Những khám phá mới về bột ngọt

Anh Tuấn |

Được ra đời từ hơn 100 năm trước, bột ngọt đang được sử dụng tại hơn 130 quốc gia. Gần đây, nhiều nhà khoa học đã chia sẻ thêm những thông tin mới về bột ngọt. Dưới đây là trao đổi với tiến sĩ-bác sĩ (TS-BS) Nguyễn Trọng Hưng – Trưởng khoa Tư vấn dinh dưỡng người lớn  Trung tâm Tư vấn, phục hồi dinh dưỡng và kiểm soát béo phì thuộc Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế – Bệnh viện Nội tiết Trung ương.

* Bản chất của bột ngọt là gì mà có thể giúp làm món ăn ngon hơn thưa bác sĩ?

- TS-BS. Nguyễn Trọng Hưng: Bột ngọt có tên khoa học là monosodium glutamate (mononatri glutamate). Thành phần chính của bột ngọt là natri và glutamate. Natri là một khoáng chất quen thuộc, còn glutamate là một trong hơn 20 loại axit amin phổ biến trong tự nhiên, tồn tại cả ở cơ thể người và các loại động thực vật khác, mang lại vị ngọt thịt và vị ngon cho món ăn còn được gọi là vị umami.

Các thực phẩm càng giàu glutamate thì vị umami càng rõ nét và hầu hết thực phẩm chúng ta ăn vào đều chứa glutamate ở những mức độ khác nhau. Trong đó, sữa mẹ có hàm lượng glutamate cao vượt trội so với các loại sữa khác, lên đến 2.700mg/100ml sữa mẹ.

GS.TS. Ikeda (Nhật Bản) đã phát minh ra bột ngọt với thành phần chính là glutamate vào năm 1908. Năm 1909, thương hiệu bột ngọt đầu tiên trên thế giới ra đời mang tên AJI-NO-MOTO. Việc nêm bột ngọt vào món ăn làm món ăn ngon và hài hòa hơn vì chúng ta đã bổ sung thêm glutamate bên cạnh hàm lượng glutamate sẵn có từ thực phẩm, khiến vị umami của món ăn rõ rệt hơn.

* Các thông tin gần đây cho thấy bột ngọt có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa thực phẩm. Bác sĩ có thể cung cấp thêm thông tin?

- TS. BS Nguyễn Trọng Hưng: Các bằng chứng khoa học gần đây cho thấy bột ngọt có thể hỗ trợ tiêu hóa.

Cụ thể, có một cơ chế cảm nhận được sự xuất hiện của glutamate – thành phần chính của bột ngọt trong dạ dày, chính là thụ thể của glutamate tại dạ dày. Khi thực phẩm chứa glutamate hay bột ngọt vào dạ dày, các thụ thể này sẽ nhận ra và thông báo cho não bộ.

Theo các nhà khoa học, quá trình nhận biết này dẫn đến một phản ứng dây chuyền và kết quả là não bộ chỉ thị cho dạ dày tăng cường tiết dịch vị để tiêu hóa các thực phẩm này. Dịch vị là dịch tiêu hóa của dạ dày do các tuyến niêm mạc dạ dày bài tiết, bao gồm các thành phần như các enzyme tiêu hóa thực phẩm (pepsin, chymotrypsin), chất nhầy (mucin), axit HCl...Tác dụng quan trọng của dịch vị là tiêu hóa các thực phẩm trong dạ dày và bảo vệ dạ dày.

Sữa mẹ dồi dào glutamate (ảnh minh họa).
Sữa mẹ dồi dào glutamate (ảnh minh họa).

* Bột ngọt kích thích vị giác liệu có khiến chúng ta ăn nhiều hơn?

- TS. BS Nguyễn Trọng Hưng: Một yếu tố quan trọng và khiến chúng ta nhiều lúc “muốn ăn nữa” cũng phải “dừng”, đó là cơ chế về “cảm giác no”.

