Phụ nữ đang mang thai, cho con bú có nên tiêm vaccine COVID-19?

NGỌC ANH (THEO HEALTHSHOTS) |

Tiêm vaccine COVID-19 là một biện pháp phòng ngừa quan trọng để kiềm chế sự lây lan của đại dịch chết người này. Hãy cùng tìm hiểu xem các chuyên gia nói gì về những lầm tưởng xung quanh vaccine COVID-19.

Lầm tưởng 1: Cần thử thai trước khi tiêm vaccine

Ảnh: Healthline
Ảnh: Healthline

Phụ nữ không cần phải thử thai trước khi tiêm bất kỳ loại vaccine COVID-19 nào. Tất cả các loại vaccine hiện có đều không chứa các thành phần có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển hoặc phụ nữ mang thai.

Lầm tưởng 2: Không thể tiêm vaccine khi đang cho con bú

Không có bằng chứng nào cho thấy vaccine COVID-19 có hại cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoặc phụ nữ đang cho con bú. Vì vậy, bạn không cần phải ngừng cho con bú để đi tiêm phòng.

Lầm tưởng 3: Thuốc chủng ngừa có thể khiến bạn vô sinh

Không có bằng chứng nào cho thấy vaccine COVID-19 gây vô sinh ở người. Cho đến nay, hàng triệu người đã tiêm vaccine và không có trường hợp nào bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Do đó, một phụ nữ vẫn có thể tiêm ngừa COVID-19 nếu cô ấy đang có kế hoạch mang thai và cũng không cần phải trì hoãn việc mang thai sau khi chủng ngừa.

Lầm tưởng 4: Tiêm phòng và kinh nguyệt

Ảnh: Healthline
Ảnh: Healthline

Một trong những giả thuyết là việc tiêm phòng trong thời kỳ kinh nguyệt có thể gây ra những cơn đau cấp tính bất thường và dẫn đến chảy máu quá nhiều. Tuy nhiên, đây đều là những quan niệm sai lầm và không có bằng chứng nào cho thấy việc tiêm phòng dưới bất kỳ hình thức nào có thể gây cản trở kinh nguyệt.

Lầm tưởng 5: Vaccine COVID-19 có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng

Người ta thường thấy một số tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine như mệt mỏi, sốt, đau nhức cơ thể và đau tại chỗ tiêm. Những tác dụng phụ này thường kéo dài trong vài ngày hoặc vài giờ ở một số người. Nhưng nếu chúng kéo dài hơn, người phụ nữ phải tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc các bác sĩ chăm sóc thai sản.

Lầm tưởng 6: Bạn có thể bị nhiễm COVID-19 khi tiêm vaccine

Không có vaccine nào chứa virus sống, gây nhiễm COVID-19. Vaccine hoạt động bằng cách tạo ra một lượng protein trong hệ thống miễn dịch để dạy cơ thể bạn nhận biết và chống lại virus gây ra COVID-19.

Lầm tưởng 7: Không cần tiêm vaccine nếu bạn đã mắc COVID-19

Tất cả mọi người, bao gồm cả những người đã bị COVID-19, vẫn nên tiêm ngừa. Tương tự như các loại virus khác, sự tái nhiễm COVID-19 vẫn có thể xảy ra.

NGỌC ANH (THEO HEALTHSHOTS)
TIN LIÊN QUAN

Không có bảo hiểm y tế, hộ khẩu, người dân tiêm vaccine ra sao?

Minh Hương |

Sắp tới, TP.HCM sẽ tiến hành tiêm vaccine COVID-19 cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi đang sinh sống trên địa bàn mà không kèm theo yêu cầu phải có hộ khẩu hay bảo hiểm y tế (BHYT)...

Tiêm vaccine COVID-19 bao lâu thì phát huy tác dụng phòng bệnh?

AN An (T/H) |

Tiêm vaccine COVID-19 Pfizer cần ít nhất 7 ngày sau tiêm liều thứ hai để tạo ra kháng thể miễn dịch. Đối với vaccine Moderna, khả năng miễn dịch đạt được từ ít nhất là 14 ngày sau liều thứ hai.

8 dấu hiệu cần thông báo cấp cứu ngay sau khi tiêm vaccine COVID-19

LÂM ANH |

Người được tiêm chủng cần tự theo dõi sau tiêm chủng vaccine COVID-19. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thời gian tự theo dõi là 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt là trong vòng 7 ngày đầu.

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Chủ tịch Hà Nội kiểm tra trận địa pháo hoa khu vực hồ Hoàn Kiếm

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đến kiểm tra công tác ứng trực lực lượng làm nhiệm vụ tại trận địa pháo hoa phục vụ nhân dân đêm Giao thừa tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm.

Một ngày dạo vòng quanh TPHCM - thành phố không ngủ

Chí Long |

Được mệnh danh là "thành phố không ngủ" của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh ẩn chứa vô vàn điều bất ngờ, thú vị chờ du khách khám phá.

Trận địa pháo hoa sẵn sàng cho đêm giao thừa

NHÓM PV |

11 giờ sáng ngày 30 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị tại điểm bắn pháo hoa số 5 (Đảo Dừa công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã dần hoàn thiện đến những khâu cuối cùng. Với sự tham gia của 200 người thuộc 17 lực lượng, trận địa pháo tại điểm công viên Thống Nhất  đã sẵn sàng phục vụ người dân ngắm pháo hoa vào giao thừa.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Không có bảo hiểm y tế, hộ khẩu, người dân tiêm vaccine ra sao?

Minh Hương |

Sắp tới, TP.HCM sẽ tiến hành tiêm vaccine COVID-19 cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi đang sinh sống trên địa bàn mà không kèm theo yêu cầu phải có hộ khẩu hay bảo hiểm y tế (BHYT)...

Tiêm vaccine COVID-19 bao lâu thì phát huy tác dụng phòng bệnh?

AN An (T/H) |

Tiêm vaccine COVID-19 Pfizer cần ít nhất 7 ngày sau tiêm liều thứ hai để tạo ra kháng thể miễn dịch. Đối với vaccine Moderna, khả năng miễn dịch đạt được từ ít nhất là 14 ngày sau liều thứ hai.

8 dấu hiệu cần thông báo cấp cứu ngay sau khi tiêm vaccine COVID-19

LÂM ANH |

Người được tiêm chủng cần tự theo dõi sau tiêm chủng vaccine COVID-19. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thời gian tự theo dõi là 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt là trong vòng 7 ngày đầu.