Nốt ruồi và ung thư da

Bs Nguyễn Kiên |

Ngày 28.7, khoa Ung bướu, BV Hùng Vương, Phú Thọ phẫu thuật điều trị ung thư (UT) da, đường kính 1,5cm, cho ông L.T.T, 51 tuổi. Cách đây 10 năm, ông T đã tẩy nốt ruồi trên sống mũi, nhưng khoảng 2 năm nay thấy mọc lại, sưng đỏ, bật máu khi rửa mặt và không liền da, lại thêm ngứa rất khó chịu. Sinh thiết xét nghiệm mô da nốt ruồi, chẩn đoán UT da giai đoạn sớm và ông T không thể tin rằng mình bị UT da từ một nốt ruồi…

Tháng 6, ông N.Q.S đến Viện Da liễu T.Ư khám. Trước đây, ông phát hiện một đốm đen nhỏ ở gan chân trái, không đau, không ngứa, không to ra. Ba năm nay, vết đen to lên khoảng 1cm, khoảng 3 tháng nay, to nhanh hơn và xung quanh xuất hiện thêm các chấm đen.

Thấy vùng bất thường hình méo mó, ranh giới không rõ ràng với da xung quanh, chỗ đậm chỗ nhạt, nghĩ đến UT da nên BS cho xét nghiệm mô; chẩn đoán UT tế bào (TB) hắc tố da. May là các TB UT chỉ mới ở lớp trên cùng của da (thượng bì), chưa xâm lấn xuống trung bì và các mô xung quanh, chưa di căn. BS cắt bỏ rộng vùng tổn thương để đảm bảo loại bỏ hết TB UT, tạo hình vùng khuyết da.

Hiểu về ung thư da

Da có hàng chục loại TB biệt hóa, luôn luôn biến đổi từ có nhân thành không nhân (sừng hóa) và chết đi, vì thế da luôn sinh ra những TB mới để đảm bảo cấu trúc, chức năng. Có ba loại UT da hay mắc nhất: Nhiều nhất là UT TB đáy (Basal-cellskin cancer - BCC, khởi nguồn từ lớp đáy của da, phần thấp nhất của thượng bì); chiếm 75%; thường ở các vùng thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng như mặt, cổ; biểu hiện là những nốt nhỏ giống như ngọc trai màu vàng sáp, hoặc như vết sẹo nhỏ hoặc như các vết loét màu nâu đỏ.

Thứ hai là UT TB gai (Squamous cell carcinoma - SCC, khởi nguồn từ lớp TB gai (TB vảy) của da); khoảng 20%; cũng thường ở các vùng thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng như mặt, tai, bàn tay; biểu hiện là các nốt đỏ trên da và những vết loét đóng vảy.

Thứ ba là UT TB hắc tố (Melanoma); loại này có thể ở mọi vùng da (50%), đặc biệt, nguy cơ UT từ nốt ruồi, bớt (chàm) sắc tố rất cao (50%); biểu hiện là trên da xuất hiện nhiều đốm màu nâu đỏ hoặc nốt ruồi, vết bớt biến đổi hình dạng, màu sắc và kích thước, chảy máu. Người có nhiều nốt ruồi không rõ ràng, nguy cơ hư biến thành UT TB hắc tố càng cao: Nếu bố mẹ không mắc UT loại này, nguy cơ hư biến gấp 80 lần vùng không có nốt ruồi, nếu có tiền sử bệnh thế hệ trước, nguy cơ gấp 100 - 400 lần.

Để dễ hiểu, xin giải thích: TB hắc sắc tố (có cả ở lớp đáy và nhiều trong các nốt ruồi) tổng hợp Melanin, chất hấp phụ và tiêu tan hơn 99,9% tia tử ngoại, chính là tác dụng bảo vệ da trước tác hại của bức xạ cực tím. Da càng nhiều Melanin càng giảm nguy cơ UT và trên thực tế, người da trắng bị UT da nhiều nhất và (nói chung) càng gần xích đạo, nguy cơ UT da càng cao. Bức xạ cực tím lại gây UT TB hắc tố do làm biến đổi nhiễm sắc thể của nó, vì thế, y học cho rằng nốt ruồi là nơi tập trung nhiều TB tiền UT cũng không phải là quá quan trọng hóa!

