Những rau củ ăn thường xuyên có thể gây ngộ độc

hà lê (Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế) |

Rau củ là thực phẩm cực kỳ quan trọng, thường xuyên sử dụng thực phẩm này là cách ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, có những loại rau củ ngậm độc tố có nguy cơ gây ngộ độc mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày mà không biết.

Cà chua xanh

Mặc dù có chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá nhưng lại chứa hàm lượng khá lớn alkaloid, có thể gây ngộ độc nếu dùng quá nhiều. Các triệu chứng ngộ độc cà chua xanh bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, viêm dạ dày...

Trong quá trình chín của cà chua, lượng alkaloid giảm dần và sẽ hết khi quả chín đỏ.

Vì vậy, bạn không nên ăn cà chua xanh, nếu vẫn sử dụng thì không nên dùng quá nhiều và thường xuyên.

Bí đỏ để lâu ngày

Bí đỏ không chỉ ngon, bổ dưỡng mà còn có tác dụng chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, bí đỏ để lâu ngày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Trong bí đỏ có hàm lượng đường cao, nếu để trong thời gian dài sẽ bị lên men và biến chất.

Người ăn loại bí này có thể ngộ độc, biểu hiện là chóng mặt, buồn ngủ, suy nhược toàn thân, nôn mửa nhiều, tiêu chảy.

Nếu bí đỏ có mùi như mùi rượu chứng tỏ nó đã bị biến chất, không nên ăn.

Bí ngô có nhiều tác dụng đối với sức khoẻ, trong đó có lợi cho mắt. Ảnh: Phạm My
Bí ngô có nhiều tác dụng đối với sức khoẻ nhưng không nên ăn bí đã để lâu. Ảnh: Phạm My

Mộc nhĩ tươi

Trong mộc nhĩ tươi có chất Porphyrin nhạy cảm với ánh sáng. Nếu nạp nhiều chất này thì khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn có thể bị viêm da, xuất hiện triệu chứng ngứa, phù thũng, đau nhức.

Phần lớn porphyrin trong mộc nhĩ sẽ phân hủy khi được phơi khô. Vì vậy, bạn nên sử dụng mộc nhĩ khô, ngâm trong nước và nấu lên để đảm bảo an toàn. Việc ngâm mộc nhĩ khô trong nước trước khi nấu sẽ giúp lượng porphyrin còn lại bị hòa tan. Khi ngâm mộc nhĩ khô, bạn cần lưu ý thay nước nhiều lần, tốt nhất không ngâm quá hai tiếng vì ngâm lâu sẽ khiến vi khuẩn phát triển.

Gừng bị thối, dập

Nếu thấy củ gừng có chỗ bị thối, nhũn dập, bạn nên vứt bỏ, không nên ăn, bởi khi ấy củ gừng đã không còn an toàn.

Ở củ gừng bị thối có loại độc tố mạnh tên gọi safrole. Ruột rất dễ hấp thụ loại độc tố này và nhanh chóng chuyển nó đến gan, gây trúng độc tế bào gan. Việc thường xuyên ăn gừng thối, dập sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan, ung thư thực quản.

Không sử dụng gừng đã dập, thối. Ảnh minh hoạ: Thanh Ngọc
Không sử dụng gừng đã dập, thối. Ảnh minh hoạ: Thanh Ngọc

Sắn chưa nấu chín

Sắn có thể trở thành loại rau củ ngậm đầy độc tố nếu bạn không biết cách chế biến. Sắn sống chứa glucosides cyanogenic, chúng kích thích sản xuất chất hydrogen cyanide - một chất rất độc. Chất này có thể gây ra ngộ độc cấp tính mà dân gian gọi là say sắn, thậm chí dẫn đến tê liệt và tử vong.

Khoai tây mọc mầm

Khoai tây mọc mầm thực sự là loại rau củ ngậm đầy độc tố mà nhiều người vẫn ăn. Trong khoai tây mọc mầm có một lượng lớn solanine - chất có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2 -0,4 gram trên 1kg trọng lượng cơ thể.

Triệu chứng ngộ độc solanine là nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, tê liệt hệ thần kinh trung ương, hôn mê và trong một số trường hợp hiếm gặp là tử vong. Dù tình trạng ngộ độc solanin nặng do ăn khoai tây chỉ xảy ra trong những trường hợp đặc biệt (do ăn quá nhiều khoai tây và ăn cả mầm khoai) nhưng tốt nhất bạn nên tuyệt đối vứt bỏ khoai tây đã mọc mầm hay phần vỏ đã chuyển màu xanh.

Măng chưa xử lý kỹ

Măng chứa độc chất cyanogen glucosides, có thể gây tê miệng, chóng mặt, nôn mửa, khó thở, thậm chí co giật, hôn mê và ngừng tim. Tuyệt đối không ăn măng tươi hoặc chưa luộc kỹ để tránh ngộ độc.

hà lê (Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế)
TIN LIÊN QUAN

Siết chặt bếp ăn tập thể đề phòng ngộ độc từ thủy, hải sản

Huyền Trân |

TPHCM siết chặt các bếp ăn tập thể, nhà hàng có sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ cá để phòng ngộ độc do Histamin.

6 người dân ở Đắk Nông bị ngộ độc sau khi ăn nấm

BẢO TRUNG |

Đắk Nông - Lên rừng hái nấm đem về chế biến để ăn, 6 người dân không may bị ngộ độc, nhập viện điều trị.

Chất xyanua cực độc và có thể ngộ độc từ những món ăn trong cuộc sống

hà lê |

Xyanua là chất cực độc, liều thấp nhất có thể gây tử vong trên người là 0,56 mg/kg cân nặng.

Cựu lãnh đạo chứng khoán chỉ đạo làm nhanh hồ sơ FLC

Việt Dũng |

Khi Công ty Faros gửi hồ sơ niêm yết, được lãnh đạo FLC đề nghị, ông Trần Đắc Sinh đã chỉ đạo nhân viên "làm nhanh hồ sơ cho doanh nghiệp".

Shark Bình bị oan và bi hài mạng xã hội

Thùy Trang |

Những ngày qua, Shark Bình và một á hậu vướng rắc rối vì tin đồn thất thiệt tràn lan trên mạng xã hội.

Tàu cát áp sát bờ, đất đai trôi sông, người dân bất lực

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Khu vực đất canh tác của người dân Hán Đà liên tục xảy ra sạt lở, trôi tuột xuống sông Chảy do hoạt động khai thác cát sỏi diễn ra nhiều năm nay.

Bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa to

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định bão số 2 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Sạt lở nghiêm trọng cách nhà dân chưa đầy 2 mét

PHƯƠNG ANH |

Từ đầu năm 2024 đến nay tỉnh Sóc Trăng đã ghi nhận hàng chục điểm sạt lở. Trong đó có điểm sụp hoàn toàn 1 đoạn đường đan và cách nhà dân chưa đầy 2 mét.

Siết chặt bếp ăn tập thể đề phòng ngộ độc từ thủy, hải sản

Huyền Trân |

TPHCM siết chặt các bếp ăn tập thể, nhà hàng có sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ cá để phòng ngộ độc do Histamin.

6 người dân ở Đắk Nông bị ngộ độc sau khi ăn nấm

BẢO TRUNG |

Đắk Nông - Lên rừng hái nấm đem về chế biến để ăn, 6 người dân không may bị ngộ độc, nhập viện điều trị.

Chất xyanua cực độc và có thể ngộ độc từ những món ăn trong cuộc sống

hà lê |

Xyanua là chất cực độc, liều thấp nhất có thể gây tử vong trên người là 0,56 mg/kg cân nặng.