốn lấy, người đó phải chết não. Khi thuốc độc tiêm vào cơ thể, vào các mạch máu thì cơ thể nhiễm độc, các bộ phận không thể sử dụng được.

Luật không cấm nhưng chưa có hành lang pháp lý cụ thể

Luật sư Nguyễn Anh Thơm, đoàn luật sư TP Hà Nội, chia sẻ: Hiện luật pháp không cấm tử tù hiến xác, nhưng lại không có một quy định pháp lý nào về quy trình hiến xác và các thủ tục để tử tù hiến xác.

Nhiều tử tù có nguyện vọng này nhưng không được đáp ứng vì chưa có hành lang pháp lý cụ thể. Việc đồng ý để tử tù được hiến xác cho y học cũng khiến nhiều người lo ngại. Việc lấy mô, tạng sẽ diễn ra trước hay sau khi thi hành án phạt tử hình? Nếu diễn ra sau khi thi hành án phạt tử hình thì cần phải có một phương pháp tử hình khác ngoài tiêm thuốc độc (thậm chí không thể xử bắn vì xử bắn gây ra chấn động đến các mô tạng).

Việc đồng ý cho tử tù hiến xác còn có thể gây ra nhiều hệ lụy xã hội khác nếu không có cơ chế quản lý chặt chẽ. Thực tế ở các quốc gia khác cho thấy có nhiều kẻ nhân danh hiến xác cho y học để có những hành vi trục lợi cá nhân trái pháp luật, buôn bán nội tạng...

Tuy việc tử tù muốn hiến xác là quyền con người, là nguyện vọng chính đáng, nhân văn; nhưng việc đồng ý để tử tù hiến xác cần có những cơ chế chặt chẽ, những quy định của văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn để tránh những hệ lụy không mong muốn.

Tiền lệ tử tù đầu tiên làm đơn xin hiến xác để cứu người là Nguyễn Phước Đỉnh ở huyện Gò Công, Tiền Giang. Ngày 25.10.2007, tử tù này đã làm đơn xin được hiến xác để cứu người. Tử tù thứ hai làm đơn xin hiến xác là Nguyễn Văn Hải (30 tuổi, trú tại Quảng Ninh).

L.Hà
TIN LIÊN QUAN

Kẻ sát hại 5 người ở Bình Tân xin hiến tạng: Khó thành hiện thực

Cường Ngô |

Các chuyên gia pháp lý cho rằng việc tử hình bằng phương pháp tiêm thuốc độc sẽ khiến cho ước nguyện hiến xác, hiến tạng cho y học của các tử tù khó lòng thực hiện được.

Bị đề nghị tử hình, kẻ sát hại 5 người xin hiến tạng

Phùng Bắc |

11h15 hôm nay (9.7), Viện kiểm sát (VKS) đã đề nghị tử hình người làm công sát hại 5 người trong gia đình chủ và cướp tài sản. Nói lời sau cùng, hung thủ xin lỗi gia đình nạn nhân và xin hiến tạng sau khi thi hành án tử.

Muốn tự nguyện hiến tạng, 17 triệu đồng xùy ra

Anh Đào |

Muốn hiến tạng mà không tốn tiền, bạn phải là người đã chết. Sự thật này có thể gây sốc, nhưng thực tế là vậy. Ví như số tiền để tầm soát, để làm các xét nghiệm hiến thận khoảng 20 triệu đồng và người hiến phải tự chi trả.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Kẻ sát hại 5 người ở Bình Tân xin hiến tạng: Khó thành hiện thực

Cường Ngô |

Các chuyên gia pháp lý cho rằng việc tử hình bằng phương pháp tiêm thuốc độc sẽ khiến cho ước nguyện hiến xác, hiến tạng cho y học của các tử tù khó lòng thực hiện được.

Bị đề nghị tử hình, kẻ sát hại 5 người xin hiến tạng

Phùng Bắc |

11h15 hôm nay (9.7), Viện kiểm sát (VKS) đã đề nghị tử hình người làm công sát hại 5 người trong gia đình chủ và cướp tài sản. Nói lời sau cùng, hung thủ xin lỗi gia đình nạn nhân và xin hiến tạng sau khi thi hành án tử.

Muốn tự nguyện hiến tạng, 17 triệu đồng xùy ra

Anh Đào |

Muốn hiến tạng mà không tốn tiền, bạn phải là người đã chết. Sự thật này có thể gây sốc, nhưng thực tế là vậy. Ví như số tiền để tầm soát, để làm các xét nghiệm hiến thận khoảng 20 triệu đồng và người hiến phải tự chi trả.