Sau nhiễm SARS-CoV-2 cơ thể có miễn dịch?

Bs Bình Nguyên |

Thông thường, sau khi khỏi bệnh do vi sinh vật gây nên, con người sẽ có kháng thể (KT) để tiêu diệt một mầm bệnh (MB) cụ thể nếu chúng xâm nhập lần sau. Liệu khi khỏi bệnh do SARS-CoV-2, cơ thể có miễn dịch (MD) trong bao lâu?

Sơ lược về miễn dịch

MD là hệ thống phòng thủ của cơ thể chống lại các yếu tố ngoại lai và nội sinh có hại, mà rõ nét nhất là các tác nhân vi sinh vật. Giống như các tác nhân, khi SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể, chúng bị hệ MD “chặn đánh”. Đầu tiên là hệ MD không đặc hiệu (ĐH) với sự ngăn cản của da, các lớp chất nhầy, nước bọt, nước mắt, axit dạ dày; đến “tuyến phòng thủ” thứ hai với nhiều loại bạch cầu (BC) như đại thực bào, tế bào giết tự nhiên, BC đa nhân trung tính, BC đơn nhân, tế bào mast đóng vai trò thực bào (“ăn” MB), với phản ứng viêm, sốt, giải phóng chất histamin, tuy nhiên giai đoạn này chưa hình thành KT, nghĩa là chưa có MD ĐH. Để có MD ĐH cần phải có thời gian thường từ một tuần kể từ khi MB xâm nhập.

Song hành cùng MD không ĐH, hệ MD ĐH cũng khởi động bằng các tế bào (TB) Lympho - một loại BC được “quy định” chức năng MD tăng cường hoạt động. Lympho là loại TB duy nhất trong cơ thể có khả năng phân biệt được các kháng nguyên (KN hay MB) khác nhau và nhận diện ĐH. Chúng chịu trách nhiệm về hai đặc điểm của đáp ứng MD là diệt ĐH và ghi nhớ MD. Lympho có ba loại là Lympho T (TB T) và Lympho B (TB B) và Lympho NK (natural killer cell hay “TB tiêu diệt tự nhiên” - nhanh chóng tiêu diệt những chất lạ xâm nhập, chuyên diệt các TB đã nhiễm virus và TB ung thư). Các đại thực bào (marcophage), TB B, TB đuôi gai (dendritic cell-DC) bắt giữ MB và vận chuyển những KN này đến các cơ quan lympho để TB T “nhận diện” chúng (vì thế những TB này được gọi TB “trình diện” KN) và bắt đầu khởi động đáp ứng MD ĐH tức là quá trình hình thành KT. KT là protein, gồm nhóm các chất gọi là globulin MD (immunoglobulin: IgG, IgM), với nhiều vai trò trong phản ứng MD. Mỗi TB B sẽ cùng hệ MD tạo ra một KT để tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa một KN nhất định và một KT chỉ kết hợp (gọi là phản ứng kết hợp KN - KT) với một KN đã được globulin MD IgG “đánh dấu”. Thông thường khi khỏi một bệnh nhiễm vi sinh vật là lúc quá trình MD ĐH (tức sinh ra KT) đã trọn vẹn, đầy đủ. Mặt khác, một số TB B và T được biệt hoá thành TB nhớ (memory B, T cell) có chức năng ghi nhớ “diện mạo” KN mà cơ thể đã sinh ra KT từ “nhận diện” nó lần đầu. TB nhớ có thể tồn tại như “ngủ” nhiều chục năm sau khi MB xâm nhập lần đầu đã bị loại bỏ. Nếu KN này xâm nhập cơ thể những lần sau, ngay lập tức nó bị “nhận dạng” bằng “trí nhớ” của memory B, T cell và KT được huy động ngay tức khắc tạo ra đáp ứng MD (diệt MB) nhanh và mạnh hơn lần đầu.

Miễn dịch SARS-CoV-2 có bền vững?

