Tài nguyên dược liệu Tây Bắc vẫn chưa được khai thác triệt để

PV |

Vùng Tây Bắc tập trung rất nhiều loài cây dược liệu tự nhiên, trong đó có nhiều loại dược liệu quý hiếm. Tuy nhiên, những hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đang là rào cản lớn trong phát triển cây dược liệu.

Ngày 15.12, tại Lào Cai, Ban Chỉ đạo Tây Bắc phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Y tế và tỉnh Lào Cai đã tổ chức "Hội nghị phát triển dược liệu vùng Tây Bắc".

Phát biểu khai mạc tại, đồng chí Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc nhấn mạnh: Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến phát triển dược liệu và y dược cổ truyền. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng đã cụ thể hóa các chủ trương đường lối của Đảng về phát triển cây dược liệu với chiến lược quy hoạch chính sách cụ thể. 

 
 Nguồn dược liệu của Việt Nam ngày càng phong phú

Đồng chí Nguyễn Văn Bình cũng đánh giá cao Tây Bắc là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển dược liệu với hơn 500 loài cây dược liệu và vốn tri thức bản địa quý giá, trong đó có nhiều loại cây dược liệu quý, hiếm có giá trị y dược rất cao - đây thực sự là một kho tàng vô giá để tạo ra các sản phẩm thuốc góp phần quan trọng cho việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp dược liệu phát triển còn chậm, lợi thế của y dược cổ truyền, y học dân tộc chưa phát huy tốt. Đến nay, ngành dược liệu chưa trở thành ngành kinh tế tương xứng với tiềm năng, giá trị kinh tế tạo ra còn thấp, số lượng các doanh nghiệp dược còn ít, đa số quy mô còn nhỏ, năng suất thấp, chưa có vị thế trong sản xuất, xuất khẩu, năng lực cạnh tranh và khả năng tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu còn nhiều hạn chế.

Những hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đang là rào cản lớn trong phát triển cây dược liệu. Vùng trồng hàng hóa dược liệu công nghệ cao còn ít; các chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ còn lỏng lẻo; khoa học, công nghệ, chưa được đầu tư bài bản; mặt bằng kỹ thuật nuôi trồng dược liệu còn thấp... 

Để tiếp tục phát huy các thế mạnh, khắc phục khó khăn, tận dụng các cơ hội để phát triển dược liệu vùng Tây Bắc, đồng chí Nguyễn Văn Bình yêu cầu các ban, bộ, ngành, địa phương tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách cho phát triển dược liệu vùng Tây Bắc; đẩy mạnh các giải pháp liên quan đến nuôi trồng, khai thác, chế biến, sử dụng dược liệu; hỗ trợ xây dựng bộ máy và nhân lực chuyên sâu phục vụ công tác quản lý, phát triển y dược trong vùng; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về vai trò của y dược cổ truyền nói chung và dược liệu, quảng bá xây dựng thương hiệu, nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ nguồn tài nguyên cây dược liệu… góp phần đưa ngành dược liệu Việt Nam phát triển đột phá với nhiều vùng dược liệu có chất lượng cao.

PV
TIN LIÊN QUAN

Ghi ở “rừng dược liệu” quý giá nhất Việt Nam

Huy Minh - Thế Sơn |

Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng trên thế giới, với hơn 5.000 loài thực vật và nấm có công dụng làm thuốc. Thêm vào đó, cộng đồng 54 dân tộc ở nước ta sở hữu những kinh nghiệm quý báu trong việc sử dụng các loài cây cỏ sẵn có để làm thuốc chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đây là một kho tàng đầy tiềm năng trong nghiên cứu tạo ra các sản phẩm phục vụ nhân dân.

DN Dược đầu tiên chạm tới “ước mơ” xuất khẩu dược phẩm với nhà máy dược công nghệ cao

Thùy Linh |

Ngày 7.7, doanh nghiệp dược phẩm đầu tiên tại Việt Nam đã được công nhận và cấp giấy phép tại Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc với mục tiêu nghiên cứu, chuyển giao và phát triển các sản phẩm công nghệ Nano, công nghệ chiết xuất và chuyển hóa dược liệu, sản xuất các sản phẩm thành phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan, và Hàn Quốc.

Hơn 51% nguyên liệu thuốc nhập từ Trung Quốc

Lệ Hà |

Thuốc sản xuất trong nước mới đáp ứng 45% nhu cầu thuốc, chủ yếu là các thuốc đơn giản, thông thường; còn lại lệ thuộc nhập khẩu, viện trợ. 90% nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu. Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá có tiềm năng về phát triển dược liệu.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Ghi ở “rừng dược liệu” quý giá nhất Việt Nam

Huy Minh - Thế Sơn |

Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng trên thế giới, với hơn 5.000 loài thực vật và nấm có công dụng làm thuốc. Thêm vào đó, cộng đồng 54 dân tộc ở nước ta sở hữu những kinh nghiệm quý báu trong việc sử dụng các loài cây cỏ sẵn có để làm thuốc chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đây là một kho tàng đầy tiềm năng trong nghiên cứu tạo ra các sản phẩm phục vụ nhân dân.

DN Dược đầu tiên chạm tới “ước mơ” xuất khẩu dược phẩm với nhà máy dược công nghệ cao

Thùy Linh |

Ngày 7.7, doanh nghiệp dược phẩm đầu tiên tại Việt Nam đã được công nhận và cấp giấy phép tại Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc với mục tiêu nghiên cứu, chuyển giao và phát triển các sản phẩm công nghệ Nano, công nghệ chiết xuất và chuyển hóa dược liệu, sản xuất các sản phẩm thành phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan, và Hàn Quốc.

Hơn 51% nguyên liệu thuốc nhập từ Trung Quốc

Lệ Hà |

Thuốc sản xuất trong nước mới đáp ứng 45% nhu cầu thuốc, chủ yếu là các thuốc đơn giản, thông thường; còn lại lệ thuộc nhập khẩu, viện trợ. 90% nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu. Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá có tiềm năng về phát triển dược liệu.