Phòng chống bệnh viêm gan virus, tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh đúng cách

Nhóm PV |

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2018, ung thư gan là một trong 5 loại ung thư gây tử vong hàng đầu với gần 800.000 ca tử vong mỗi năm. Trung bình cứ 100.000 người Việt Nam thì có 23,2 người bị ung thư gan. Với tỉ lệ này, Việt Nam xếp vị trí thứ 4/185 quốc gia, vùng lãnh thổ, chỉ đứng sau Mông Cổ (tỉ lệ 93,7/100.000 dân), Ai Cập (32,2) và Gambia (23,9).

Để phòng bệnh viêm gan virus và giúp bạn đọc có cách hiểu đúng về tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh, Báo Lao Động thực hiện giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Phòng chống bệnh viêm gan virus và tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh”.

Các khách mời tham dự giao lưu gồm:

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Ngọc Long – Phó trưởng phòng kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế). 

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Quang Thái – Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương). 

Việt Nam hiện nay là một trong những nước có tỷ lệ viêm gan virus cao và liên tục có dấu hiệu gia tăng. Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế đã có những biện pháp gì để đối phó tình trạng này thưa ông?

Thạc sĩ Vũ Ngọc Long – Phó trưởng phòng kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).
Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Ngọc Long – Phó trưởng phòng kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế). 

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Ngọc Long: Hiện nay ở Việt Nam lưu hành 3 loại virus viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C. Trong đó, viêm gan A lây qua đường tiêu hoá, viêm gan B và viêm gan C lây truyền qua máu, quan hệ tình dục, tiêm chích. Viêm gan A thường dễ phát hiện nhưng viêm gan B, viêm gan C biến chuyển âm thầm, khó phát hiện, triệu chứng mơ hồ dễ bị bỏ qua.

Khi biến chứng, viêm gan B và viêm gan C dễ gây tử vong. Bộ Y tế có những biện pháp tổng thể từ năm 2015 có kế hoạch quốc gia phòng chống viêm gan virus B và viêm gan C trong đó tập trung vào phương pháp phòng bệnh và tuyên truyền đến người dân.

Phòng chống viêm gan B chủ yếu là vắc xin và trong đó viêm gan B sử dụng vắc xin liều sơ sinh cho trẻ để trong vòng 24h đầu, đặc biệt trẻ sinh ra từ những người mẹ nhiễm viêm gan B. Bên cạnh đó, nhiều biện pháp phòng bệnh khác được tăng cường như tiêm ngừa cho trẻ 2 – 4 tháng tuổi, cho người có nguy cơ cao thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, phế phẩm có nguy cơ nhiễm virus viêm gan B, người hay truyền máu hoặc có hành vi nguy cơ như tiêm chích và quan hệ tình duc không an toàn.

Về công tác điều trị thường xuyên cập nhật phương pháp điều trị viêm gan virus B và C, đặc biệt liệu trình C rất tốt cập nhật thuốc mới của các nhà khoa học có sáng chế tốt đưa vào điều trị. Hiên nay việc điều trị viêm gan B chưa đạt hiệu quả cao. Còn virus viêm gan C nếu được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi hẳn.

Bộ Y tế cũng tăng cường hợp tác với các đơn vị truyền thông để người dân có thể triển khai phương pháp phòng bệnh cho bản thân và công đồng. Do đây là bệnh có tỷ lệ lưu hành cao ở Việt Nam nhưng triệu chứng không điển hình vì vậy việc ngừoi dân chủ động sàng lọc là rất cần thiết. Hiện nay Bộ Y tế đưa ra một số đối tượng sàng lọc như phụ nữ mang thai, trong độ tuổi sinh đẻ, những người hiến máu truyền máu, điều trị HIV/ AIDS, tân binh người nhập ngũ. Ngoài ra Bộ Y tế khuyến khích người dân thường xuyên truyền máu hoặc ngừoi trong gia đình có mắc bệnh đi sàng lọc.

 

Chào các anh, chị. Cho tôi được hỏi là các cháu nhà tôi đã tiêm vắc xin viêm gan B từ nhỏ, vậy sau bao nhiêu năm nên tiêm nhắc lại? Trước khi tiêm nhắc lại có nên làm xét nghiệm xem có bị nhiễm viêm gan B, C hay không? Trân trọng cảm ơn!