Biểu hiện của nốt ruồi nguy hiểm

Nốt ruồi thực chất là những bớt sắc tố, có thể màu đen hoặc nâu, đôi khi xanh, gọi là bẩm sinh nếu xuất hiện lúc sinh đến 2 tuổi; gọi là mắc phải nếu xuất hiện sau 2 tuổi, tuy cả hai loại đều có nguồn gốc bào thai và đa số mọc sau 2 tuổi. Có màu khác nhau là do TB sắc tố chứa các chất khác màu và tùy theo vị trí, độ đậm đặc của sắc tố, độ nông sâu mà nốt ruồi biểu hiện khác nhau. Nốt ruồi bẩm sinh khổng lồ có nguy cơ hư biến UT cao nhất và nốt ruồi ở lòng bàn tay, bàn chân, vùng bán niêm mạc (nửa da nửa niêm mạc như môi, mặt trong lỗ mũi, dương vật, âm hộ...), vùng đầu... có nguy cơ cao hư biến UT.

Cần phải cảnh giác khi thấy những nốt ruồi bất thường hoặc biến đổi vì đó là những dấu hiệu của UT hóa. Cụ thể: Những nốt ruồi hình dạng không cân đối; to nhanh hoặc mọi nốt ruồi to hơn hòn tẩy đầu bút chì; màu sắc từ đậm chuyển nhạt và ngược lại hoặc chuyển loang lổ, xuất hiện thêm màu khác; đang nhẵn nhụi lại gồ ghề, sần sùi, nhô cao thêm; ranh giới với da xung quanh nham nhở, không đều, không rõ nét, mờ hoặc viêm, đau, chảy máu, loét, ngứa...

Ngoài nốt ruồi, là những vùng da tiếp xúc nhiều với nắng có vết sưng giống như mụn sau một tháng hoặc hơn không khỏi; các vệt màu nâu hoặc đen dưới móng tay, móng chân; da đóng vảy, bong tróc; biểu hiện giống như khô da, vẩy nến hoặc chàm; bầm tím tự nhiên ở gan chân không lặn. Điểm khác biệt là vùng da UT thường không hết sưng nề khi bôi các loại kem, trong khi hầu hết các bệnh, viêm nhiễm kem thường có tác dụng.

Một số nguyên nhân ung thư da

Hiện nay, nguyên nhân hàng đầu gây UT da được cho là do bức xạ tử ngoại tuy còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ. Nhiều nghiên cứu cho thấy ánh nắng gây tác hại (kích thích sinh UT) từ thời thơ ấu và niên thiếu, nhưng khoảng 80% UT TB đáy phát hiện ở những người từ 50 tuổi, bởi TB mầm mống UT thường mất hàng thập kỷ để phát triển, vì thế những người tắm nắng quá nhiều, quá lâu có tỉ lệ UT da rất cao.

Những năm gần đây, UT TB đáy trở nên phổ biến hơn ở người trẻ và gia tăng hàng năm ở người trưởng thành các độ tuổi. Trước đây, nam mắc nhiều UT TB đáy hơn nữ, nhưng ngày nay, tỉ lệ nữ mắc ngày càng tăng. Thứ đến, bệnh được cho là có căn nguyên di truyền.

Những yếu tố được cho làm tăng nguy cơ UT da là: Tiền sử xạ trị, ví dụ, ở những người chữa bệnh vẩy nến bằng PUVA (sử dụng tia cực tím A - UVA - Ultraviolet A, bước sóng 315 - 380nanomet) dải hẹp, kết hợp với thuốc Psoralen hoặc những người X-quang vùng đầu, cổ; nhiễm độc Asen, Hắc ín và các sản phẩm dầu mỏ; dùng thuốc ức chế miễn dịch; có vết viêm mạn tính hay loét không lành (từ sẹo bỏng, sẹo tì đè, sẹo do thiểu năng động mạch, tĩnh mạch), da mỏng hay bệnh khô da (xeroderma) và ở vùng da có tủy xương viêm mạn tính.

Nhiều nghiên cứu cho thấy môi trường, sinh hoạt làm gia tăng đáng kể UT da như trang điểm quá nhiều; ngồi quá lâu trước màn hình tivi, điện thoại, máy tính; dùng diện thoại di động quá nhiều; không chống nắng bằng quần áo và các phương tiện khác; ăn quá nhiều đường; ăn uống thiếu hoa quả (chứa nhiều chất chống oxy hóa); hút thuốc lá - nghe có vẻ khập khiễng nhưng không - vì ngoài đường hô hấp, các chất gây UT trong thuốc lá tác động toàn thân khi vào máu và không sử dụng kem chống nắng.

