Tiến sĩ Mittal cho biết: “Phản ứng miễn dịch đóng vai trò quan trọng vì các tình trạng như bệnh celiac và bệnh ruột kích thích (IBD) kích hoạt hệ thống miễn dịch tấn công các mô của cơ thể, bao gồm cả niêm mạc trong miệng, dẫn đến lở loét. Ngoài ra, việc thiếu hụt dinh dưỡng là một yếu tố khác, vì rối loạn tiêu hóa thường dẫn đến kém hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu, làm suy yếu niêm mạc miệng và khiến miệng dễ bị loét hơn”.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Otolaryngology-Head and Neck Surgery cho thấy, nhiễm trùng do vi khuẩn như helicobacter pylori hoặc H. pylori có thể phá vỡ sự cân bằng trong hệ vi sinh vật đường ruột và miệng, dẫn đến tình trạng viêm và lở loét.
Các tình trạng đường tiêu hóa có thể dẫn đến loét miệng
Theo Tiến sĩ Mittal, một số tình trạng đường tiêu hóa có thể dẫn đến tình trạng loét miệng.
- Bệnh Celiac là một chứng rối loạn tự miễn dịch do gluten gây ra.
- Bệnh Crohn là một loại bệnh IBD gây viêm ở bất kỳ vị trí nào dọc theo đường tiêu hóa, bao gồm cả miệng.
- Viêm loét đại tràng, một dạng khác của IBD chủ yếu ảnh hưởng đến đại tràng và trực tràng
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), đặc trưng bởi tình trạng trào ngược axit mạn tính.
- Nhiễm trùng H. pylori, một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn liên quan đến loét dạ dày tá tràng.
- Sự thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin như B12, folate và sắt.
Mẹo quản lý
Tiến sĩ Mittal cho biết, việc kiểm soát những tình trạng loét miệng liên quan đến điều trị các vấn đề cơ bản về đường tiêu hóa với các loại thuốc thích hợp, chẳng hạn như thuốc ức chế miễn dịch cho IBD hoặc thuốc kháng sinh cho H. pylori.
Việc giải quyết tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống hoặc các chất bổ sung cũng rất quan trọng. Chế độ ăn không chứa gluten rất cần thiết để kiểm soát bệnh celiac và việc bổ sung vitamin, khoáng chất như B12, sắt có thể giải quyết tình trạng thiếu hụt. Ngoài ra, duy trì uống đủ nước và vệ sinh răng miệng thường xuyên có thể giúp giảm tình trạng loét miệng.