No là cảm giác sau tiêu hóa quan trọng nhất để điều chỉnh cảm giác thèm ăn. No là cảm giác thỏa mãn sau khi ăn với thời gian tiêu hóa thức ăn hợp lý. “Cảm giác no” bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có vị của món ăn, đặc biệt vị umami. Nhiều nghiên cứu cho thấy bột ngọt với khả năng mang lại vị umami, hỗ trợ thúc đẩy tiêu hóa các thực phẩm giàu protein và qua đó làm gia tăng cảm nhận cảm giác no khi thưởng thức món ăn. Điều đó rất có ý nghĩa trong việc giúp chúng ta dừng ăn đúng lúc.

* Xin cảm ơn bác sĩ!

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Sử dụng bột ngọt như thế nào cho hợp lý?

Diệu Tiên thực hiện |

Gia vị nhìn chung là thành phần không thể thiếu trong nấu nướng của những người nội trợ. Tuy nhiên, sử dụng gia vị, đặc biệt là mì chính hay còn gọi là bột ngọt thế nào để vừa giúp tăng cường vị ngon cho món ăn, vừa đảm bảo sức khỏe là thông tin không nhiều người biết. TS. BS Lưu Thị Mỹ Thục – Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương - đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này.

Vị umami - đặc trưng của thực phẩm lên men

Thế Lâm |

Ở Việt Nam, những thực phẩm lên men truyền thống như chao, nước mắm, nước tương… từ lâu đã hiện hữu trong bữa ăn hàng ngày, từ mâm cơm gia đình đến hàng quán lớn nhỏ. Song có lẽ tt ai biết, umami - vị đặc trưng trong các thực phẩm lên men đó - chính là cốt lõi giúp món ăn đạt đến sự ngon miệng hài hòa, đem lại sự thỏa mãn về vị giác cho người thưởng thức.

Bột ngọt có gây mẫn cảm với người dùng?

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện CNSH & CNTP, ĐH Bách khoa Hà Nội). |

Bột ngọt là một chất phụ gia tạo vị ngọt của thịt và rau (vị umami), giúp cho món ăn có hương vị hài hòa, ngon và hấp dẫn hơn. Trong hơn 100 năm được sử dụng trên thế giới, bột ngọt đã hứng chịu khá nhiều lời đồn qua, tiếng lại. Vậy thực hư tin đồn này như thế nào?

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Sử dụng bột ngọt như thế nào cho hợp lý?

Diệu Tiên thực hiện |

Gia vị nhìn chung là thành phần không thể thiếu trong nấu nướng của những người nội trợ. Tuy nhiên, sử dụng gia vị, đặc biệt là mì chính hay còn gọi là bột ngọt thế nào để vừa giúp tăng cường vị ngon cho món ăn, vừa đảm bảo sức khỏe là thông tin không nhiều người biết. TS. BS Lưu Thị Mỹ Thục – Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương - đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này.

Vị umami - đặc trưng của thực phẩm lên men

Thế Lâm |

Ở Việt Nam, những thực phẩm lên men truyền thống như chao, nước mắm, nước tương… từ lâu đã hiện hữu trong bữa ăn hàng ngày, từ mâm cơm gia đình đến hàng quán lớn nhỏ. Song có lẽ tt ai biết, umami - vị đặc trưng trong các thực phẩm lên men đó - chính là cốt lõi giúp món ăn đạt đến sự ngon miệng hài hòa, đem lại sự thỏa mãn về vị giác cho người thưởng thức.

Bột ngọt có gây mẫn cảm với người dùng?

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện CNSH & CNTP, ĐH Bách khoa Hà Nội). |

Bột ngọt là một chất phụ gia tạo vị ngọt của thịt và rau (vị umami), giúp cho món ăn có hương vị hài hòa, ngon và hấp dẫn hơn. Trong hơn 100 năm được sử dụng trên thế giới, bột ngọt đã hứng chịu khá nhiều lời đồn qua, tiếng lại. Vậy thực hư tin đồn này như thế nào?