Những thói quen xấu gây hại cho răng miệng mà nhiều người mắc phải

Bác sĩ Lưu Hà Thanh - Khoa Răng, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 |

Theo Bác sĩ Lưu Hà Thanh - Khoa Răng, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, đánh răng 2 lần mỗi ngày là thói quen chăm sóc răng miệng của hầu hết mọi người. Thế nhưng câu hỏi được đặt ra là, thói quen như vậy liệu đã đủ để bạn có được một hàm răng chắc khỏe chưa? Bạn có cần thêm chế độ chăm sóc răng miệng nào khác hay không và bạn có mắc những sai lầm nào trong việc đánh răng mỗi ngày hay không?

Không thay bàn chải định kỳ

Theo khuyến cáo của ADA (Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ) chúng ta nên thay bàn chải đánh răng 3- 4 tháng 1 lần. Một giải pháp dễ dàng đó là thay bàn chải theo mùa. Khi bàn chải đánh răng cùn và lông bàn chải gãy sẽ không thể đánh răng được sạch sẽ. Đó cũng chính là dấu hiệu nên thay bàn chải mới. Khi muốn thay bàn chải đánh răng mới, chúng ta phải theo dõi thông số trên bao bì theo ADA.

Chải răng không đủ thời gian

Răng phải được chải ít nhất 2 phút, tối thiểu 2 lần mỗi ngày. Đa số chúng ta chải răng quá nhanh. Thông thường theo thói quen chỉ chải răng trong 45 giây. Để tạo thói quen chải răng đủ thời gian nên bấm đồng hồ hoặc ngâm nga 1 ca khúc mà bạn yêu thích.

Lực chải răng quá mạnh

Có thể chúng ta nghĩ chải răng thật mạnh sẽ loại bỏ thức ăn thừa và vi khuẩn. Nhưng đó là 1 suy nghĩ sai lầm bởi lông bàn chải sẽ làm tổn thương lợi và mòn răng. Nếu bạn thường đánh răng quá mạnh hãy thử sử dụng một bàn chải đánh răng có tay cầm góc cạnh để làm giảm áp lực lên răng..

Chải răng ngay sau khi ăn

Nếu bạn cảm thấy cần phải chải răng ngay sau khi ăn uống, hãy đợi ít nhất 30 phút sau ăn. Đặc biệt sau khi ăn đồ ăn chứa axit, nho, soda…

Bảo quản bàn chải không đúng cách

Sau khi đánh răng xong, bạn nên tập cho mình thói quen vệ sinh bàn chải đánh răng ngay với nước sạch, để loại bỏ các vụn thức ăn cùng phần kem đánh răng còn sót lại trên bàn chải. Bàn chải đánh răng nên được đặt thẳng đứng, không đặt nằm ngang, bởi đặt đứng thì đầu bàn chải mới nhanh ráo nước, sạch khô, đặt nằm ngang bàn chải thường bị ẩm, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển.

Bàn chải đánh răng của mỗi người không nên để tiếp xúc quá gần với nhau, mỗi bàn chải nên giữ một khoảng cách nhất định thì chúng mới dễ khô ráo và vi khuẩn không có cơ hội di chuyển từ bàn chải này đến bàn chải khác.

Sử dụng bàn chải lông cứng

Lông bàn chải có thể mềm, vừa hoặc cứng. Đối với đại đa số người tiêu dùng thì bàn chải đánh răng có lông mềm mại, đầu lông tròn sẽ là lựa chọn thoải mái và an toàn nhất. Bình thường nên chọn bàn chải có cán thẳng và lông bàn chải dài bằng nhau. Số sợi trung bình của bó không quá lớn và đường kính của mỗi sợi từ 0,2 – 0,3mm.

Các nha sĩ thường khuyên lựa chọn bàn chải có lông mềm mượt, độ cứng vừa phải, độ đàn hồi tốt sẽ giúp loại bỏ các mảng bám, vụn thức ăn trên răng dễ dàng.

Kỹ thuật chải răng không đúng

Kỹ thuật chải răng cơ bản như sau:

Đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ với hàm, chải vòng tròn theo chiều dọc của răng, chải lần lượt theo từng nhóm gồm 2-3 chiếc răng, thực hiện liên tục đến khi đi hết bề ngoài của hàm.

