Ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ

Nhóm PV |

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, thậm chí gây bệnh, bệnh nặng và mãn tính như bệnh phổi, hô hấp như hen suyễn, dị ứng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi. Tình trạng ô nhiễm không khí đang ở mức báo động, đặc biệt là các thành phố lớn trong đó có Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Báo Lao Động phối hợp với Bộ Y tế tổ chức toạ đàm truyền hình với chủ đề "VẤN NẠN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VỚI SỨC KHỎE”. Buổi toạ đàm truyền hình nhận được những ý kiến đóng góp thẳng thắn và giải pháp của các chuyên gia.

[10h30]

MC: Quý vị và các bạn thân mến, chúng ta vừa lắng nghe cuộc trao đổi về chủ đề “VẤN NẠN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VỚI SỨC KHỎE”.

Chương trình hôm nay đã có những cái nhìn chung nhất về thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM.

Bên cạnh đó, các khách mời cũng đã đưa ra những cảnh báo cùng lời khuyên để người dân biết cách ứng phó với ô nhiễm môi trường; đồng thời đưa ra những biện pháp để cải thiện ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sống.

Hy vọng thông qua chương trình, người dân sẽ có cái nhìn đúng hơn về thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay và những ảnh hưởng đến sức khoẻ để từ đó thay đổi hành vi, cùng chung tay nâng cao chất lượng môi trường.

Chương trình truyền hình trực tuyến của báo Lao Động xin được dừng tại đây. Xin cảm ơn các vị khách mời đã có những chia sẻ quý giá và xin hẹn gặp lại quý vị ở chương trình truyền hình trực tuyến tiếp theo.

Xin trân trọng cảm ơn!

 
TS . BS Nguyễn Đức Sơn – Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường ( Bộ Y tế ) trả lời câu hỏi.

[10h19]

MCĐể hạn chế sự gia tăng ô nhiễm không khí, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch Hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

Kế hoạch đề ra mục tiêu tổng quát là hướng tới tăng cường công tác quản lý chất lượng không khí thông qua kiểm soát nguồn phát sinh khí thải; giám sát chất lượng không khí xung quanh nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí và bảo đảm sức khỏe cộng đồng. Bộ Tài nguyên và Môi trường nên có hành động cụ thể như thế nào?

TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Tổng cục phó Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam:

- Với tư cách công dân, tôi nghĩ kế hoạch của Chính phủ khá chi tiết, các cấp ngành, các bộ trách nhiệm ra sao đều rất rõ. Bộ Tài nguyên môi trường được giao nhiễm vụ rà soát lại các ngành khác, địa phương đã làm gì để báo cáo Thủ tướng.

Với trách nhiệm Bộ Tài nguyên và Môi trường, cần làm thế nào để tăng cường hệ thống quan trắc, không chỉ ở Hà Nội mà các đô thị khác, công bố hiện trạng về không khí có người dân.

Kiểm soát chặt chẽ nguồn thải sản xuất, có nhiều cơ sở sản xuất ngoài Hà Nội cần được thanh kiểm tra. Cần kiểm kê ngay các nguồn phát thải như giao thông, nguồn sản xuất làng nghề... nhưng cái nào là chính.

Chúng ta không có đủ nguồn lực để làm hết thì cần biết cái nào là ưu tiên để đề ra biện pháp xử lý dài hạn. Nên phối hợp bộ giao thông kiểm soát chặt chẽ nguồn từ phương tiện giao thông cơ giới. Kiểm tra các chính quyền địa phương, kiểm tra các công trình xây dựng. Phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giảm việc đốt rơm rạ.

Việc phát hiện và cùng các Bộ ngành phối hợp để xử lý. Đó là trách nhiệm, vai trò lớn của Bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tôi hiểu mong muốn nhiều nhưng rất nhiều cơ chế bó lại, cần có đề nghị với cấp trên, Thủ tướng để phá vỡ ràng buộc, cơ chế để bảo vệ sức khoẻ người dân. Dù tốn kém, mất công cũng phải làm ngay.

