Những tin đồn lan truyền nhiều nhất về dinh dưỡng trong ung thư

Trần Thế Vinh |

Tại hội thảo online "Ung thư và Tin đồn" mới đây do MetaMinds tổ chức ,TS. BS. Đào Thị Yến Phi, cố vấn chuyên môn hệ thống phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome cho rằng, những tin đồn thất thiệt về dinh dưỡng trong ung thư đã khiến nhiều bệnh nhân suy kiệt cơ thể.

Không những thế, việc nghe theo những tin đồn thất thiệt còn khiến người bệnh suy giảm chức năng của các cơ quan, khiến ung thư tiến triển, gây khó khăn cho quá trình điều trị, tốn tiền vô ích và bỏ lỡ thời cơ vàng điều trị.

Không nên nghe theo tin đồn mà hãy tìm đến những chuyên gia giàu kinh nghiệm. Ảnh: Twitter
Khi bạn hoặc người thân mắc ung thư, không nên nghe theo tin đồn mà hãy tìm đến những chuyên gia giàu kinh nghiệm. Ảnh: Twitter

Theo BS Yến Phi, về dinh dưỡng trong ung thư có một số tin đồn thường được nhiều người lan truyền nhất:

Thứ nhất là quan điểm không ăn bột, đường vì cho rằng đây là dinh dưỡng chủ yếu của tế bào ung thư.

Thực tế đường là glucose, công thức hóa học là C6H12O6 kết hợp với Oxy (O2) thì sẽ tạo ra khí CO2 + nước và năng lượng.

CO2 sẽ được cơ thể thải ra qua đường thở, nước được tái sử dụng hoặc thải ra qua đường tiểu, năng lượng thì được cơ thể sử dụng.

Vì vậy, có thể nói đường là loại thực phẩm sạch đối với cơ thể, nó không tạo ra chất thải.

Thực tế, tế bào trong cơ thể cũng có khuynh hướng sử dụng đường đầu tiên, để bảo vệ tế bào, giúp cơ thể sạch sẽ. Nếu không ăn đường, cơ thể bắt buộc phải sử dụng đạm trong cơ thể, làm tăng chất thải giàu Nitơ, tăng tải gan thận, gây độc cho cơ thể.

Nếu không có đạm, thì cơ thể phải dùng đến chất béo, làm tăng keton, toan hóa toàn cơ thể. Và như vậy không có đường thì cơ thể sẽ có nhiều chất độc hơn. Tế bào bình thường cần đường, đạm béo. Tế bào ung thư cũng vậy, thậm chí nó còn ăn đạm và béo khỏe hơn tế bào thường. Vì vậy thông tin kiêng ăn bột, đường khi bị ung thư là thông tin sai.

Thứ hai là tăng cường ăn các thực phẩm kiềm hóa. Ở đây có sự nhầm lẫn rất lớn. Trong cơ thể nồng độ PH bình thường an toàn chỉ ở mức 7,34 đến 7,38. Cao hay thấp quá mức này cũng đều gây hại cho cơ thể, thậm chí có thể khiến người bệnh chết.

Vì vậy, dù ăn hay uống thực phẩm có độ kiềm như thế nào đi chăng nữa, thì cơ thể vẫn phải giữ độ PH ở mức cân bằng như kể trên. Và việc tăng cường sử dụng các thực phẩm kiềm hóa không có nhiều ý nghĩa trong việc chữa trị ung thư.

Thứ ba là quan điểm khi bị ung thư không ăn thức ăn có nguồn gốc động vật, chỉ ăn chay, ăn thức ăn từ thực vật.

Thực tế, nói một cách đơn giản khi ăn một trái chuối, thì cơ thể sẽ chuyển hóa trái chuối này thành năng lượng cũng như các thành phần cần thiết khác cho cơ thể.

Việc không ăn thức ăn có nguồn gốc động vật không có nhiều ý nghĩa trong việc bảo vệ tế bào của cơ thể.

