Những dấu hiệu nhận biết khả năng có bị "chết xương" sau khi mắc COVID-19?

Nguyễn Ly |

TPHCM - Thời gian qua, một số bệnh viện tuyến cuối TPHCM liên tiếp điều trị cho các bệnh nhân trong tình trạng đầu hoặc mặt bị hoại tử, chảy mủ. Do là bệnh lý mới, y văn thế giới vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể và phác đồ điều trị chính xác, nên các chuyên gia tại TPHCM khuyên người dân chủ động khám bệnh khi phát hiện những triệu chứng.

Chủ động khám bệnh khi thấy lung lay răng, chảy mủ 

Sau nhiều tháng đau đớn ở vùng đầu, bà N.T. T (ngụ tỉnh Khánh Hoà) được các bác sĩ tại địa phương chuyển viện sau khi được chẩn đoán viêm đa xoang, theo dõi u não. Nghe lời bác sĩ, bà T nhập Bệnh viện Chợ Rẫy. Tuy nhiên, sau khi được các bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ tình trạng bệnh của mình, bà T như chết lặng.

Bệnh nhân bị “chết xương” được phẫu thuật thành công. Ảnh: Nguyễn Ly
Bệnh nhân bị “chết xương” được phẫu thuật thành công. Ảnh: Nguyễn Ly

“Các bác sĩ nói tôi xoang chứa dịch, xương chân bướm, sọ trán hoại tử và có khí trong sọ. Điều đáng sợ là không chỉ có tôi mà còn có 2 người nữa giống tình trạng bệnh của tôi. Bác sĩ nói bệnh này quá mới nên sẽ cố gắng cứu nhưng sống được hay không phải nhờ ông trời. Dù rất buồn nhưng họ phải nói để chúng tôi về sắp xếp chuyện gia đình”, bà T nhớ lại.

Đứng trước sự lựa chọn sống và chết, bà T vẫn quyết định tiến hành phẫu thuật vì đó là cơ hội duy nhất để giành lại sự sống.  Bà T được sắp xếp phẫu thuật, khi nội soi đường mũi, ghi nhận niêm mạc, cuống mũi, vách ngăn bị hoại tử đen, phải gắp hết xương chết. Từ phía trên, bác sĩ mở sọ trán lấy phần xương chết. Đi xuống dần, bác sĩ nhận thấy dù răng nhìn chắc khỏe nhưng xương khẩu cái đã hoại tử, phải đục bỏ xương hàm trên.

TS.BS Trần Anh Bích – Phó Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM cho biết, các bệnh nhân đều bị tổn thương sọ, hàm mặt, xoang lan rộng. Mở xương sọ, thấy được mủ bám ở xương và da đầu, một phần bám trên màng não. Có trường hợp, mủ ở hàm trên xì ra, cả hàm răng lung lay dữ dội, ê-kip phải khoét bỏ toàn bộ xương chết. Trước ca mổ của bà T., có 6 bệnh nhân đã xin về và 2 người tử vong vì hoại tử nặng, viêm nhiễm, suy tạng. “Chúng tôi choáng váng vì tử vong rất nhanh, không trở tay kịp”, BS Bích chia sẻ thêm.

Phát hiện sớm, giảm tổn thương

Sau khi TPHCM mở cửa các hoạt động trở lại khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương (TPHCM) liên tục tiếp nhận 16 trường hợp nhập viện với các triệu chứng như: lung lay răng, chảy mủ, xưng đau họng… thậm chí có nhiều trường hợp đã chuyển qua giai đoạn hoại tử rộng, khó cứu chữa.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn - Trưởng khoa Phẫu thuật hàm mặt, Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương (tại TPHCM) cho biết, với những bệnh lý về hoại tử xương hàm thường xảy ra ở xương hàm dưới, vì mạch máu nuôi được cung cấp ít hơn xương hàm trên. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm hiện nay là nhiều bệnh nhân bị hoại tử xương hàm trên nhập viện, đa phần không rõ nguyên nhân và biểu hiện ban đầu là lung lay răng nhẹ, thậm chí  có bệnh nhân bị hoại tử xương hàm trên lan nhanh lên tận xương thái dương, xương gò má, tới sàn sọ não …

Những bệnh nhân này thường bị tiểu đường làm ảnh hưởng mạch máu, giảm sức đề kháng, nuôi dưỡng khiến cho xương bị hoại tử, giúp cho vi khuẩn, nấm nhiễm làm tăng hoại tử và tỉ lệ tử vong cao.