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Quang Thái
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Quang Thái Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương)

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Quang Thái  trả lời:

Có một tỉ lệ nhất định mặc dù đã tiêm vắc xin VGB nhưng không tạo được miễn dịch do đó trước khi tiêm lần này bạn nên cho con xét nghiệm tình trạng nhiễm đồng thời với định lượng kháng thể để biết lượng kháng thể đang có đủ mạnh không. Nêu đạt có thể không cần nhắc lại nữa, nếu không có một chút nào có thể phải cân nhắc lặp lại toàn bộ liệu trình.

Em bị viêm gan B từ cách đây hơn 1 năm, đã điều trị thuốc. Tìm hiểu thì biết viêm gan B có lây truyền qua đường tình dục, em khuyên chồng khi sinh hoạt vợ chồng nên dùng bao cao su nhưng chồng em nói em đã điều trị rồi và bản thân anh ấy cũng đã tiêm vaccin viêm gan B nên không thể bị lây bệnh nữa. Xin hỏi như thế có đúng không ạ?

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Quang Thái trả lời:

Chồng bạn nên kiểm tra lại tình trạng có kháng thể kháng VGB, nếu đã có thì mới đảm bảo không bị lây nhiễm VGB từ bạn sang. Việc bạn đã điều trị và tải lượng vi rút dưới ngưỡng cũng là một tiêu chí quan trọng giúp bạn không là nguồn lây nguy hiểm cho cộng đồng. Cả hai việc này đều phải được thực hiện thì lời nói của chồng bạn sẽ là đúng.

Những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh thưa bác sĩ?

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Quang Thái trả lời: 

Những trường hợp sơ sinh non tháng dưới 34 tuần sinh ngoài cơ sở y tế mà mẹ không bị nhiễm VGB có thể tạm hoãn đến khi đủ 34 hoặc đến tiêm tại bệnh viện có tiêm chủng. Những trường hợp có các bất thường, bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải sau sinh hoặc chỉ đơn giản là sốt, hạ thân nhiệt, quá nhẹ cân (<2000g), vàng da mà chưa được khám chuyên khoa để khẳng định bệnh lý đã ổn định và tiêm được thì cũng phải tạm hoãn. Ngoài ra, mẹ có các dấu hiệu bất thường về nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai hoặc trước sinh cũng là yếu tố phải cân nhắc trước khi tiêm cho con.

 
 

Để kiểm soát được sự lây lan bệnh viêm gan trong cộng đồng, Cục Y tế dự phòng có những khuyến cáo gì đối với người dân?

Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Ngọc Long trả lời:

Hiện nay, Bộ Y tế chú trọng tuyên truyền cho người dân đặc biêt là về viêm gan B và C, đối với viêm gan virus B phải sử dụng vắc xin trẻ sơ sinh trong 24h đầu, hoặc tiêm trong 2, 3, 4 tháng tuổi đối với trẻ. Đối tượng có nguy cơ cao, tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh.

Thứ hai, quan hệ tình dục an toàn có bảo vệ vì viêm gan virus B và C có lây truyền qua đường tình dục. Đối với đối tượng nguy cơ như tiêm chích thì sử dụng riêng kim tiêm dễ bị lây truyền viêm gan virus B và C. Khi người thường xuyên có dấu hiệu mệt mỏi không rõ nguyên nhân chủ động sàng lọc. Triệu chứng không điển hình dễ lẫn với những bệnh lâm sàng khác. Cuối cùng, những người nghi ngờ nhiễm virus viêm gan B và C nên đến các cơ sở bệnh chuyên khoa khám để xác định và điều trị kịp thời không nên tự ý điều trị tại nhà. Hiện nay viêm gan virus C có thể điều trị và khỏi hoàn toàn.

Xin hỏi có cách nào nhận biết bị nhiễm viêm gan vi rút sớm không thưa chuyên gia?

