Những đường lây nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" nhiều người không biết

Thảo Anh |

Phần lớn các trường hợp lây nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" xảy ra sau khi tiếp xúc với vi khuẩn Vibrio vulnificus thông qua vết trầy xước, vết thương hở trên da. Các nhà khoa học cho biết, không có bằng chứng về việc truyền Vibrio vulnificus từ người sang người.

Thời gian qua, khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, gần đây tiếp nhận một số bệnh nhân nhiễm trùng máu do vi khuẩn Vibrio vulnificus (V. vulnificus). Bệnh diễn biến rất nặng, nhanh chóng xuất hiện sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, có tỷ lệ tử vong cao.

Theo đó, Vibrio vulnificus là một loại vi khuẩn xuất hiện tự nhiên ở vùng biển và cửa sông trên khắp thế giới. Nó phát triển mạnh ở vùng nước ấm (đặc biệt là nước ấm hơn 18 độ C). Do đó loại vi khuẩn này phổ biến ở vùng nước biển nhiệt đới và cận nhiệt đới và vùng biển. Vi khuẩn có thể có mặt trong nước và trong động vật có vỏ phát triển ở những vùng nước này.

Những ai có nguy cơ cao lây nhiễm?

Đối với đa số mọi người, vi khuẩn là vô hại với sức khoẻ. Tuy nhiên, những người lội hoặc bơi trong cửa sông hoặc nước biển có vết thương hở hoặc vết vỡ trên da, hoặc khi ăn phải động vật có vỏ còn sống hoặc chưa nấu chín hẳn, có thể có nguy cơ bị nhiễm trùng.

Nhiễm trùng là trường hợp không quá phổ biến và thường nhẹ. Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm gặp, Vibrio vulnificus có thể gây nhiễm trùng đe dọa tính mạng.

Những người mắc các bệnh gan mạn tính bao gồm viêm gan, xơ gan, bệnh tan máu bẩm sinh (bệnh dự trữ sắt) và ung thư gan; và những người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh thận mãn tính hoặc các tình trạng làm suy yếu hệ thống miễn dịch, có nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng cao hơn. Những người dùng thuốc theo toa để giảm nồng độ axit dạ dày hoặc đã phẫu thuật dạ dày cũng có nguy cơ cao hơn.

Con đường lây truyền "vi khuẩn ăn thịt người"

Vibrio vulnificus được nghi ngờ ở những người có vết trầy xước hoặc vết thương bị nhiễm trùng sau khi tiếp xúc với nước muối hoặc nước lợ, đặc biệt là nếu người đó có bất kỳ tình trạng mãn tính nào được liệt kê ở trên.

Nhiễm khuẩn Vibrio Vulnificus được chẩn đoán bằng cách lấy mẫu máu hoặc gạc từ vị trí nhiễm trùng để nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

Nhiễm khuẩn Vibrio Vulnificus được điều trị bằng kháng sinh và quản lý vị trí nhiễm trùng. Nhiễm trùng vết thương nhẹ ở những người khỏe mạnh thường đáp ứng tốt với việc chăm sóc vết thương tốt và uống khánh sinh. Trong nhiễm trùng nặng hơn thì phải phẫu thuật làm sạch vết thương và thậm chí là cắt cụt chi bị ảnh hưởng khi cần thiết.

Bạn có thể bị bệnh do Vibrio Vulnificus theo hai con đường chính. Thứ nhất, bạn có thể bị nhiễm bệnh do đi trong nước biển ấm và có vết thương hở, vết cắt,... Vi khuẩn có thể xâm nhập qua vết vỡ trên da và gây nhiễm trùng. Ở một số người, nhiễm trùng tự lành, trong khi ở những người khác, nó tiến triển thành nhiễm trùng nặng ở da và các mô bên dưới. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị bệnh do Vibrio vulnficus khi ăn động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín hẳn. Phần lớn các trường hợp xảy ra sau khi tiếp xúc với vi khuẩn thông qua vết cắt và trầy xước. Các nhà khoa học cho biết, không có bằng chứng về việc truyền Vibrio vulnificus từ người sang người.

Thảo Anh
TIN LIÊN QUAN

Hải Phòng: Ăn hàu sống, bệnh nhân chết do nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người”

Thùy Linh |

Thời gian gần đây, Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận một số bệnh nhân nhiễm trùng máu do vi khuẩn Vibrio vulnificus (V. vulnificus)- một loại “vi khuẩn ăn thịt người” từ biển. 

Đau lòng gia đình ở Sóc Sơn mất 3 con, 2 bé tử vong do vi khuẩn Whitmore

Thảo Anh - Thuỳ Linh |

Một cặp vợ chồng ở Đô Lương, Bắc Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội mất đi 3 đứa con trong vòng 7 tháng (từ tháng 4.2019 đến nay), trong đó 2 bé tử vong do vi khuẩn Whitmore.

Bình Định: Phát hiện ca vi khuẩn Whitmore

N.T |

Ngày 7.10, Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định đang tiếp nhận, điều trị cho một bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei (còn gọi là vi khuẩn Whitmore). 

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Hải Phòng: Ăn hàu sống, bệnh nhân chết do nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người”

Thùy Linh |

Thời gian gần đây, Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận một số bệnh nhân nhiễm trùng máu do vi khuẩn Vibrio vulnificus (V. vulnificus)- một loại “vi khuẩn ăn thịt người” từ biển. 

Đau lòng gia đình ở Sóc Sơn mất 3 con, 2 bé tử vong do vi khuẩn Whitmore

Thảo Anh - Thuỳ Linh |

Một cặp vợ chồng ở Đô Lương, Bắc Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội mất đi 3 đứa con trong vòng 7 tháng (từ tháng 4.2019 đến nay), trong đó 2 bé tử vong do vi khuẩn Whitmore.

Bình Định: Phát hiện ca vi khuẩn Whitmore

N.T |

Ngày 7.10, Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định đang tiếp nhận, điều trị cho một bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei (còn gọi là vi khuẩn Whitmore).