TS. BS Nguyễn Đức Sơn – Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường ( Bộ Y tế ):

- Trong ngành Y có câu điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng. Chúng ta đang xử lý tình trạng điều trị triệu chứng. Muốn tiến đến lâu dài, chúng ta phải điều trị nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, sự cố ô nhiễm môi trường.

Tất cả nguyên nhân gây ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. Bất cứ nước nào đang trong quá trình phát triển sẽ gặp phải nên chúng ta cần khắc phục dần. Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí vào năm 2020, tầm nhìn 2025 (Theo quyết định số 9851 của Thủ tướng Chính phủ) là kế hoạch tổng thể lâu dài.Những cái chúng ta đang giải quyết mang tính tức thì, thởi điểm.

Muốn bảo vệ môi trường lâu dài tiến đến giải pháp tổng thể. Chúng tôi đã có cuộc họp với Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới WHO tại Việt Nam. Quan điểm khi xử lý những vấn đề lớn là tổng thể lâu. Để đạt được hiệu quả của kế hoạch, khi có những vấn đề về môi trường đưa ra những khuyến cáo phù hợp. Đồng thời, tiến tới xây dựng bản đồ về ô nhiễm không khí online cập nhật thường xuyên để người dân theo dõi.

[10h12]

MC: Lời khuyên của các chuyên gia cho người dân thủ đô trong sinh hoạt hàng ngày để hạn chế tối đa việc chịu ảnh hưởng từ không khí, môi trường ô nhiễm?

TS. BS Nguyễn Đức Sơn – Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường ( Bộ Y tế ):

- Đề án cải thiện chất lượng môi trường không khí, giảm thiểu tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng cần có sự phối hợp đồng bộ các giải pháp.

Đầu tiên là các quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước, sự chung sức của cả xã hội từ Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành đến sự tham gia của các đoàn thể và từng người dân. Hiện nay chúng ta đang có kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí vào năm 2020, tầm nhìn 2025 (Theo quyết định số 9851 của Thủ tướng Chính phủ). Mục tiêu thứ nhất là giảm thiểu nguồn phát thải.

Việc này phải được thực hiện đồng bộ đạt được mục tiêu cao nhất. Chúng ta nói nhiều đến nguồn phát thải như nhà máy công nghiệp không đảm bảo quy chuẩn môi trường… Chúng ta sẽ kiểm soát các nguồn phát thải để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ví dụ như cần di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm khỏi khu vực dân cư và đô thị.

Các nhà máy cần tiến tới việc sử dụng quy trình công nghệ sản xuất hiện đại, thân thiện với môi trường. Tránh sử dụng các công nghệ cũ , lạc hậu phát sinh ô nhiễm. Đồng thời, hạn chế sử dụng các phương tiện cá nhân. Tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Các cơ quản chức năng cũng tiến tới việc kiểm soát chất lượng khí thải phương tiện giao thông qua quá trình đăng kiểm, kiểm tra kể cả ô tô và xe máy.

Ngoài ra, rà soát các khu vực, công trình xây dựng, che chắn để giảm thiểu phát thải ô nhiễm. Mấu chốt là tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường đối với người dân, cộng đồng không đô rác, vứt rác bừa bãi, ý thức tham gia giao thông. Giám sát thường xuyên chất lượng không khí và thông báo rộng rãi để người dân biết và bảo vệ sức khỏe.

[10h10]

MC Cát Tường
MC Cát Tường

MC: Thưa các chuyên gia, chúng ta nên làm thế nào trong sinh hoạt hàng ngày để hạn chế tối đa việc chịu ảnh hưởng từ không khí, môi trường ô nhiễm?

TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Tổng cục phó Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam:

Hiện nay có nhiều trang Web, App (ứng dụng) có thể tra cứu thông tin quan trắc ở một số thành phố như Hà Nội, TPHCM.