- Đưa bàn chải vào bề mặt bên trong của các răng, cách chải tương tự như mặt ngoài.

- Đến vị trí các răng cửa phía trước, đặt bàn chải theo chiều dọc, ngửa đầu bàn chải và đưa vào mặt bên trong của hàm trên, thực hiện động tác lên – xuống để chải các răng cửa phía trên.

- Thực hiện tương tự với các răng cửa phía dưới.

- Đặt bề mặt lông bàn chải tiếp xúc với bề mặt nhai của các răng hai bên, chải từ trước ra sau.

- Dùng lông bàn chải hoặc dụng cụ chải lưỡi để loại bỏ các mảng bám thức ăn trên bề mặt lưỡi.

- Súc miệng lại bằng nước sạch 3 – 4 lần để đảm bảo làm trôi hết các vụn thức ăn, các mảng bám và kem đánh răng.

- Sử dụng nước súc miệng để đánh bay triệt để các mảng bám và giúp hơi thở thơm mát hơn.

Bác sĩ Lưu Hà Thanh - Khoa Răng, Bệnh viện Trung ương quân đội 108
TIN LIÊN QUAN

Làm sao để phân biệt phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 và mắc COVID-19?

NHÓM PV |

Hiện nay xuất hiện trường hợp đi tiêm vaccine COVID-19 về gặp phản ứng mệt mỏi, sốt và đau nhức cơ thể. Tuy nhiên triệu chứng kéo dài và sau khi xét nghiệm có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Làm thế nào để phân biệt triệu chứng của sau tiêm và mắc COVID-19? Phóng viên Báo Lao Động đã kết nối với bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM.

Mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nên tiêm vaccine COVID-19 và chú ý gì?

PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến, Khoa Nội Hô hấp - Bệnh viện Trung ương quân đội 108 |

Theo PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến - Khoa Nội Hô hấp-Bệnh viện Trung ương quân đội 108, người mắc bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính rất cần được tiêm vaccine COVID-19. Tuy nhiên, khi tiêm phòng cho những bệnh nhân này cũng cần một số lưu ý.

Những thói quen hàng đầu có thể gây hại thận nhiều người không biết

NHẬT QUANG |

Thận là cơ quan bài tiết chính trong hệ tiết niệu. Vì vậy việc giữ cho thận luôn khỏe mạnh là rất quan trọng. Tiến sĩ, Bác sĩ Dương Văn Trung - Trưởng khoa Ngoại Tiết Niệu, Bệnh viện Bưu điện Hà Nội, đã khuyến cáo những thói quen sinh hoạt hàng ngày làm hại thận mà nhiều người không biết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Làm sao để phân biệt phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 và mắc COVID-19?

NHÓM PV |

Hiện nay xuất hiện trường hợp đi tiêm vaccine COVID-19 về gặp phản ứng mệt mỏi, sốt và đau nhức cơ thể. Tuy nhiên triệu chứng kéo dài và sau khi xét nghiệm có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Làm thế nào để phân biệt triệu chứng của sau tiêm và mắc COVID-19? Phóng viên Báo Lao Động đã kết nối với bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM.

Mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nên tiêm vaccine COVID-19 và chú ý gì?

PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến, Khoa Nội Hô hấp - Bệnh viện Trung ương quân đội 108 |

Theo PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến - Khoa Nội Hô hấp-Bệnh viện Trung ương quân đội 108, người mắc bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính rất cần được tiêm vaccine COVID-19. Tuy nhiên, khi tiêm phòng cho những bệnh nhân này cũng cần một số lưu ý.

Những thói quen hàng đầu có thể gây hại thận nhiều người không biết

NHẬT QUANG |

Thận là cơ quan bài tiết chính trong hệ tiết niệu. Vì vậy việc giữ cho thận luôn khỏe mạnh là rất quan trọng. Tiến sĩ, Bác sĩ Dương Văn Trung - Trưởng khoa Ngoại Tiết Niệu, Bệnh viện Bưu điện Hà Nội, đã khuyến cáo những thói quen sinh hoạt hàng ngày làm hại thận mà nhiều người không biết.