Những thói quen ăn uống sai lầm, càng giữ lâu càng hại thân

Hoàng Long (Theo BRIGHTSIDE) |

Ăn hay uống đều là những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, nếu ăn uống không đúng cách, hay nếu bạn có những thói quen không tốt dưới đây, thì bạn sẽ cần phải sửa càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Uống nước từ chai nhựa

 

Nhiều người cho rằng uống nước từ chai nhựa là an toàn và hợp vệ sinh. Tuy nhiên, không phải tất cả các vật liệu nhựa đều an toàn như nhau và thân thiện với môi trường. Chai nhựa gây ra mối đe dọa từ các hóa chất mà chúng giải phóng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Ví dụ, nếu bạn để chai nước trong xe vào một ngày nắng nóng, các lớp nhựa bề mặt có thể tiết ra một hóa chất độc hại (bisphenol A) có thể làm nhiễm độc nước mà bạn uống. Hóa chất này có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết và làm tăng nguy cơ lạc nội mạc tử cung và ung thư vú.

Ăn quá nhanh

 

Ăn nhanh và nhai thức ăn quá nhanh có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe. Tốc độ ăn nhanh có tỷ lệ thuận với việc tăng cân và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ.

Những người ăn nhanh cũng có nhiều khả năng ăn quá nhiều, vì bạn sẽ phải mất khoảng 20 phút kể từ khi bắt đầu ăn để não bộ truyền đi tín hiệu rằng bạn đã no. Vì lẽ đó, bạn có thể sẽ vẫn tiếp tục ăn mặc dù trên thực tế là bạn đã ăn đủ.

Đánh răng ngay sau khi ăn

Nhiều nghiên cứu cho biết, bạn nên đợi ít nhất 30 phút sau khi ăn rồi mới nên đánh răng. Răng của chúng ta được bảo vệ bởi một lớp men răng và việc ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau sẽ tạo ra axit ăn mòn lớp men răng này, có nghĩa là răng của chúng ta sẽ ở trạng thái yếu nhất ngay sau khi ăn.

May mắn thay, cơ thể chúng ta có cách cân bằng nồng độ axit trong miệng với sự trợ giúp của nước bọt, nhưng việc cân bằng đó cần một khoảng thời gian. Vì vậy, đánh răng ngay sau khi ăn có nghĩa là bạn đang tấn công răng, ngay cả khi bạn sử dụng bàn chải đánh răng mềm.

Do đó, điều tốt nhất lúc này bạn nên làm là để dành một khoảng thời gian để nước bọt có thể hoàn thành nhiệm vụ của chúng. Cách khác tốt hơn mà bạn có thể làm là súc miệng bằng nước hoặc nhai kẹo cao su không đường trong khi chờ răng phục hồi.

Uống quá nhiều nước ép trái cây

Ai cũng biết rằng, nước cam rất giàu vitamin C, vitamin B và các chất chống oxy hóa khác nhau. Trên thực tế, uống nước trái cây được coi là một thói quen lành mạnh. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều nước ép trái cây có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta, vì nó có thể gây sâu răng, tiểu đường loại 2 và béo phì. Nước ép hoa quả có chứa một hàm lượng fructose (một loại đường) cao dù cho là bất kể loại nước ép nào mà bạn đang sử dụng đi chăng nữa.

Ăn quá nhiều muối

 

Muối là một trong những gia vị cần thiết không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn của chúng ta. Tuy nhiên, việc hấp thụ một lượng muối quá lớn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Lượng muối bạn tiêu thụ có ảnh hưởng đến các tình trạng như huyết áp cao, bệnh tim và ung thư dạ dày.

Mặc dù muối rất quan trọng đối với sức khỏe, nó giúp cho cơ thể chúng ta giữ được nước, nhưng lượng nước tăng thêm quá nhiều sẽ làm tăng huyết áp. Và sau đó, huyết áp cao có thể làm căng tim, động mạch và thận của bạn.

Hoàng Long (Theo BRIGHTSIDE)
TIN LIÊN QUAN

Món không nên ăn uống trước khi ngủ

Theo Thuỳ An/Vnexpress |

Ăn mì tôm, đồ ngọt hoặc uống rượu trước khi ngủ thường bị đầy bụng, khó tiêu và mệt mỏi lúc thức dậy.

7 sai lầm khi ăn uống khiến bạn càng cố giảm lại càng tăng cân

An AN (Dịch Theo Brightside) |

Nhiều người muốn nhanh chóng thoát khỏi béo phì và chính sự vội vàng khiến đôi khi họ mắc sai lầm trong ăn uống. Để ngăn bạn mắc lỗi khi ăn uống, Bright Side đã liệt kê một số lỗi phổ biến nhất trong chế độ ăn kiêng.

Infographic: Giật mình những thói quen ăn uống sai lầm "làm hại" người Việt

Thảo Anh - Phương Anh |

Theo số liệu của Viện dinh dưỡng quốc gia, trong những năm gần đây, mức tiêu thụ muối, đường trung bình của mỗi người trưởng thành ở nước ta đều gấp 2 lần so với ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Đây cũng chính là căn nguyên của sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm như béo phì, tăng huyết áp, tim mạch và đái tháo đường.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Món không nên ăn uống trước khi ngủ

Theo Thuỳ An/Vnexpress |

Ăn mì tôm, đồ ngọt hoặc uống rượu trước khi ngủ thường bị đầy bụng, khó tiêu và mệt mỏi lúc thức dậy.

7 sai lầm khi ăn uống khiến bạn càng cố giảm lại càng tăng cân

An AN (Dịch Theo Brightside) |

Nhiều người muốn nhanh chóng thoát khỏi béo phì và chính sự vội vàng khiến đôi khi họ mắc sai lầm trong ăn uống. Để ngăn bạn mắc lỗi khi ăn uống, Bright Side đã liệt kê một số lỗi phổ biến nhất trong chế độ ăn kiêng.

Infographic: Giật mình những thói quen ăn uống sai lầm "làm hại" người Việt

Thảo Anh - Phương Anh |

Theo số liệu của Viện dinh dưỡng quốc gia, trong những năm gần đây, mức tiêu thụ muối, đường trung bình của mỗi người trưởng thành ở nước ta đều gấp 2 lần so với ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Đây cũng chính là căn nguyên của sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm như béo phì, tăng huyết áp, tim mạch và đái tháo đường.