Chúng ta nên tham khảo thông tin để biết mức độ ô nhiễm, những nhóm người nhạy cảm như trẻ em, người già, người bênh phổi thì hạn chế ra chỗ ô nhiễm cao. Cần tự bảo vệ chính mình. Rồi còn vấn đề máy lọc không khí trong nhà. Các cơ quan chức năng nên có trách nhiệm kiểm tra khẩu trang, máy lọc không khí để kiểm định chất lượng.

Hiện tại, thật giả lẫn lộn nhiều, nhiều loại khẩu trang quảng cáo lọc được bụi mịn P.M2.5 nhưng giá chỉ mấy chục nghìn thì không thể. Mỗi hành động của mỗi con người đều có thể giúp giảm nhiễm độc không khí.

Ví dụ ở nhà, việc đun nấu, vệ sinh môi trường trong nhà như thế nào? Có nên đóng cửa hay mở cửa sổ? Việc đi ra đường, cần có tinh thần tham gia tích cực vào việc hạn chế ô nhiễm như hạn chế đi xe máy.

Ở ngã tư nếu đèn đỏ lâu thì tắt xe máy. Việc làm sạch làng, sạch xóm, không đốt rơm rạ, rác. Đi các phương tiện giao thông công cộng, kiểm soát chất lượng xe máy phát thải nhiều khí thải...Hà Nội đề ra việc hạn chế xe máy trong nội đô nhưng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.

Ngoài việc tự bảo vệ thì nên tham gia tích cực vào các hành động giúp giảm thải ô nhiễm, có như vậy ô nhiễm Hà Nội và các thành phố khác mới giảm. Ở nông thôn việc đốt rơm rác rất nhiều, người dân đang phải trả giá bằng chính sức khoẻ. Cần có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa, để mọi người chủ động tham gia giảm ô nhiễm không khí.

[10h03]:

MC: Trước thực trạng không khí các thành phố ô nhiễm, có người khuyên nên ở nhà đóng kín cửa, nhưng có người nói đóng kín cửa càng khiến không khí tù đọng và nguy hiểm hơn. Xin ý kiến của chuyên gia về việc dùng điều hòa có giúp lọc sạch không khí hơn không?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hồng:

- Bàn luận về ô nhiễm không khí trong môi trường tuy nhiên mình sinh hoạt trong nhà chiếm thời gian chủ yếu. Như vậy mình có an toàn hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Bởi khi xây dựng huôn viên sinh hoạt trong nhà thì có lỗ thông không khí và những hạt buị mịn siêu nhỏ có thể len lỏi vào nhà.

Có 3 đường xâm nhập là kẽ hở, hai là hành động đóng mở cửa, ba là tác động khác như sử dụng các thiết bị điện. Điều hoà khi thiết kế tránh luồng khí lưu thông để tiết kiệm nhiên liệu gây tù đọng không khí.

Dùng điều hoà không khí có lọc không khí hay không? Rất nhiều người đổ xô đi mua máy lọc không khí. Có một số loại hoà hiện đại vừa có chức năng điều hoà nhiệt độ không khí và lọc không khí.

Vì thế, có thể nói có điều hoà ít nhiều có giá trị nhưng giá trị đến đâu thì phải có những nghiên cứu cụ thể, rõ ràng mới khẳng định được.

[9h49]

MC: Ở nước ngoài có những trang web đưa thông số trực tiếp về mức độ ô nhiễm không khí để người dân phòng tránh. Thưa TS Hoàng Dương Tùng ở Việt Nam hiện đã có một đơn vị nào chuyên trách về vấn đề này chưa? Người dân muốn theo dõi mức độ ô nhiễm không khí nơi mình sống thì làm thế nào?

TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Tổng cục phó Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam:

-Hiện nay có một số trang web công bố chỉ số chất lượng không khí của Sở Tài Nguyên Môi trường Hà Nội, Tổng cục Môi trường. Ngoài ra có một số trang web độc lập.

