Phình động mạch
Chứng phình động mạch thường gặp nhất ở động mạch chủ chạy xuống giữa cơ thể. Đây là tình trạng huyết áp cao đẩy một vị trí của thành động mạch phình ra và làm nó yếu đi. Nếu điểm này bị vỡ, có thể chảy máu và gây nguy hiểm.
Lên cơn đau tim
Khi có nhiều mảng bám tích tụ, hoặc một khối mảng bám bung ra, làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch đến tim, có thể gây ra cơn đau tim. Sự tắc nghẽn làm cơ tim thiếu ôxy và chất dinh dưỡng, có thể làm tổn thương hoặc phá hủy cơ tim.
Bệnh động mạch vành
Bệnh này xảy ra khi mảng bám tích tụ trong các động mạch gần tim. Từ đó làm chậm lưu lượng máu, có thể gây đau ngực hoặc làm rối loạn nhịp tim, sự tắc nghẽn có thể gây ra cơn đau tim.
Người bệnh có những triệu chứng như tức hoặc đau ở ngực, nhưng đôi khi ở cánh tay, cổ hoặc hàm, có thể khó thở và chóng mặt hoặc buồn nôn.
Suy tim
Huyết áp cao có thể khiến động mạch bị thu hẹp. Theo thời gian, điều đó có thể khiến tim làm việc nhiều hơn và yếu đi. Cuối cùng, nó trở nên yếu đến mức không thể cung cấp đủ máu cho phần còn lại của cơ thể. Đây là bệnh suy tim.
Tim to
Vì phải làm việc nhiều hơn để di chuyển máu, cơ tim dày lên, dẫn đến toàn bộ trái tim trở nên to ra.
Tim càng lớn, khả năng thực hiện công việc càng kém, nghĩa là các mô có thể không nhận được ôxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Đột quỵ
Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ. Một động mạch bị vỡ hoặc bị tắc nghẽn gây gián đoạn dòng máu đến não. Một phần não bắt đầu chết khi không được cung cấp đủ máu.
Hãy ghi nhớ 3 triệu chứng điển hình báo hiệu cơn đột quỵ. Mặt bị méo, không thể giơ 2 cánh tay lên cao, không nói chuyện bình thường được. Nếu như gặp 3 triệu chứng này hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
Suy thận
Huyết áp cao là nguyên nhân thứ hai gây suy thận, vì nó thu hẹp và làm cứng các mạch máu ở thận, khiến các bộ lọc của thận không nhận đủ máu và chất dinh dưỡng. Cuối cùng có thể khiến thận ngừng hoạt động.
Những vấn đề về mắt
Theo thời gian, huyết áp cao có thể làm chậm lưu lượng máu đến võng mạc và cũng có thể làm chậm sự di chuyển của máu đến dây thần kinh thị giác. Có thể làm mờ tầm nhìn hoặc trong một số trường hợp có thể gây mất thị lực.