Ô nhiễm không khí: Thủ phạm tăng nguy cơ sảy thai chết lưu

Song Minh |

Tiếp xúc với không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ sảy thai chết lưu mà thai phụ không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối tương quan giữa ô nhiễm không khí và các biến chứng thai kỳ, nhưng nghiên cứu mới - được công bố hôm 14.10 trên tạp chí Nature Sustainability của một nhóm các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Trung Quốc - đã làm sáng tỏ một tác động ít được nghiên cứu về ô nhiễm.

Nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc với mức độ cao hơn của các hạt bụi trong không khí, cũng như khí sulfur dioxide, ozone và carbon monoxide, có liên quan đến nguy cơ sảy thai cao hơn trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Ngoài ra, rủi ro càng nghiêm trọng khi mức độ ô nhiễm càng cao - AFP dẫn nghiên cứu cho biết.

Sảy thai chết lưu có nghĩa là thai nhi chết hoặc ngừng phát triển trong thai kỳ sớm, và thường được phát hiện trong các xét nghiệm siêu âm thông thường vài tuần sau đó.

Các nhà nghiên cứu từ bốn trường đại học và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã theo dõi việc mang thai của hơn 250.000 phụ nữ ở Bắc Kinh từ năm 2009 đến 2017, bao gồm 17.497 người bị sảy thai.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phép đo từ các trạm quan trắc không khí gần nhà và nơi làm việc của những phụ nữ này để đánh giá mức độ tiếp xúc với ô nhiễm của họ.

"Trung Quốc là một xã hội già hóa và nghiên cứu của chúng tôi cung cấp một động lực bổ sung cho đất nước để giảm ô nhiễm không khí với mục đích tăng cường tỷ lệ sinh sản" - các tác giả của bài báo cho biết.

Mức độ ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng mức độ bụi mịn PM2.5 hiện tại ở Bắc Kinh vẫn cao gấp 4 lần so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.

Theo số liệu nghiên cứu của AirVisual, chỉ số bụi mịn PM2.5 trung bình theo giờ ở Bắc Kinh là 42.6 microgram trên mét khối trong 8 tháng đầu năm 2019.

Kết quả của nghiên cứu "phù hợp với các nghiên cứu khác về ô nhiễm không khí và sảy thai, cùng các nghiên cứu khác ghi nhận mối liên quan đáng kể giữa ô nhiễm không khí và sinh non" - Frederica Perera, giáo sư sức khỏe cộng đồng tại Đại học Columbia, người không tham gia vào nghiên cứu này, nói với AFP.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Cần phải cưỡng chế những cơ sở gây ô nhiễm trây ỳ “bám” nội đô

PHẠM ĐÔNG |

Sau khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, UBND TP.Hà Nội đã xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời 117 cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội thành. Nhưng đến nay, số cơ sở di dời chỉ có thể đếm đầu ngón tay, dẫn đến những hệ lụy như ô nhiễm, ùn tắc giao thông...

Từ ô nhiễm không khí tới ô nhiễm nguồn nước sạch: Chậm trễ ứng phó - người dân bất an

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Người dân Hà Nội chưa hết lo lắng về tình trạng ô nhiễm không khí thì lại đối mặt với tình trạng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt khi phát hiện nước máy có mùi khét, mùi Clo đậm đặc. Trong cả hai vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân, thì phản ứng từ chính quyền và những cơ quan chức năng lại quá chậm chạp để lý giải nguyên nhân, cảnh báo và đưa ra giải pháp xử lý vấn đề.

Sau 1 năm nữa, Hà Nội sẽ "bắt" được căn nguyên của ô nhiễm không khí?

Nguyễn Hà |

Bà Lê Thanh Thuỷ, Trưởng phòng Quản lý dự án, Sở Tài Nguyên và Môi trường cho biết, hiện nay Hà Nội đã và đang triển khai các chương trình để xác định căn nguyên của ô nhiễm không khí.

Do khó khăn, khoảng 450.000 lao động ở lại Bình Dương ăn Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, có khoảng 450.000 lao động ngoại tỉnh không về quê dịp Tết. Nguyên nhân số lượng lớn công nhân ở lại Bình Dương ăn Tết do điều kiện kinh tế, cuộc sống còn nhiều khó khăn, không đủ chi phí để về quê.

Hà Nội: Tấp nập người mua, kẻ bán tại chợ hoa Hoàng Hoa Thám ngày cận Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

Những ngày cuối năm, đường Hoàng Hoa Thám trở nên rất náo nhiệt và nhộn nhịp, nhiều người dân Hà Nội đã tới đây mua sắm các cây cảnh, hoa cảnh để trang trí dịp Tết Quý Mão 2023.

Trung Quốc mở cửa và lãi suất chi phối thị trường hàng hóa 2023

Song Minh |

Lãi suất của Fed và việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là những biến số chính trên thị trường hàng hóa toàn cầu trong năm nay, sau khi nhiều mặt hàng thiết lập mức cao lịch sử vào năm 2022 do lạm phát và chiến sự Ukraina.

Tóc Tiên: “Tết tôi thường cùng chồng về Hà Nội đón năm mới”

Mi Lan |

Nữ ca sĩ Tóc Tiên chia sẻ, cô thích khí hậu se lạnh, những món ăn đường phố ở Hà Nội. Tóc Tiên thường cùng chồng là nhà sản xuất âm nhạc Hoàng Touliver về Hà Nội đón năm mới.

Chợ đầu mối Long Biên tấp nập ngày cận Tết, cửu vạn làm không ngơi tay

Minh Hà - Việt Anh |

Tại chợ Long Biên ngày cận Tết, xe chở hàng về các chợ đầu mối càng đông, nối đuôi nhau thành một hàng dài. Không khí làm việc tại đây luôn khẩn trương, tất bật. Cửu vạn làm không nghỉ tay.

Cần phải cưỡng chế những cơ sở gây ô nhiễm trây ỳ “bám” nội đô

PHẠM ĐÔNG |

Sau khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, UBND TP.Hà Nội đã xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời 117 cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội thành. Nhưng đến nay, số cơ sở di dời chỉ có thể đếm đầu ngón tay, dẫn đến những hệ lụy như ô nhiễm, ùn tắc giao thông...

Từ ô nhiễm không khí tới ô nhiễm nguồn nước sạch: Chậm trễ ứng phó - người dân bất an

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Người dân Hà Nội chưa hết lo lắng về tình trạng ô nhiễm không khí thì lại đối mặt với tình trạng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt khi phát hiện nước máy có mùi khét, mùi Clo đậm đặc. Trong cả hai vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân, thì phản ứng từ chính quyền và những cơ quan chức năng lại quá chậm chạp để lý giải nguyên nhân, cảnh báo và đưa ra giải pháp xử lý vấn đề.

Sau 1 năm nữa, Hà Nội sẽ "bắt" được căn nguyên của ô nhiễm không khí?

Nguyễn Hà |

Bà Lê Thanh Thuỷ, Trưởng phòng Quản lý dự án, Sở Tài Nguyên và Môi trường cho biết, hiện nay Hà Nội đã và đang triển khai các chương trình để xác định căn nguyên của ô nhiễm không khí.