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Ngọc Long:

Thực chất rất khó nhận biết sớm viêm gan virus B và C còn viêm gan A là bệnh cấp tính nên sẽcó những triệu chứng vàng da, mệt mỏi đi tiểu sẫm màu. Trong khi bệnh viêm gan virus B và C gây tác hại với sức khoẻ nhiều hơn dẫn đến biến chứng nặng và tử vong nhưng dấu hiệu rất mơ hồ trong giai đoạn đầu như mệt mỏi chán ăn như nhiễm trùng virus khác. Nếu như chúng ta không chủ động xét nghiệm sàng lọc và đến các cơ sở y tế thì gần như không phân định được. Khi có những biến chứng như xơ gan, ung thư gan thì đã đến bước biến chứng nặng.

Nếu không thể tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh thì có thể tiêm sau đó được không?

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Quang Thái – Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) trả lời: 

Nếu không tiêm được trong 24h, trẻ có thể tiêm trong phạm vi 3 ngày vẫn có hiệu quả rất tốt. Nếu vẫn không thực hiện được trong 3 ngày, có thể tiêm tới 7 ngày sau khi sinh và thậm chí tới 1 tháng sau khi sinh vẫn có những giá trị nhất định bảo vệ trẻ khỏi những lây truyền ngang sau này.

Sau khi tiêm vắc xin viêm gan B trẻ có thể gặp phải những tác dụng phụ gì không thưa bác sĩ? Và phải làm thế nào nếu gặp phải?

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Quang Thái – Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) trả lời: 

Tác dụng không mong muốn của vắc xin VGB ở đối tượng trẻ sơ sinh là vô cùng hiếm, những phản ứng có thể gặp gồm sốt, đau tại chỗ tiêm. Gần như chưa phát hiện trường hợp phản ứng phản vệ nào ghi nhận ở độ tuổi này. Tuy nhiên nếu gặp cần bình tĩnh tuân thủ đúng hướng dẫn trong phác đồ phòng chống phản vệ để cấp cứu. Độ tuổi này có thể trùng hợp với rất nhiều bệnh lý khác nên gia đình cần theo dõi sát trẻ để đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất nếu phát hiện bất cứ điều gì bất thường.

Bệnh viêm gan B nguy hiểm như thế nào đối với trẻ sơ sinh thưa bác sĩ?

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Quang Thái – Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) trả lời: 

Khác với người lớn, trẻ sơ sinh nhiễm VGB thường biểu hiện rất nhẹ, triệu chứng âm thầm nhưng có tới 90% sẽ tiến triển thành người lành mang trùng và từ đó trở thành nguồn lây cho cộng đồng do bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu tiệt căn. Những người bị nhiễm từ rất sớm này sẽ có nguy cơ tiến triển thành xơ gan ở thời kỳ còn trẻ và sau đó sẽ là ung thư gan ngay từ thời kỳ trung niên nếu không được theo dõi, điều trị.

Một độc giả có gửi câu hỏi: Tôi mới có em bé, xin hỏi bác sĩ, cách phân biệt vàng da viêm gan và vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh như thế nào, thưa bác sĩ?

Tiến sĩ, bác sĩVũ Ngọc Long trả lời:

Vàng da sinh lí thì thường xuất hiện trong vòng tuần đầu sau sinh và ở mức nhẹ. Thường là màu vàng tươi và sau đó tự mất đi. Còn vàng da do viêm gan thì thường chủ yếu là viêm gan A. Trẻ bị viêm gan thì da vàng sậm hơn so với vàng da sinh lí, kèm theo đó là triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu sẫm màu.

Phụ nữ mắc viêm gan virus có nên cho con bú không thưa bác sĩ?

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Ngọc Long trả lời:

Phụ nữ hiện nhiễm virus viêm gan không nên cho con bú mặc dù sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Vì khi trẻ bú có thể nhiễm virus qua vết xước đầu vú vào sữa mẹ.

Tôi phát hiện mắc bệnh viêm gan B được gần 6 tháng và đang điều trị theo đơn thuốc của bác sỹ. Cho tôi hỏi chế độ ăn uống có ảnh hưởng gì đến bệnh không? Mỗi bữa ăn tôi thường uống một chén nhỏ rượu thuốc, vậy có làm bệnh nặng hơn hay làm mất tác dụng của thuốc điều trị không?