MD có bền vững hay không lại tùy thuộc MB. Một số MB như virus sởi, bại liệt hay thủy đậu tạo MD bền vững suốt đời; nhiều loại MB chỉ tạo MD duy trì đến 10 năm hay vài ba năm, thậm chí chỉ 6 tháng như virus cúm; có khi sau khỏi bệnh do nhiễm lần đầu vẫn mắc lại những lần sau nhưng thường nhẹ; lại có loại MB với nhiều type, mắc bệnh do type nào chỉ có MD với type đó như virus sốt xuất huyết. Trong 7 loại Coronavirus, hai loại gây bệnh ở người trước đây đã xác định được thời gian MD là SARS-CoV có MD kéo dài khoảng 8 - 12 năm, theo nghiên cứu của BS Menachery, BV ĐH Texas ở Galveston, Mỹ. Những người mắc bệnh do MERS-CoV có thời gian tồn tại MD được cho là ngắn hơn MD với SARS-CoV rất nhiều. Nhiều nghiên cứu thấy rằng, KT chống 4 loại Coronavirus gây bệnh cảm lạnh ở người (HCoV-229E, HCoV-NL63, HCoV-OC43, HCoV-HKU1) chỉ tồn tại khoảng 1 - 3 năm và điều này cũng có thể đúng với SARS-CoV-2. Ngày 20.5, Tạp chí Khoa học Science công bố hai nghiên cứu về khả năng con người phát triển được MD với SARS-CoV-2 sau khi nhiễm virus này và sử dụng vaccine. Dan Barouch - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu virus và vaccine, thuộc Trung tâm y học Beth Israel Deaconess (Boston, Mỹ), chủ nhiệm đề tài - đã thực hiện nghiên cứu với 9 khỉ nâu đuôi ngắn trưởng thành Ấn Độ, được gây nhiễm SARS-CoV-2. Những con khỉ này có các triệu chứng mắc bệnh nhưng đã khỏi do cơ thể phát triển KT. Để xác nhận tình trạng MD ở những con khỉ này, nhóm nghiên cứu cho khỉ nhiễm virus lần thứ 2 sau 35 ngày, thấy khỉ có rất ít hoặc không có triệu chứng nhiễm bệnh. Nhưng các tác giả lại lưu ý rằng, cần nghiên cứu thêm vì khả năng MD với SARS-CoV-2 ở khỉ có những điểm khác biệt quan trọng so với người.

Theo các nhà khoa học, cần tiến hành các thử nghiệm lâm sàng chặt chẽ để xác định đã mắc bệnh SARS-CoV-2 có giúp bảo vệ con người không bị nhiễm lần 2? Song hành, nghiên cứu thứ 2 do Jingyou Yu chủ trì và gồm nhiều nhà khoa học thuộc nhóm trước, đã tiêm nguyên mẫu vaccine ARN chiết xuất từ SARS-CoV-2 cho 35 khỉ đuôi ngắn Ấn Độ. Sáu tuần sau tiêm, những con khỉ này được đưa vào môi trường phơi nhiễm SARS-CoV-2 và chúng không nhiễm bệnh. Xét nghiệm thấy trong máu của nhóm khỉ này có lượng KT đủ để vô hiệu hóa virus. Lượng KT này tương đương với lượng KT có ở các bệnh nhân đã khỏi bệnh do SARS-CoV-2. Kết quả này dấy lên hy vọng về khả năng phát triển được vaccine chống SARS-CoV-2 hiệu quả. Nhưng nhận định của Dan Barouch là nghiên cứu vaccine trở thành ưu tiên nghiên cứu y sinh hàng đầu để đối phó với đại dịch SARS-CoV-2, lại làm phát sinh lo ngại là MD sau khi mắc bệnh không đủ mạnh!? Với nghiên cứu này, các nhà khoa học muốn xác nhận rằng các nguyên mẫu vaccine có thể bảo vệ cơ thể không nhiễm virus và sau khi khỏi bệnh cơ thể sẽ không bị nhiễm lần thứ 2. Thế nhưng, họ lại lưu ý rằng, hiện vẫn hiểu biết rất ít về KT bảo vệ cơ thể trước loại virus này, chẳng hạn câu hỏi quan trọng nhất là thời gian duy trì KT được bao lâu và thế nào nguyên mẫu vaccine tối ưu phòng SARS-CoV-2 cho người? Từ quan niệm người khỏi bệnh sẽ có KT chống lại virus SARS-CoV-2 trong máu, vì thế nhiều nước trên Thế giới dùng huyết tương (HT) của người khỏi bệnh truyền cho người mới nhiễm. Ở Hà Lan, một thử nghiệm tiêm HT do một Trung tâm tiến hành trên 400 bệnh nhân SARS-CoV-2. Những thử nghiệm này và những nghiên cứu tương tự sẽ cho biết HT của người khỏi bệnh SARS-CoV-2 chứa lượng KT cao hay thấp và kéo dài bao lâu. Một số nước đang xem xét cấp giấy chứng nhận MD cho những người đã khỏi bệnh SARS-CoV-2 và khuyến khích những người này hiến HT để phục vụ nghiên cứu, thử nghiệm vaccine. Tuy nhiên, hiện tại người ta truyền HT nhưng vẫn không biết lượng KT tự nhiên ở những người khỏi bệnh có đủ cao để diệt SARS-CoV-2 trong cơ thể người mới mắc hay không? Bởi xét nghiệm xác định nồng độ KT trung hoà cũng chưa được chuẩn hoá và chưa được phổ biến rộng rãi.