Nghĩa là, cũng như UT nói chung, y học chưa biết căn nguyên UT da, chỉ giới hạn ở quan sát lâm sàng và những yếu tố thúc đẩy mà thôi. Ngoài ra, còn thấy UT da phát sinh ở người nhuộm da. Lisa Pace, Mỹ, không thích làn da nhợt nhạt nên đã nhuộm da khi 17 tuổi bằng giường nhuộm (tanning bed) tại nhà một người bạn. Lên đại học Eastern Kentucky, cô càng "nghiện" thẩm mỹ này vì làn da nâu làm cô tự tin, cuốn hút. Cô mua gói nhuộm ở salon và tới hàng ngày hoặc hai ngày một lần.

Năm 2000, BS chẩn đoán cô UT da khi sinh thiết vài nơi ở chân, sau phẫu thuật cô phải dùng nạng, nhưng vài tháng sau cô vẫn nhuộm, đến năm nay cô đã phải phẫu thuật 86 lần và nguy cơ còn phải can thiệp vì nhuộm da từ trẻ. Các BS nói rằng UVA của giường nhuộm gấp 5 - 15 lần ánh nắng giữa trưa và thay đổi màu da làm suy giảm khả năng chống đỡ tia cực tím. Viện Da liễu Mỹ nghiên cứu thấy, nhuộm da trước tuổi 35 làm tăng 59% nguy cơ UT hắc tố. Hiệp hội UT Mỹ cho biết, năm nay đã có khoảng 90.000 ca UT hắc tố mới và 9.320 người đã tử vong.

UT TB đáy tiến triển chậm, tổn thương có thể lan rộng, xâm lấn mô xung quanh gây biến dạng và rối loạn chức năng các cơ quan như mũi, miệng, mắt. UT TB gai có khuynh hướng lan rộng, xâm lấn hệ bạch huyết và mô lân cận, phá huỷ phần mềm, sụn, mạch máu lớn và các dây thần kinh, gây nhiễm khuẩn phụ. Có thể di căn hạch và hiếm gặp di căn nội tạng (phổi, gan, xương) và thường từ UT TB gai dương vật, âm hộ hoặc đầu, cổ. Nếu phát hiện sớm khi chưa xâm lấn và di căn, phẫu thuật loại bỏ khối u cho kết quả tốt, với cả UT hắc tố bào ác tính nhất, tỉ lệ ổn định từ 5 năm trở lên đến 96%, có người sống bình thường.

Đừng động đến nốt ruồi bằng bất kỳ cách thức nào khi nó không bất thường.

Bs Nguyễn Kiên
TIN LIÊN QUAN

Xuất hiện bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore "ăn" cánh mũi đáng sợ

T.Linh |

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết tháng 8 vừa qua, lần đầu tiên Trung tâm tiếp nhận một một bệnh nhân nữ mắc whitmore khá hy hữu, với trình trạng vi khuẩn whitmore ăn cánh mũi.

Tiến sĩ nghiên cứu ung thư mách 3 bí quyết tránh nhiễm độc thuỷ ngân

Thảo Anh |

Tiến sĩ nghiên cứu về ung thư đã chia sẻ 3  chìa khoá cực kỳ quan trọng về nhiễm độc thuỷ ngân sau khi thủy ngân bị phát tán ra môi trường do vụ cháy Rạng Đông.

“Đại kỵ” khi kết hợp mật ong với các thực phẩm sau

N.T (T/H) |

Mật ong từ ngàn đời xưa được biết đến là loại “thần dược” mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho con người. Thế nhưng, nếu kết hợp với những loại thực phẩm sau sẽ là “đại kỵ”, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Xuất hiện bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore "ăn" cánh mũi đáng sợ

T.Linh |

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết tháng 8 vừa qua, lần đầu tiên Trung tâm tiếp nhận một một bệnh nhân nữ mắc whitmore khá hy hữu, với trình trạng vi khuẩn whitmore ăn cánh mũi.

Tiến sĩ nghiên cứu ung thư mách 3 bí quyết tránh nhiễm độc thuỷ ngân

Thảo Anh |

Tiến sĩ nghiên cứu về ung thư đã chia sẻ 3  chìa khoá cực kỳ quan trọng về nhiễm độc thuỷ ngân sau khi thủy ngân bị phát tán ra môi trường do vụ cháy Rạng Đông.

“Đại kỵ” khi kết hợp mật ong với các thực phẩm sau

N.T (T/H) |

Mật ong từ ngàn đời xưa được biết đến là loại “thần dược” mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho con người. Thế nhưng, nếu kết hợp với những loại thực phẩm sau sẽ là “đại kỵ”, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.