Một trong những giả thuyết được xem xét, là người mắc COVID-19 có tình trạng tăng đông, khiến các mạch máu nuôi xương bị tắc và hoại tử. SARS-CoV-2 bám vào thụ thể ACE-2, tập trung nhiều ở niêm mạc mũi, miệng, làm tắc vi mạch máu nuôi xương hàm.

Hoại tử xương hàm mặt cũng có thể gặp ở người suy giảm miễn dịch, dùng corticoid kéo dài… khi nhiễm vi khuẩn, nấm có thể dẫn đến viêm xương, gây hoại tử. Hoại tử xương hàm dưới phổ biến hơn xương hàm trên.

Lý giải hiện tượng bệnh lý này có vẻ tăng hơn so với trước dịch COVID-19, chuyên gia cho rằng, môi trường xung quanh luôn có nhiều loại vi sinh vật, khi cơ thể suy giảm miễn dịch sẽ rất dễ bị tấn công.

"Có thể do cơ thể người mắc COVID-19 bị rối loạn miễn dịch kéo dài, suy giảm miễn dịch, cộng với bệnh đái tháo đường sẵn có, nấm phát triển nhiều hơn trong cơ thể, gây viêm nhiễm", bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy phân tích.

Trong công tác điều trị hoại tử xương đều giống nhau, các bác sĩ sẽ phải xử lý hết phần xương đã chết và nhiễm trùng để không còn ổ nhiễm. Nếu không lấy hết sẽ bị viêm nhiễm, sốc nhiễm trùng… rất nguy hiểm. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được theo dõi từ 3-6 tháng, phần xương bị hoại tử sẽ được tái tạo vi phẫu nhằm phục hồi hàm mặt cho bệnh nhân.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn khuyến cáo, khi người dân có triệu chứng lung lay răng, chảy mủ, sưng đau họng… thậm chí là loét lộ xương rõ ràng cần đến bệnh viện ngay lập tức, bởi phát hiện càng sớm ổ nhiễm trùng và phần xương hoại tử càng nhỏ, khả năng phục hồi nhanh hơn.

Nguyễn Ly
TIN LIÊN QUAN

Những biểu hiện hoại tử xương vùng đầu và mặt sau mắc COVID-19

NGUYỄN LY |

TPHCM – Ngày càng có nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lung lay răng, chảy mủ, xưng đau họng … đến khi được thăm khám, chẩn đoán thì phần bị hoại tử đã xuất hiện, thậm chí là lan rộng đe doạ đến tính mạng.

Nhiều bệnh nhân hậu COVID-19 mắc bệnh lạ, hoại tử dần vùng đầu và mặt

NGUYỄN LY |

TPHCM - Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận hàng loạt trường hợp bị cốt tủy viêm xương vùng đầu mặt, gây hoại tử nặng, trong đó 2 ca đã tử vong. Đặc biệt, các ca bệnh đều ghi nhận trên người bệnh hậu COVID-19.

Bộ Y tế hướng dẫn cách vượt qua tình trạng "sương mù não" hậu COVID-19

Thùy Linh |

Bộ Y tế vừa ban hành quyết định Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc COVID-19 (còn gọi là hậu COVID-19).

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Những biểu hiện hoại tử xương vùng đầu và mặt sau mắc COVID-19

NGUYỄN LY |

TPHCM – Ngày càng có nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lung lay răng, chảy mủ, xưng đau họng … đến khi được thăm khám, chẩn đoán thì phần bị hoại tử đã xuất hiện, thậm chí là lan rộng đe doạ đến tính mạng.

Nhiều bệnh nhân hậu COVID-19 mắc bệnh lạ, hoại tử dần vùng đầu và mặt

NGUYỄN LY |

TPHCM - Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận hàng loạt trường hợp bị cốt tủy viêm xương vùng đầu mặt, gây hoại tử nặng, trong đó 2 ca đã tử vong. Đặc biệt, các ca bệnh đều ghi nhận trên người bệnh hậu COVID-19.

Bộ Y tế hướng dẫn cách vượt qua tình trạng "sương mù não" hậu COVID-19

Thùy Linh |

Bộ Y tế vừa ban hành quyết định Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc COVID-19 (còn gọi là hậu COVID-19).