Tuy nhiên, một số người tra cứu vào trang web trên thì không nhận được nhiều thông tin. Bởi ở Hà Nội chỉ có 2 trạm quan trắc cố định và 8 trạm cảm biến. Những trang web chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Chưa kể đến, các thành phố khác và thành phố Hồ Chí Minh không có trạm quan trắc tự động nào.

Để biết các chỉ số chất lượng không khí không phải quan tâm hàng ngày, không cần biết giờ hôm qua như thế nào mà là từng giờ từng phút để có những hoạt động phù hợp. Như vậy đòi hỏi hệ thống quan trắc tự động. Hiện nay, nước ngoài đầu tư cho hệ thống quan trắc rất nhiều.

Tuy nhiên, nhiều nước đang phát triển chưa đủ lực về tài chính để đầu tư hệ thống quan trắc. Vì thế, những nước đang phát triển lựa chọn việc phát triển hệ thống quan trắc công dân, cho phép cập nhật cảm biến công dân đưa lên hệ thống điện thoại di động.

Với công nghệ thông tin quan trắc phát triển thì người dân tiếp cận được những thông tin chính thống và thông tin cảnh báo. Nước ta chưa bằng những nước khác song cũng đang có những sự cố gắng để cung cấp cho người dân những thông tin cảnh báo cần thiết về chỉ số chất lượng không khí nơi mình sinh sống.

[9h55]

MC: Trước khi đi vào phần  2 của buổi toạ đàm truyền hình hôm nay, chúng tôi xin mời các quý vị xem một clip về giải  pháp cải thiện môi trường hiện nay.

[9h42]

MC: Tỉ lệ trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp và bệnh do ô nhiễm môi trường so với các bệnh khác như thế nào?Những loại bệnh ung thư nào có liên quan đến ô nhiễm môi trường, thưa bác sĩ?

v
"Nguyên nhân ung thư do cơ thể tự sinh ra chỉ 10% còn lại 85% là đến từ môi trường" - BS Nguyễn Ngọc Hồng nói.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hồng:

-Vấn đề trẻ em mắc bệnh trong môi trường ô nhiễm thì tỉ lệ rất khó trả lời, không thể ước lệ được, nhưng cảm quan tôi thấy những người bệnh đa phần sống trong môi trường chật hẹp. Tuy nhiên cái này cần có nghiên cứu chính xác.

Một số bệnh có liên quan đến ô nhiễm thì, nguyên nhân bệnh ung thư do cơ thể tự sinh ra chỉ 10% còn lại 85% là đến từ môi trường, do môi trường sống, thói quen xấu trong sinh hoạt gây bênh ung thư như thói quen thuốc lá, uống rượu, thức khuya, ăn nhiều dầu mỡ, ít rau triền miên cuộc sống cũng uống rượu thì chắc chắn sẽ xảy ra vấn đề.

Môi trường ăn uống có thói quen thức ăn lạc phơi khô làm muối vừng. Lạc nhiều nấm mốc gây hại. Đặc thù người Việt Nam ăn nhiều đồ muối như dưa muối, cà muối, thịt nguội... các món này đều có thể gây ung thư. Dưa cà mắm muối khú có thể gây ung thư dạ dày. Có người có thói quen ăn lúc 1h đem đồ mặn... Các yếu tố vật lý như tia phóng xạ, hay công nhân làm trong xưởng có thể gây ung thư...

 

[9h31]

MC: Một độc giả gửi câu hỏi đến như sau: Thưa bác sĩ, em được biết thủy ngân có nhiều ở khu vực đốt rác, cháy rừng. Vừa rồi gần nhà em có vụ cháy rừng rất lớn khiến em rất lo. Nếu hít phải thủy ngân sẽ gây ra những căn bệnh gì, thưa bác sĩ ? Làm thế nào để thải độc thủy ngân ra khỏi cơ thể? TS.BS Nguyễn Đức Sơn có ý kiến gì không ạ?