Chưa kể trong thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ cung cấp một số chất dinh dưỡng thiết yếu, mà quá trình tiến hóa khiến con người không thể chuyển hóa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể chỉ thuần túy từ nguồn thực vật như con bò hay con nai được.

Thứ tư là quan điểm ăn thực phẩm thô, sống khi bị ung thư. Xem lại lịch sử loài người thì có câu nói rất nổi tiếng con người bắt đầu tiến hóa khi bắt đầu tìm ra lửa và nấu chín thức ăn.

Chúng ta càng tiến hóa thì việc nấu chín thức ăn càng giúp chúng ta tiêu hóa dễ dàng hơn. Chưa kể, nếu bị ung thư hệ tiêu hóa, thì việc ăn các thức ăn sống, thô làm chà sát liên tục, có thể gây tổn thương, kích thích tế bào ung thư phát triển.

Thứ năm là quan điểm nhịn ăn để bỏ đói tế bào ung thư. Thực tế, quan sát một tế bào ung thư sẽ thấy số lượng mạch máu nuôi dưỡng nó lớn hơn rất nhiều so với tế bào bình thường khác. Nên khi nhịn ăn để bỏ đói tế bào ung thư thì tế bào ung thư sẽ không bị chết đói trước tiên mà sẽ là các tế bào bình thường khác.

Theo BS Yến Phi, chế độ ăn uống cần dựa trên cơ chế sinh lý của tế bào, đa dạng nguồn thực phẩm để cung cấp đầy đủ năng lượng, nguồn dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, đủ sức để đáp ứng quá trình điều trị chống lại bệnh tật.

Hơn bao giờ hết, cần giúp những bệnh nhân đang chao đảo tinh thần vì ung thư hiểu biết hơn là điều cấp thiết để họ có thể ra những quyết định sáng suốt trong hành trình của mình.

Trần Thế Vinh
TIN LIÊN QUAN

Bốn tin đồn hay gặp nhất về ung thư

Trần Thế Vinh |

Theo TS. BS Phạm Tuấn Anh - Phó Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện K có bốn tin đồn hay gặp nhất về ung thư.

Bộ sách đồng hành cùng bệnh nhân ung thư

Trần Thế Vinh |

Nhằm hỗ trợ bệnh nhân và người thân tìm được thông tin đúng về ung thư và điều trị ung thư, Tổ chức Y học cộng đồng kết hợp với Thương hiệu Sách và Tri thức y học Medinsights vừa cho ra mắt bộ sách “Đồng hành cùng bệnh nhân ung thư”.


Những ai cần tầm soát ung thư phổi để phát hiện sớm bệnh?

Bác sĩ Nguyễn Đức Thuyết, Khoa Phẫu thuật Lồng ngực & Mạch máu (Bệnh viện Bạch Mai) |

Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu trên thế giới với hơn 2 triệu người mắc mới và hơn 1 triệu người tử vong mỗi năm.

Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước

Thanh Hà |

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Bốn tin đồn hay gặp nhất về ung thư

Trần Thế Vinh |

Theo TS. BS Phạm Tuấn Anh - Phó Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện K có bốn tin đồn hay gặp nhất về ung thư.

Bộ sách đồng hành cùng bệnh nhân ung thư

Trần Thế Vinh |

Nhằm hỗ trợ bệnh nhân và người thân tìm được thông tin đúng về ung thư và điều trị ung thư, Tổ chức Y học cộng đồng kết hợp với Thương hiệu Sách và Tri thức y học Medinsights vừa cho ra mắt bộ sách “Đồng hành cùng bệnh nhân ung thư”.


Những ai cần tầm soát ung thư phổi để phát hiện sớm bệnh?

Bác sĩ Nguyễn Đức Thuyết, Khoa Phẫu thuật Lồng ngực & Mạch máu (Bệnh viện Bạch Mai) |

Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu trên thế giới với hơn 2 triệu người mắc mới và hơn 1 triệu người tử vong mỗi năm.