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Ngọc Long trả lời:

Đối với điều trị bệnh viêm gan virus tuyệt đối không nên uống rượu bởi bản thân bệnh viêm gan virus gây viêm gan, nguy cơ suy gan vì thế khi uống rượu có thể làm tang gánh nặng đối với gan. Những người đã được xác định nhiễm virus viêm gan tuyệt đối không nên uống rượu.

Thưa bác sĩ, xin bác sĩ cho biết gười bị viêm gan B mạn tính phải làm thế nào để bảo vệ tốt lá gan của mình?

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Ngọc Long trả lời:

Người bị viêm gan B mãn tính thì phải tuân thủ nghiêm túc việc điều trị theo lộ trình điều trị của thầy thuốc vì việc điều trị rất quan trọng ngăn sự nhân lên của virus bảo vệ lá gan. Thứ hai là tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý như rượu bia và thức uống có cồn trong quá trình điều trị. Thứ ba là không lao động nặng. Thứ tư phải đảm bảo sinh hoạt cá nhân đảm bảo an toàn tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.

Có một độc giả gửi câu hỏi: Tôi hiện đang mắc bệnh viêm gan. Xin hỏi vì sao những người mắc bệnh viêm gan cần hạn chế ăn đường và thịt mỡ, thưa bác sĩ?

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Ngọc Long:

Việc hạn chế không có nghĩa là không ăn mà ăn ở mức độ vừa đủ. Vì gan là nơi xử lí chính về đường và mỡ. Nếu gan khoẻ thì sẽ dự trữ đường và mỡ rất tốt. Còn nếu bị viêm gan mà ăn đường và mỡ như người bình thường hoặc nhiều hơn mức bình thường thì gan sẽ không làm tròn chức năng chuyển hoá được và làm cho lá gan bị suy nhanh hơn.

Xin bác sĩ cho tôi hỏi: Khi bị viêm gan có nên dùng thuốc hỗ trợ gan, thuốc có nguồn gốc từ thảo dược không? Cần kiêng cữ gì trong chế độ ăn uống và sinh hoạt? Cần làm gì để tránh lây nhiễm bệnh cho người thân và người xung quanh?

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Ngọc Long trả lời: Có thể hiểu bệnh nhân đang bị nhiễm viêm gan B hoặc viêm gan C tuân thủ nghiêm túc chế độ điều trị của bác sĩ. Về ăn uống nên ăn thức ăn có độ đạm vừa phải, hạn chế ăn đường và chất béo vì những sản phẩm này khiến gan phải làm việc nhiều hơn.

Tuyệt đối không được sử dụng rượu và các thức uống có cồn. Về thuốc hỗ trợ gan hiện nay có nhiều chế phẩm thuốc hỗ trợ gan từ thảo dược. Việc sử dụng thuốc hỗ trợ gan là tốt nhưng phải là thuốc được cấp phép, rõ nguồn gốc.

Vì những thuốc hỗ trợ gan trôi nổi có chất bảo quản ảnh hưởng sức khoẻ. Viêm gan virus B và C lây truyền qua nhiều đường như tình dục, máu, tiêm chích, từ mẹ sang con.

Do đó, bệnh nhân cần lưu ý thứ nhất tránh lây truyền lây truyền qua vơ hoặc bạn tình phải quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su. Không sử dụng bơm kim tiêm chung nếu phải tiêm chuyền. Và tốt nhất nên đến cơ sở y tế chuyên khoa sớm và kịp thời để bảo vệ sức khoẻ bản thân và người xung quanh.

Việc không được tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé không, thưa bác sĩ?

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Ngọc Long: Tỉ lệ hiện nhiễm ở Việt Nam rất cao, kể cả đối với phụ nữ đang mang thai, do vậy nếu trẻ sinh ra ở mẹ hiện nhiễm viêm gan B thì trẻ có tỉ lệ nhiễm rất cao. Trẻ sơ sinh bị nhiễm thì có tỉ lệ rất cao chuyển hoá thành sơ gan, ung thư gan và có thể dẫn tới tử vong.

Thưa bác sĩ! Em sinh bé đã được hơn một tháng. Lúc sinh ra do nước ối có màu xanh nên bệnh viện không tiêm mũi viêm gan B sơ sinh cho cháu. Em có tới trạm y tế hỏi về việc tiêm phòng mũi viêm gan B sơ sinh, nhưng họ bảo do đã quá 7 ngày nên vacxin không còn tác dụng nữa.