TS.BS Nguyễn Đức Sơn – Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế):

Thủy ngân được ghi nhận hiện diện trong một số các nguyên vật liệu sản xuất. Thông thường khi môi trường ô nhiễm thuỷ ngân do cháy nổ, trong hệ sinh thái rừng có thuỷ ngân. Khi cháy rừng thuỷ ngân có thể phát tán ra môi trường xung quanh. Về lâu về dài khi có kết quả quan trắc có dấu hiệu ô nhiễm thuỷ ngân thì theo dõi xem cơ thể có những biểu hiện gì, có những xét nghiệm về thuỷ ngân, máu và nước tiểu.

Tuy nhiên, việc xác định có làm những xét nghiệm đó hay không tuỳ thuộc vào biểu hiện, triệu chứng của bệnh nhân cũng như nguy cơ sau khi quan trắc môi trường có dấu hiệu ô nhiễm trầm trọng hay không .

Nếu để mô tả về triệu chứng khi nhiễm thuỷ ngân có dấu hiệu có thể nhầm lẫn với bệnh khác.

Khi nhiễm độc thuỷ ngân cấp có dấu hiệu rõ nét. Viện Sức khoẻ Nghề nghiệp và Môi trường chưa ghi nhận trường hợp nặng. Khi thuỷ ngân xâm nhập cơ thể, cơ thể cũng có cơ chế tự đào thải.

Tuy nhiên, hiện nay có những phương pháp điều trị tốt hơn. Nhiễm độc thuỷ ngân ít xảy ra ở Việt Nam. Nhiễm độc kim loại thường là nhiễm độc chì và Trung tâm Chống độc(Bệnh viện Bạch Mai) đã có những phương pháp điều trị tiên tiến.

[9h30]

MC: Những gánh nặng bệnh tật liên quan đến đường hô hấp khi ô nhiễm không khí bên ngoài lớn như thế nào thưa bác sĩ Nguyễn Ngọc Hồng?

Bác sĩ Nguyễn Hồng Ngọc: Gánh nặng bệnh tật do ô nhiễm môi trường chia làm bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm. Mô hình bệnh tật thể kỉ 20 và hiện tại bây giờ đã thay đổi. Nó có liên quan đến môi trường không thì chưa có nghiên cứu. Chúng tôi chưa có nghiên cứu khẳng định, nhưng mô hình bệnh tật chắc chắn bị ảnh hưởng

[9h24] 

MC: Thưa TS.BS Nguyễn Đức Sơn, Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường đã có những điều tra, đánh giá thế nào về tỉ lệ người dân mắc các bệnh về đường hô hấp giữa thành phố và nông thôn?

TS . BS Nguyễn Đức Sơn - Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường ( Bộ Y tế):

Các nguồn ô nhiễm không khí đô thị hiện nay chủ yếu từ hoạt động công nghiệp, xây dựng, giao thông, sinh hoạt. Mối nguồn phát sinh các tác nhân ô nhiễm khác nhau. Nhìn chung các thông số ô nhiễm không khí chính tại các đô thị là bụi, khí CO, SO2, NO2, hơi xăng, Benzen . . .

Ô nhiễm bụi là đáng lo ngại. Ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe phụ thuộc vào bản chất hạt bụi, kích thước hạt bụi, các hạt bụi còn là vật chứa các vi sinh vật như vi khuẩn , virút, nấm mốc xâm nhập vào cơ thể. Các hạt bụi càng nhỏ càng đi sâu vào đường hô hấp như các phế nang thậm chí thẩm thấy qua hệ thống mạch vào máu như bụi mịn PM2.5. Bụi Pm2.5 được đánh giá có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến sức khoẻ con người.

[9h20]

MC: Với tình trạng sức khỏe ô nhiễm như hiện nay, chúng ta nên làm thế nào để bảo vệ sức khỏe của con người đặc biệt là những người già, trẻ em và những người mắc bệnh mạn tính trong môi trường ô nhiễm? Chúng tôi muốn nhận được ý kiến của bác sĩ Nguyễn Ngọc Hồng.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hồng: Với tình trạng ô nhiễm như vậy, đối với trẻ em hoặc phụ nữ có thai thì rất nhạy cảm ở môi trường ô nhiễm, gây viêm nhiễm đường thở kéo dài, ảnh hưởng sự phát triển thể chât của trẻ, đi vào tuần hoàn và gây nhiều bệnh lý khác cho trẻ dẫn tới chậm phát triển cả thể chất và tinh thần. Người già thì gây kích ứng, điều trị kéo dài. Những trẻ em bị hen xuyễn hay phổi mãn tính ở người già cần được sống trong môi trường trong lành. Cần có sự trợ giúp của y tế để nhận sự hỗ trợ của y tế.

{9h18]

MC: Có nhiều ý kiến, nhận định cho rằng với những người sống ở thành phố lớn, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, thường dễ mắc các bệnh về ô nhiễm không khí hơn là những người sống ở các vùng quê.

Ông đánh giá thế nào về nhận định này và đặc biệt hơn nữa, khi bị ô nhiễm không khí như vậy, người dân thường mắc các bệnh gì về đường hô hấp? Xin chuyển câu hỏi này đến bác sĩ Nguyễn Ngọc Hồng.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hồng: Ở Thành phố lớn thì mật độ dân cư đông đúc nhưng ở các vùng nông thôn cũng có nhiều vấn đề, Các khu công nghiệp di chueyern về nông thôn, các làng nghề, gia đình, xí nghiệp nhỏ tiểu thủ công nghiệp, Ví dụ ở Bắc Ninh có khu vực chăn nuôi gia súc gia cầm tập trung, sản xuất nông sản.... gây ô nhiễm.

Tuy nhiên vẫn có khu nông thôn trong lành như miền núi, vùng sâu vùng xa, chưa phất triển về tiểu thủ công nghiệp, thì không khí vẫn trong lành. Nông thôn có những vùng đã có ô nhiễm cục bộ rồi. Cần có chiến lược phòng tránh và bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ.

[9h11]:

MC: Thưa TS.BS Nguyễn Đức Sơn, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng đã và đang gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng môi trường sống của con người đang ngày càng bị đe dọa. Xin ông cho biết, thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

TS.BS Nguyễn Đức Sơn, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế)
TS.BS Nguyễn Đức Sơn, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế)

 
TS.BS Nguyễn Đức Sơn – Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) :

Việt Nam chúng ta đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tốc độ đô thị hóa liên tục gia tăng, bên cạnh các mặt tích cực như làm thay đổi diện mạo nền kinh tế, tạo nhiều việc làm,,,tuy nhiên song song với đó thì quá trình trên cũng tạo ra một số các mặt trái tác động không nhỏ tới đời sống xã hội: Một trong các vấn đề đó là tình trạng ô nhiễm môi trường trong đó có ô nhiễm không khí.

Theo báo cáo thường niên EPI (Bộ chỉ số EPI là công cụ đo lường mức độ hiệu quả công tác quản lý môi trường) của Mỹ thực hiện, Việt Nam hiện đang đứng trong top 10 các nước ô nhiễm không khí ở Châu Á.

Một nghiên cứu của Viện Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường về ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội và Hải Phòng. Kết quả môi trường không khí ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép 1,5-3 lần cả mùa đông và mùa hè; các hơi khí độc chung CO, SO2, NO2 ô nhiễm cục bộ.

Các báo cáo kết quả quan trắc gần đây cho thấy môi trường không khí nói chung đặc biệt tại các đô thị bị ô nhiễm ở mức đáng lo ngại, tổng lượng bụi tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có xu hướng tăng cao, chỉ số chất lượng không khí ( AQI) luôn vượt tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm bụi, đặc biệt loại bụi kích thước nhỏ (PM 10, PM 2.5) vượt tiêu chuẩn cho phép các thời điểm trong ngày, ô nhiễm tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép cả ngày và đêm. Các chỉ số ô nhiễm hơi khí khác như CO, SO2, NO2, hơi xăng vượt tiêu chuẩn cho phép ở các giờ cao điểm, đặc biệt tại các đường và nút giao thông.

Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị lớn hiện nay đang phát triển đô thị hóa với tốc độ “chóng mặt”, các thành phố như các công trường xây dựng, phương tiện giao thông gia tăng hàng ngày…nếu không có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tích cực và hiệu quả hơn, vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm không khí nói riêng sẽ có xu thế gia tăng đáng lo ngại.

Nhìn chung các vùng nông thôn, chất lượng không khí tốt hơn, ô nhiễm không khí tác động cục bộ do các hoạt động sản xuất từ các làng nghề, xây dựng, đốt rơm rạ, đốt rác thải, đun nấu…

Nhà báo Nguyễn Ngọc Hiển - Tổng biên tập Báo Lao Động tặng hoa cám ơn các khách mời đã tới tham dự chương trình.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Hiển - Tổng biên tập Báo Lao Động tặng hoa cám ơn các khách mời đã tới tham dự chương trình.

Trước khi bắt đầu buổi truyền hình trực tuyến mời quý vị và các bạn cùng theo dõi clip về tình trạng ô nhiễm môi trường tại các thành phố lớn hiện nay.

Thực trạng đáng báo động về ô nhiễm môi trường tại các thành phố lớn

MC: Chúng ta vừa theo dõi clip về tình trạng ô nhiễm môi trường tại các thành phố lớn hiện nay.

Một kết quả đo và phân tích chỉ số không khí (AQI) trên địa bàn Hà Nội hồi tháng 9.2019 cho thấy, nhiều nơi chất lượng không khí rất kém, do nồng độ bụi trong không khí cao, vượt mức cho phép, được xếp vào nhóm “rất không tốt cho sức khỏe” và nên hạn chế tiếp xúc.  Điều này làm cho người dân thủ đô và dư luận rất lo ngại.

Thưa bác sĩ Nguyễn Ngọc Hồng – Trưởng Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp (Bệnh viện Phổi Trung ương): Chất lượng không khí không tốt, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung đặc biệt ở đường hô hấp.

Mũi họng là cửa ngõ của đường hô hấp, là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Vậy theo ông sống trong môi trường ô nhiễm mũi họng bị ảnh hưởng thế nào và cần làm gì để bảo vệ bộ phận cửa ngõ của đường hô hấp này trước các tác nhân ô nhiễm môi trường?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hồng:

Trước hết chúng ta phải hiểu bản thân cơ thể con người đã có hệ thống bảo vệ tự nhiên. Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường ô nhiễm như vậy, cơ thể sẽ không còn đủ sức bảo vệ cơ thể.

Chính vì vậy để bảo đảm ngăn ngừa hạn chế sự xâm nhập vào cơ thể, người dân dân cần phải để ý chỉ số trên hệ thống quan trắc được thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để xem chất lượng không khí có đảm bảo hay không.

BS Nguyễn Ngọc Hồng
BS Nguyễn Ngọc Hồng -Trưởng Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp (Bệnh viện Phổi Trung ương)

Nếu bắt buộc phải ra ngoài thì phải đeo khẩu trang có chức năng lọc khí. Hơn nữa phải vệ sinh khu vực sinh sống để xem khu vực mình ở môi trường có thông thoáng, sạch sẽ hay không. Ngoài ra, việc sử dụng than tổ ong cũng là một nguồn ô nhiễm.

Vì thế, nên chuyển sang dùng bếp từ bếp điện thay vì dung bếp than tổ ong. Người dân nên trồng cây xanh ở khu vực mình sinh sống để cải thiện môi trường. Cuối cùng, người dân cần tránh việc đốt rác thải, cụ thể là rơm rạ ngoài đồng, đây là một nguồn gây ô nhiễm rất lớn.

[9h]

MC: Chào mừng quý vị và các bạn đến với chương trình truyền hình trực tuyến “VẤN NẠN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VỚI SỨC KHỎE”

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO),  mỗi năm có khoảng 12,6 triệu người trên thế giới tử vong vì ô nhiễm môi trường, tức là cứ 4 người chết thì có 1 người tử vong do hậu quả của việc sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm.

