Nước dùng chế biến thức ăn không đảm bảo có thể bị phạt đến 10 triệu

TH |

Theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP, hành vi sử dụng nước không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật hoặc không bảo đảm vệ sinh theo quy định của pháp luật tương ứng để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống… có thể bị phạt từ 7 đến 10 triệu đồng.

Nghị định 115/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm mới có hiệu lực, thay thế Nghị định 178 ban hành từ năm 2013.

Tại Nghị định này, Chính phủ đưa ra quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm.

 
Sử dụng nước sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh.

Theo đó, Nghị định quy định:

1. Phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Bày bán, chứa đựng thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ, vật liệu không bảo đảm vệ sinh;

- Không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến;

- Nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;

- Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.

2. Phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước;

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về lưu mẫu thức ăn;

- Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản suất ăn sẵn, thực phẩm dùng ngay không bảo đảm vệ sinh; gây ô nhiễm đối với thực phẩm;

- Cống rãnh thoát nước thải khu vực chế biến bị ứ đọng; không được che kín;

- Không có nhà vệ sinh, nơi rửa tay;

- Dụng cụ thu gom chất thải rắn không có nắp đậy.

3. Phạt tiền từ 5 - 7 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 7 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Sử dụng nước không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật hoặc không bảo đảm vệ sinh theo quy định của pháp luật tương ứng để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống;

- Chủ cơ sở không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

- Không thực hiện thu gom, xử lý chất thải, rác thải trong phạm vi của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định của pháp luật;

- Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, trừ các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, các điểm a, b và c khoản 4, khoản 5 Điều này.

5. Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được tham gia trực tiếp kinh doanh dịch vụ ăn uống.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 1 - 3 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.

TH
TIN LIÊN QUAN

Đảm bảo nước sạch sinh hoạt sau mưa bão

TH |

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế TPHCM đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải trong cơ sở y tế sau bão lụt; thường xuyên kiểm tra công tác đảm bảo nước sạch ăn uống, sinh hoạt của người dân.

Để người dân Đà Nẵng không còn thiếu nước sạch

THUỲ TRANG - TRUNG HIẾU |

6 năm chưa xong thủ tục cho một nhà máy nước, trong khi tình trạng thiếu nước sinh hoạt diễn ra trên diện rộng, được dự báo từ 10 năm trước. Đáng nói hơn, Cty CP Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) sau khi cổ phần hóa lại vận hành kém, buộc người dân mỗi năm vẫn sống trong tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt ngay giữa mùa mưa, mà vài ngày vừa qua là một ví dụ.

Người dân chịu “khát” bên nhà máy nước sạch gần 8 tỉ đồng

ĐỖ VẠN |

Nhằm cung ứng nguồn nước sạch cho gần 800 hộ dân, một công trình nước sạch được đầu tư xây lắp gần 8 tỉ đồng. Tuy vậy, công trình đưa vào hoạt động được 1 tháng thì bị bỏ hoang mà không được sửa chữa, các hệ thống đang xuống cấp nghiêm trọng

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Đảm bảo nước sạch sinh hoạt sau mưa bão

TH |

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế TPHCM đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải trong cơ sở y tế sau bão lụt; thường xuyên kiểm tra công tác đảm bảo nước sạch ăn uống, sinh hoạt của người dân.

Để người dân Đà Nẵng không còn thiếu nước sạch

THUỲ TRANG - TRUNG HIẾU |

6 năm chưa xong thủ tục cho một nhà máy nước, trong khi tình trạng thiếu nước sinh hoạt diễn ra trên diện rộng, được dự báo từ 10 năm trước. Đáng nói hơn, Cty CP Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) sau khi cổ phần hóa lại vận hành kém, buộc người dân mỗi năm vẫn sống trong tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt ngay giữa mùa mưa, mà vài ngày vừa qua là một ví dụ.

Người dân chịu “khát” bên nhà máy nước sạch gần 8 tỉ đồng

ĐỖ VẠN |

Nhằm cung ứng nguồn nước sạch cho gần 800 hộ dân, một công trình nước sạch được đầu tư xây lắp gần 8 tỉ đồng. Tuy vậy, công trình đưa vào hoạt động được 1 tháng thì bị bỏ hoang mà không được sửa chữa, các hệ thống đang xuống cấp nghiêm trọng