Bác sĩ cho em hỏi việc không được tiêm vacxin viêm gan B sơ sinh như vậy có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé không? Bé tiếp tục tiêm các mũi tiêm sau có chứa vacxin viêm gan B trong tiêm chủng mở rộng thì có tác dụng không ạ? Em xin chân thành cảm ơn.

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Ngọc Long: Như vậy trẻ sinh có nước ối màu xanh nguy cơ suy thai khi sinh nên trong vòng 24h chưa đủ tiêu chuẩn để tiêm vắc xin viêm gan B sau sinh. Việc tiêm vắc xin vào tháng 2,3, 4 sau sinh vẫn có tác dụng nhưng giảm hiệu quả so với việc tiêm trong 24h đầu.

Trong trường hợp này, gia đình nên kiểm tra xem người mẹ có nhiễm virus viêm gan B hay không. Nếu mẹ không nhiễm thì việc tiêm phòng trong các tháng 2, 3, 4 sau sinh hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh sau này.

Tại sao phải tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh trong vòng 24 giờ sau sinh, thưa bác sĩ?

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Ngọc Long trả lời:

Tỉ lệ nhiễm virut viêm gan B rất lớn, kể cả người phụ nữ dang mang thai. Do vậy nếu 1 trẻ sinh ra ở một người mẹ nhiễm virut viêm gan B thì trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm. Do vậy cần tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh trong vòng 24 giờ sau sinh.

Tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh liệu có gây ra phản ứng phụ không thưa bác sĩ?

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Ngọc Long trả lời:

Tiêm vắc xin viêm gan B khi sử dụng tại Việt Nam đều đã được kiểm định chất lượng kiểm tra độ an toàn trước khi đưa vào lưu hành. Về cơ bản vắc xin viêm gan B rất an toàn đối với người. Tuy nhiên, có thể có dưới 4 phần triệu có nguy cơ phản ứng phụ. Các cơ sở tiêm chủng thường phải theo dõi trẻ ít nhất 30 phút và hướng dẫn theo dõi trẻ tại nhà trong vòng 24h đầu. Với những trường hợp phát hiện trong 24h đầu có thể xử lý và trẻ có thể qua khỏi được.

Những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh, thưa bác sĩ?

Thạc sĩ Vũ Ngọc Long trả lời: Hiện nay thì Bộ Y tế đã có hướng dẫn về các trường hợp có thể tạm hoãn tiêm viêm gan B. Các trường hợp chủ yếu khi trẻ đang bị một số bệnh khác hoặc có các biểu hiện của việc suy các chức năng: suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy gan, suy thận, hoặc có hiểu hiện sốt cao, hạ thân nhiệt.

Trẻ sơ sinh không tiêm vắc xin viêm gan B có gặp nguy hiểm không bác sĩ?

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Ngọc Long:

Trẻ sơ sinh tiêm vắc xin viêm gan B là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa lây mẹ sang con. Hiện nay tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B của phụ nữ mang thai rất lớn. Do đó, việc này giúp ngăn ngừa lây virus viêm gan từ mẹ sang con. Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan dễ dẫn đến những biến chứng nặng gây tử vong.

Hôn một người bị viêm gan B có khả năng lây nhiễm không, thưa bác sĩ?

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Ngọc Long: Bản chất virus viêm gan B lây truyền qua đường máu, do đó khi hôn nhau virus viêm gan B có thể sẽ lây truyền qua những vết xước nhỏ trong miệng (vết xước do sâu răng, viêm loét miệng, vết xước nhỏ trong niêm mạc). Người bị viêm gan B nên đi điều trị để giảm sự lây nhiễm cho người còn lại.

Tỉ lệ lây truyền qua đường tình dục của bệnh viêm gan B có cao không thưa bác sĩ? Khi người chồng/vợ bị nhiễm virus viêm gan B mà chưa sinh con làm thế nào để vợ/chồng của mình không mắc virus viêm gan và sinh con an toàn?

Tiến sĩ, Bác sĩ: Tỉ lệ lây truyền qua quan hệ tình dục của virus viêm gan B cao gấp 100 lần lây truyền qua quan hệ tình dục của bệnh HIV. Chồng/vợ bị nhiễm virus viêm gan B nên đi điều trị, để virus viêm gan B giảm sự lây truyền từ chồng/vợ sang người còn lại. Đặc biệt, nên xét nghiệm sàng lọc trước hôn nhân.

Khi người phụ nữ bị nhiễm giảm nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình đẻ và cho con bú. Và đồng thời trẻ phải được tiêm vắc xin trong 24h đầu.

Nếu vợ hoặc chồng nhiễm virus viêm gan B và quan hệ tình dục không dung biện pháp bảo vệ và người mắc không điều trị thì khả năng lây truyền qua người còn lại là bao nhiêu % thưa bác sĩ?

Trong trường hợp này, khả năng lây truyền từ vợ hoặc chồng sang người còn lại là hoàn toàn có thể. Tốt nhất cả hai vợ chồng nên đi xét nghiệm sàng lọc và điều trị kịp thời biến chứng do virus viêm gan B gây ra.

Bạn trai tôi xét nghiệm bị viêm gan B, bố mẹ tôi ngăn cản. Bác sĩ có lời khuyên như thế nào?

Quan hệ tình dục không dung bao cao su thì sẽ có thể lây truyền sang người kia và có nguy cơ cao lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ và cho con bú. Hiện nay, nếu nhiễm virus viêm gan B được điều trị kịp thời theo đúng phác đồ thì có thể giảm sự lây truyền.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Kết quả thanh tra ban đầu vụ cắt đôi que thử HIV, viêm gan B gây sốc

Nguyễn Hà |

Sở Y tế Hà Nội đã có những báo cáo bước đầu về công tác thanh tra vụ cắt đôi que xét nghiệm HIV, Viêm gan B xảy ra tại Bệnh viên đa khoa Xanh Pôn sau 4 ngày tiến hành thanh tra (Từ 11.12 đến 14.12).

Chuyên gia: Cắt đôi que thử HIV, viêm gan B sẽ gây hậu quả nghiêm trọng

Đức Vân |

"Trong 40 năm trong nghề, tôi chưa từng nghe tới việc cắt đôi que thử HIV và viêm gan B. Tôi cũng không dạy ai làm việc đó. Lần đầu tôi nghe tới sự việc như vậy" - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Nghiêm Luật, nguyên Trưởng khoa Hóa sinh, Đại học Y Hà Nội nói.

"Bẻ đôi" que xét nghiệm HIV, viêm gan B để trục lợi: Tạm đình chỉ 3 cá nhân

Đức Vân |

Sau khi phù phép bẻ đôi hàng loạt que thử HIV và viêm gan B nhằm trục lợi, tăng số lượng que thử mẫu máu của bệnh nhân xảy ra ở Bệnh viện Xanh Pôn, 3 cá nhân đã bị tạm đình chỉ công việc.  

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi. 

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1. 

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Kết quả thanh tra ban đầu vụ cắt đôi que thử HIV, viêm gan B gây sốc

Nguyễn Hà |

Sở Y tế Hà Nội đã có những báo cáo bước đầu về công tác thanh tra vụ cắt đôi que xét nghiệm HIV, Viêm gan B xảy ra tại Bệnh viên đa khoa Xanh Pôn sau 4 ngày tiến hành thanh tra (Từ 11.12 đến 14.12).

Chuyên gia: Cắt đôi que thử HIV, viêm gan B sẽ gây hậu quả nghiêm trọng

Đức Vân |

"Trong 40 năm trong nghề, tôi chưa từng nghe tới việc cắt đôi que thử HIV và viêm gan B. Tôi cũng không dạy ai làm việc đó. Lần đầu tôi nghe tới sự việc như vậy" - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Nghiêm Luật, nguyên Trưởng khoa Hóa sinh, Đại học Y Hà Nội nói.

"Bẻ đôi" que xét nghiệm HIV, viêm gan B để trục lợi: Tạm đình chỉ 3 cá nhân

Đức Vân |

Sau khi phù phép bẻ đôi hàng loạt que thử HIV và viêm gan B nhằm trục lợi, tăng số lượng que thử mẫu máu của bệnh nhân xảy ra ở Bệnh viện Xanh Pôn, 3 cá nhân đã bị tạm đình chỉ công việc.