Siết GMP để thực phẩm chức năng an toàn và cạnh tranh

Hà Lê |

Hiện mới có hơn 10 doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN) đạt thực hành sản xuất tốt (GMP). Đến 1.7.2019, tất cả các cơ sở sản xuất sản phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng phải đạt GMP.

Trong khi các doanh nghiệp sản xuất TPCN than khó về năng lực để nâng cấp cơ sở sản xuất đạt chuẩn GMP thì cơ quan quản lý nhà nước khẳng định, phải áp dụng tiêu chuẩn GMP để Việt Nam có sản phẩm an toàn, chất lượng và cạnh tranh với hàng ngoại nhập.

TS Phạm Hưng Củng - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội TPCN Việt Nam cho biết, Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển TPCN với hơn 4.000 thảo dược, 9.000 cây làm thực phẩm truyền thống. Kết hợp với sự phát triển của công nghệ, Việt Nam có nhiều điều kiện để đưa thảo dược thành sản phẩm cho sức khoẻ.

 
Cơ sở sản xuất TPCN đạt GMP (Ảnh minh hoạ)

Thị trường trong nước cũng đang chứng kiến sự gia tăng chóng mặt của các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng cũng như các loại sản phẩm. Hiện cả nước đã có tới 4.190 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh với khoảng 10.930 sản phẩm đang lưu hành. Có hơn 90% nhà thuốc trên toàn quốc đang bán TPCN.

Nhiều cơ chế chính sách để phát triển, quản lý mặt hàng TPCN còn khá lỏng lẻo, chưa phù hợp, thiếu tính khả thi khiến không ít các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh TPCN mất phương hướng, làm ăn thiếu hiệu quả. Từ 1.7.2019, Chính phủ có quy định tất cả cơ sở sản xuất TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có giấy chứng nhận thực hành tốt – GMP, với các điều kiện tiệm cận điều kiện sản xuất thuốc. Đây được coi là công cụ để ngăn chặn các thực phẩm kém chất lượng lọt ra thị trường.

Ông Trần Văn Châu - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay, theo lộ trình từ 1.7.2019, doanh nghiệp ở nước ngoài vào Việt Nam cũng phải thực hiện, nếu không thực hiện quy chuẩn này thì không được vào Việt Nam. “Như vậy, đây sẽ là cuộc chơi bình đẳng bởi nếu doanh nghiệp nước ngoài không thực hiện thì không thể vào Việt Nam được. Với tiêu chuẩn GMP thì tình trạng làm ăn gian dối, đưa chất này chất kia vào trong thực phẩm chức năng sẽ bị loại bỏ, tình trạng chỉ mấy m2 cũng sản xuất thực phẩm chức năng sẽ được chấm dứt để tạo thị trường lành mạnh.

Sản phẩm được đưa vào sản xuất trong môi trường không bảo đảm tiêu chuẩn, chắc chắn không thể tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng. Đó là lý do tại sao cần áp dụng GMP. Đây là bộ nguyên tắc chung, không thể thêm vào hoặc bớt đi", ông Châu thông tin.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Hơn 20% người Việt sử dụng thực phẩm chức năng

Hà Lê |

Hơn 20 triệu người Việt đang dùng thực phẩm chức năng, song nhiều người lầm tưởng là "thuốc chữa bệnh".

Hơn 10 doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng đạt GMP

TH |

Từ ngày 1.7.2019, tất cả các cơ sở sản xuất sản phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng (TPCN) phải đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP). Tuy nhiên, đến thời điểm này mới có hơn 10 doanh nghiệp sản xuất TPCN đạt GMP.

"Mạnh tay" xử phạt nặng các vi phạm về thực phẩm chức năng

L.Hà |

Nghị định 115 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có hiệu lực từ 20.10.2018 với mức xử phạt "mạnh tay", trong đó có sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN).

Công đoàn tiếp tục nỗ lực vì đoàn viên, người lao động

Thu Trà (thực hiện) |

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả, mang lại niềm tin cho đoàn viên, người lao động. Năm 2023, chủ đề hoạt động của tổ chức Công đoàn là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”.  Đây cũng là năm vừa tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, vừa phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước thềm Xuân Quý Mão năm 2023, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cảnh sát giao thông TPHCM ngăn chặn gần 100 xe máy đua xe ngày mùng 1 Tết

Anh Tú |

TPHCM - Sáng mùng 1 Tết, Tổ Phòng chống đua xe trái phép thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TPHCM) phát hiện 1 tốp khoảng 100 xe tụ tập, lưu thông thành đoàn, nẹt pô, phóng nhanh lạng lách, gây rối trật tự công cộng đoạn từ đường Lý Thường Kiệt đến Thành Thái, quận 10,… nên đã tổ chức chặn bắt, xử lý.

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nhân vật người đàn ông trong câu chuyện chúng tôi kể dưới đây là trường hợp hiếm hoi đã tìm lại được mối tình đầu của mình, tìm lại được niềm hạnh phúc ở tuổi già. Để tìm lại được hạnh phúc đã mất đó, ông đã buộc phải đánh đổi và từ bỏ mọi thứ, thậm chí buộc phải giả điên...

Cô gái Nga yêu Việt Nam từ những điều bình dị

HUYỀN PHẠM |

Lần đầu ghé thăm Việt Nam, Sonya Firsova đơn giản nghĩ đó là một kỳ nghỉ kéo dài vài tháng vào cuối năm 2017 – như mọi quốc gia cô từng ghé thăm. Hành trình khám phá Châu Á năm ấy của Sonya tiếp tục, cô rong ruổi từ Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc tới Ấn Độ... cùng em gái Viola. Cho đến một ngày, chợt nhận ra Việt Nam chính là nơi họ muốn quay trở lại nhất, hai chị em quyết định gắn bó với đất nước này.

Cứu hộ thành công cụ bà 80 tuổi rơi xuống vực sâu ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Ngày 22.1, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã có báo cáo về việc cứu hộ thành công cụ bà N.T.H (SN 1943, TP.Buôn Ma Thuột) sau khi rơi xuống vực sâu.

Hơn 20% người Việt sử dụng thực phẩm chức năng

Hà Lê |

Hơn 20 triệu người Việt đang dùng thực phẩm chức năng, song nhiều người lầm tưởng là "thuốc chữa bệnh".

Hơn 10 doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng đạt GMP

TH |

Từ ngày 1.7.2019, tất cả các cơ sở sản xuất sản phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng (TPCN) phải đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP). Tuy nhiên, đến thời điểm này mới có hơn 10 doanh nghiệp sản xuất TPCN đạt GMP.

"Mạnh tay" xử phạt nặng các vi phạm về thực phẩm chức năng

L.Hà |

Nghị định 115 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có hiệu lực từ 20.10.2018 với mức xử phạt "mạnh tay", trong đó có sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN).