Những sai lầm “chết người” thường gặp của bệnh nhân suy tim

HƯƠNG SƠN |

Theo TS.BS Bùi Thế Dũng – Trưởng khoa Nội tim mạch (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) cho biết, tâm lý chủ quan khiến nhiều người mắc bệnh suy tim thất bại trong việc điều trị, thậm chí sức khoẻ tim mạch xấu hơn.

Suy tim là hội chứng đặc trưng bởi các triệu chứng điển hình như khó thở, mệt mỏi, phù chân… do tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể. Đây là căn bệnh mạn tính nguy hiểm bởi tiềm ẩn nhiều biến chứng có thể đe dọa tính mạng.

Những sai “chết người” thường gặp của bệnh nhân suy tim. Ảnh: BVCC
Những sai lầm “chết người” thường gặp của bệnh nhân suy tim. Ảnh: BVCC

Khi bị suy tim, người bệnh suy tim có thể bị phù phổi cấp, tổn thương đa cơ quan (gan, thận...), đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc đột tử.

TS.BS Bùi Thế Dũng – Trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM chia sẻ: Ở Việt Nam, hiện ước tính có khoảng 1,6 triệu người bị suy tim. Số người bệnh nhập viện do suy tim khoảng 4.000 trường hợp mỗi năm.

Ngày nay suy tim vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tái nhập viện cao, mặc dù đã có nhiều phương pháp điều trị có thể giúp giảm triệu chứng, cải thiện tình trạng tái nhập viện – tử vong vì suy tim.

ThS.BS Phạm Ngọc Đan - Khoa Nội Tim mạch (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) cho biết, trên thực tế nhiều người bệnh thường chỉ tuân thủ điều trị trong thời gian đầu, sau khi tình trạng sức khỏe ổn định hơn lại có tâm lý chủ quan hoặc tin theo những thông tin không chính xác, từ đó dẫn đến nhiều sai lầm trong cách tự chăm sóc như không sử dụng thuốc đều đặn, không tái khám định kỳ, thậm chí tự ý sử dụng các loại thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tuân thủ chế độ dinh dưỡng, vận động…

Điều này dẫn đến tình trạng suy tim diễn tiến nặng phải nhập viện, tăng tử vong cũng như ảnh hưởng các cơ quan khác như suy gan, suy thận...

Chỉ tính riêng tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, mỗi năm có khoảng hơn 6.000 lượt người bệnh khám theo dõi và điều trị suy tim mỗi năm. Trong đó hơn 300 lượt người bệnh nhập viện vì đợt mất bù cấp của suy tim.

ThS.BS Phạm Ngọc Đan chia sẻ, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ, chủ động trang bị kiến thức từ các nguồn thông tin chính thống và nên tham gia các chương trình quản lý người bệnh suy tim để đạt mục tiêu điều trị, tránh mắc các sai lầm không đáng có.

Đồng thời, duy trì chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể lực, dùng thuốc đều đặn theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nên biết cách theo dõi các dấu hiệu bệnh diễn tiến tại nhà, tái khám đúng hẹn hoặc hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi có thắc mắc về tình trạng sức khỏe của mình.

Bên cạnh đó, ngay khi có các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh diễn tiến nặng gây nhiều hậu quả nguy hiểm và tử vong.

HƯƠNG SƠN
TIN LIÊN QUAN

Bệnh nhi F0 suy hô hấp nặng hồi phục sau 80 ngày chạy ECMO

HƯƠNG SƠN |

TPHCM – Bé gái 14 tuổi, mắc COVID-19 bị suy hô hấp nặng và nguy kịch. Sau 80 ngày chiến đấu với tử thần, bệnh nhi hồi phục một cách thần kỳ.

Nhiều người dân chủ quan hậu COVID-19 khiến tình trạng bệnh trở nặng nhanh

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Hiện nay, hậu COVID-19 đang là bệnh phổ biến và có tỷ lệ người mắc cao. Trong số hơn 200 triệu chứng được y học thế giới nghiên cứu, thì mỗi F0 đều gặp ít nhất 1 triệu chứng. Thế nhưng, chủ quan không đi khám đang là tâm lý phổ biến khiến các bác sĩ điều trị lo lắng. Bởi bệnh nhân nếu phát hiện bệnh lý muộn sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, quá trình điều trị lâu hơn.

Học sinh là F1 được tới trường - Quy định hợp lý sát mùa thi

HƯƠNG SƠN |

TPHCM -Những người là F1 đã được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã từng mắc COVID-19 trong vòng 3 tháng được phép tiếp tục đi làm, đi học.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Bệnh nhi F0 suy hô hấp nặng hồi phục sau 80 ngày chạy ECMO

HƯƠNG SƠN |

TPHCM – Bé gái 14 tuổi, mắc COVID-19 bị suy hô hấp nặng và nguy kịch. Sau 80 ngày chiến đấu với tử thần, bệnh nhi hồi phục một cách thần kỳ.

Nhiều người dân chủ quan hậu COVID-19 khiến tình trạng bệnh trở nặng nhanh

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Hiện nay, hậu COVID-19 đang là bệnh phổ biến và có tỷ lệ người mắc cao. Trong số hơn 200 triệu chứng được y học thế giới nghiên cứu, thì mỗi F0 đều gặp ít nhất 1 triệu chứng. Thế nhưng, chủ quan không đi khám đang là tâm lý phổ biến khiến các bác sĩ điều trị lo lắng. Bởi bệnh nhân nếu phát hiện bệnh lý muộn sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, quá trình điều trị lâu hơn.

Học sinh là F1 được tới trường - Quy định hợp lý sát mùa thi

HƯƠNG SƠN |

TPHCM -Những người là F1 đã được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã từng mắc COVID-19 trong vòng 3 tháng được phép tiếp tục đi làm, đi học.