Sốt xuất huyết kiêng gì? Tránh 5 điều sau để bảo vệ sức khỏe

Tuệ Nghi (T/H) |

Trong quá trình điều trị sốt xuất huyết, cần kiêng gì để không làm tình trạng bệnh nặng hơn? Dưới đây là một số lưu ý bệnh nhân sốt xuất huyết cần tránh làm vì dễ gây các biến chứng nguy hiểm, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

Sốt xuất huyết là bệnh do muỗi vằn gây nên. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Trong trường hợp mắc sốt xuất huyết, người bệnh cần lưu ý không nên làm những điều sau.

1. Không tùy tiện sử dụng thuốc hạ sốt

Với những người mắc sốt xuất huyết, tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt aspirin và ibuprofen. Bởi hai loại thuốc này sẽ càng khiến cho tình trạng chảy máu ở người bệnh trở nên trầm trọng hơn, có thể dẫn tới tính trạng xuất huyết dạ dày dữ dội gây nguy hiểm đến tính mạng.

Người bệnh sốt xuất huyết chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt có thành phần Paraceramol. Ảnh: Boldsky
Người bệnh sốt xuất huyết chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt có thành phần Paraceramol vì thuốc này tương đối không độc với liều điều trị. Ảnh: Boldsky

Chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt có thành phần Paracetamol, sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều thuốc.

2. Không tắm và ngâm người trong nước quá lâu

Khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường. Tuy nhiên, cần tránh tắm và ngâm người trong nước quá lâu. Tuyệt đối không sử dụng nước lạnh để tắm và gội đầu bởi nó có thể làm cho tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn.

Với trường hợp sốt xuất huyết hạ tiểu cầu, người bệnh cần tránh kỳ cọ mạnh khi tắm bởi điều này có thể gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ, cực kỳ nguy hiểm.

Trong thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, nên hạn chế việc tắm gội bởi nó sẽ làm cho thành mạch giãn mạnh, tình trạng xuất huyết có thể trầm trọng hơn. Tốt nhất bạn chỉ nên dùng khăn ấm để lau người.

3. Kiêng đồ uống ngọt

Bệnh sốt xuất huyết cần kiêng gì? Đồ uống ngọt như nước soda hay mật ong, các loại đường tự nhiên,... đều không nên sử dụng. Việc tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm hơn, bệnh càng nặng hơn, lâu khỏi. Bên cạnh đó, caffeine, rượu bia, thuốc lá,... cũng là những thứ bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nên tránh.

Đồ uống ngọt, rượu bia, thuốc lá,... là những thứ bệnh nhân sốt xuất huyết không nên sử dụng. Ảnh: Boldsky
Đồ uống ngọt, rượu bia, thuốc lá,... là những thứ bệnh nhân sốt xuất huyết không nên sử dụng. Ảnh: Boldsky

4. Không ăn đồ cay nóng

Sức đề kháng của bệnh nhân sốt xuất huyết bị suy giảm, năng lượng cơ thể vì thế mà cũng bị hao hụt đi phần nào. Việc ăn các món đồ cay nóng không chỉ khiến cho cơ thể của bạn mệt mỏi hơn, bệnh thêm nặng mà còn ảnh hưởng đến khả năng hồi phục sức khỏe.

5. Không ăn các thực phẩm có màu đen, nâu, đỏ

Khi bị sốt xuất huyết, các thực phẩm hay thức uống có màu sẫm đi vào cơ thể sẽ khiến cho phân người bệnh có thể bị nhuộm màu tối. Điều này sẽ khiến các bác sĩ khó phân biệt với phân có lẫn máu trong trường hợp người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa.

Tuệ Nghi (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Bị sốt xuất huyết: Nên và không nên uống thuốc gì?

NGỌC ANH (TỔNG HỢP) |

Hiện chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, nếu bị sốt xuất huyết, bạn phải sử dụng thuốc và điều trị theo chỉ định của bác sỹ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách phòng bệnh

MINH NGỌC (TỔNG HỢP) |

Sốt xuất huyết là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Do đó cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị kịp thời, bởi tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu hay vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết.

Hà Nội có 1.422 ca mắc sốt xuất huyết, đã có trường hợp tử vong

Minh An |

Sở Y tế Hà Nội cho biết, toàn thành phố ghi nhận 1.422 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), đã có ca tử vong. Đó là nam thanh niên mắc SXH nhưng chủ quan tự điều trị tại nhà. Bệnh nhân đã không qua khỏi do suy đa tạng.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Bị sốt xuất huyết: Nên và không nên uống thuốc gì?

NGỌC ANH (TỔNG HỢP) |

Hiện chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, nếu bị sốt xuất huyết, bạn phải sử dụng thuốc và điều trị theo chỉ định của bác sỹ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách phòng bệnh

MINH NGỌC (TỔNG HỢP) |

Sốt xuất huyết là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Do đó cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị kịp thời, bởi tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu hay vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết.

Hà Nội có 1.422 ca mắc sốt xuất huyết, đã có trường hợp tử vong

Minh An |

Sở Y tế Hà Nội cho biết, toàn thành phố ghi nhận 1.422 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), đã có ca tử vong. Đó là nam thanh niên mắc SXH nhưng chủ quan tự điều trị tại nhà. Bệnh nhân đã không qua khỏi do suy đa tạng.