Môi trường ô nhiễm không chỉ là hậu quả của sự phát triển kinh tế xã hội, ý thức bảo vệ môi trường của con người mà còn là do sự biến đổi của tự nhiên....  Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở nên đáng báo động do tình trạng tập trung đông dân cư dẫn tới ô nhiễm, khói bụi từ các công trình xây dựng, mật độ phương tiện giao thông lớn cộng thêm khí thải từ than, củi hoặc do người dân ngoại thành đốt rơm rạ gây ô nhiễm không khí ở nội đô.... Bên cạnh đó nguồn ô nhiễm ngay trong mỗi gia đình như ô nhiễm do khói thuốc, do thói quen sinh hoạt, dùng loại bếp, thiết bị sưởi ấm ... vô tình đã trở thành nguồn ô nhiễm gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Với chủ đề VẤN NẠN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VỚI SỨC KHỎE”, thông qua buổi Truyền hình trực tiếp, Báo Lao Động mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp thẳng thắn và giải pháp của các chuyên gia để môi trường sống được cải thiện cũng như góp phần làm trong sạch môi trường.

Xin giới thiệu các khách mời chương trình gồm:

- TS.BS Nguyễn Đức Sơn – Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế).

- Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Ngọc Hồng – Trưởng Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp (Bệnh viện Phổi Trung ương).

- TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Tổng cục phó Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam.

Xin cảm ơn các vị khách mời đã nhận lời mời tham gia chương trình của chúng tôi hôm nay.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Trời mù mịt từ sáng đến trưa, Sài Gòn ô nhiễm trở lại?

MINH QUÂN |

Sáng ngày 22.10, sương mù lại xuất hiện nhiều ở nhiều quận, huyện tại TP.Hồ Chí Minh. Đến trưa cùng này, dù trời nắng nhưng lớp sương mù vẫn bao phủ những tòa nhà cao tầng khiến tầm nhìn bị hạn chế, người đi đường bị cay mắt.

Ô nhiễm không khí: Thủ phạm tăng nguy cơ sảy thai chết lưu

Song Minh |

Tiếp xúc với không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ sảy thai chết lưu mà thai phụ không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào.

Ô nhiễm gia tăng, Hà Nội cần tái khởi động rửa đường bằng xe chuyên dụng

Q.Hiệu |

Tình hình ô nhiễm bụi, không khí của Hà Nội đang ngày càng trầm trọng. Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng, Hà Nội cần tái khởi động việc rửa đường bằng xe chuyên dụng như trước đây.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

Đà Nẵng: Mai nở muộn, chủ vườn nóng ruột lo mất tết

Nguyễn Linh |

Những ngày cận kề tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các chủ vườn mai trên địa bàn TP Đà Nẵng xót ruột vì thời tiết thất thường khiến mai nở muộn, sợ không trúng dịp tết.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Trời mù mịt từ sáng đến trưa, Sài Gòn ô nhiễm trở lại?

MINH QUÂN |

Sáng ngày 22.10, sương mù lại xuất hiện nhiều ở nhiều quận, huyện tại TP.Hồ Chí Minh. Đến trưa cùng này, dù trời nắng nhưng lớp sương mù vẫn bao phủ những tòa nhà cao tầng khiến tầm nhìn bị hạn chế, người đi đường bị cay mắt.

Ô nhiễm không khí: Thủ phạm tăng nguy cơ sảy thai chết lưu

Song Minh |

Tiếp xúc với không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ sảy thai chết lưu mà thai phụ không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào.

Ô nhiễm gia tăng, Hà Nội cần tái khởi động rửa đường bằng xe chuyên dụng

Q.Hiệu |

Tình hình ô nhiễm bụi, không khí của Hà Nội đang ngày càng trầm trọng. Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng, Hà Nội cần tái khởi động việc rửa đường bằng xe chuyên dụng như trước đây.