Hãng tin Sputnik đưa tin, GS Mikhail Shchelkanov - Trưởng phòng Thí nghiệm sinh thái vi sinh vật, ĐH Liên bang Viễn Đông, Nga - phát biểu tại cuộc họp Hội đồng bác học của ĐH này rằng: “Khả năng MD với SARS-CoV-2 sẽ không bền vững và không phải là dạng MD suốt đời, giống như bệnh cúm vậy... Tiếc rằng, đây là thực tế phổ biến của tất cả các loại virus gây bệnh đường hô hấp”. BS Wang Xinhuan - BV Trung Nam thuộc ĐH Vũ Hán, Trưởng nhóm nghiên cứu và các nhà khoa học từ ĐH Texas, Galveston, Mỹ, nghiên cứu các nhân viên y tế ở các BV Vũ Hán tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân SARS-CoV-2 trong giai đoạn đầu dịch bùng phát (tháng 12.2019 và tháng 1.2020) xem họ sinh ra KT ở mức độ nào? Trong hơn 23.000 mẫu máu nghiên cứu có ít nhất 1/4 (5.750 mẫu) từ nhân viên nhiễm SARS-CoV-2, tuy nhiên, chỉ có 4% trong số này có KT vào đầu tháng 4. Từ đó, họ kết luận tiêu cực rằng con người có thể không bao giờ phát triển đầy đủ khả năng MD với SARS-CoV-2. Họ cũng thấy rằng, những bệnh nhân có triệu chứng rõ ràng tạo ra nhiều KT hơn người không xuất hiện triệu chứng. Suy ra là trẻ em và người lớn mắc SARS-CoV-2 thể nhẹ không tạo ra đủ KT để MD với virus này! Nhà sinh vật học Florian Krammer - ĐH Y Icahn ở Mount Sinai, New York, Mỹ - cho rằng, cả khi sự bảo vệ của KT chỉ tồn tại trong ngắn hạn và những người đã khỏi có thể lại mắc bệnh, nhưng lần nhiễm thứ hai sẽ nhẹ hơn rất nhiều so với lần đầu. Cả khi cơ thể ngừng sản sinh KT, các TB ghi nhớ MD vẫn có thể kích hoạt lại phản ứng MD hiệu quả.

Chưa có vaccine, MD sau mắc bệnh mạnh hay yếu, dài hay ngắn và không phải tất cả người mắc bệnh đều có MD, hiện còn quá nhiều ý kiến khác biệt, bởi còn nhiều điều chưa rõ về SARS-CoV-2!

Bs Bình Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện chủng SARS-CoV-2 mạnh lấn át cả chủng virus ở Vũ Hán

Hải Anh |

Chủng virus SARS-CoV-2 lưu hành phổ biến trên thế giới khác với chủng virus ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Vắc-xin COVID-19 có "trị" được các chủng virus SARS-CoV-2 tiến hoá?

Thảo Anh - Tô Thế |

Trong quá trình nghiên cứu nuôi cấy, phân lập virus SARS-CoV-2 từ bệnh phẩm của ca bệnh COVID-19, các nhà khoa học ở Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhận thấy có sự biến đổi, tiến hoá của virus SARS-CoV-2. Vậy liệu vắc xin ngừa COVID-19 đang được các nhà khoa học tại Công ty Vắc xin và sinh phẩm số 1 VABIOTECH nghiên cứu có "mã hoá" được tất cả những chủng khác nhau của virus SARS-CoV-2 hay không?

WHO sẽ cử nhóm điều tra nguồn gốc virus SARS-CoV-2 đến Trung Quốc

Bảo Châu |

WHO hôm 29.6 cho biết, sẽ cử một nhóm tới Trung Quốc vào tuần tới để điều tra nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19.

Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước

Thanh Hà |

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Phát hiện chủng SARS-CoV-2 mạnh lấn át cả chủng virus ở Vũ Hán

Hải Anh |

Chủng virus SARS-CoV-2 lưu hành phổ biến trên thế giới khác với chủng virus ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Vắc-xin COVID-19 có "trị" được các chủng virus SARS-CoV-2 tiến hoá?

Thảo Anh - Tô Thế |

Trong quá trình nghiên cứu nuôi cấy, phân lập virus SARS-CoV-2 từ bệnh phẩm của ca bệnh COVID-19, các nhà khoa học ở Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhận thấy có sự biến đổi, tiến hoá của virus SARS-CoV-2. Vậy liệu vắc xin ngừa COVID-19 đang được các nhà khoa học tại Công ty Vắc xin và sinh phẩm số 1 VABIOTECH nghiên cứu có "mã hoá" được tất cả những chủng khác nhau của virus SARS-CoV-2 hay không?

WHO sẽ cử nhóm điều tra nguồn gốc virus SARS-CoV-2 đến Trung Quốc

Bảo Châu |

WHO hôm 29.6 cho biết, sẽ cử một nhóm tới Trung Quốc vào tuần tới để điều tra nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19.