Những chất tăng độ đạm trong thức ăn chăn nuôi độc với cơ thể người ra sao?

LH |

Bộ NN&PTNT vừa có văn bản về thực trạng sử dụng hoá chất trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TACN). Những chất được phát hiện trong TACN sẽ nguy hiểm thế nào với sức khoẻ con người.

Theo đó, Bộ NN&PTNT cho biết, qua việc thanh tra đột xuất một số công ty sản xuất, kinh doanh TACN, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã phát hiện một số doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh chất cyanuric acide, dicyandiamide và ammelide trong “Bột dinh dưỡng cao đạm” để đưa bổ sung vào nguyên liệu TACN cho cá da trơn, gia súc, gia cầm nhằm nâng cao độ đạm.

TS Trần Hồng Côn - Khoa Hoá, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội: Cả ba chất cyanuric acide, dicyandiamide và ammelide đều là những chất "đạm (nitơ) không protein" và đều là các chất cơ bản là không độc. Ví dụ như đối với cyanuric acide thử nghiệm trên chuột cho thấy hàm lượng gây chết phải tới 7,7g/1kg cơ thể.

Theo đó, FDA (Mỹ) cho phép sử dụng liều lượng nhất định trong thức ăn và nước uống cho gia súc. Cyanuric acide được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, làm chất tẩy trắng, chất diệt khuẩn và diệt nấm mốc. Trong xử lý nước sinh hoạt, cyanuric acide này được sử dụng như chất ổn đinh clo trong tiệt trùng nước.

"Tuy nhiên, một điều nguy hiểm khi sử dụng chất này là khi nó kết hợp với melamine sẽ tạo ra những tinh thể ít tan. Nên khi gia súc hay con người nhận các chất này vào cơ thể, những tinh thể nói trên sẽ gây ra chảy máu đường tiết niệu và sỏi thận cao". TS Trần Hồng Côn phân tích.

Một nghiên cứu khác về ngộ độc học nêu lên rằng trong TACN của các vật nuôi trong nhà (chó, mèo) có nhiễm hỗn hợp hai chất melamine và acid cyanuric sẽ gây ra suy thận cấp.

Cũng theo TS Trần Hồng Công, còn dicyandiamide và ammelide là những chất có cấu trúc tương tự còn được sử dụng làm phân đạm nhả chậm, làm nguyên liệu để sản xuất thuốc chữa bệnh và sản xuất keo epoxi, keo dán... Chúng đều là các chất có độ độc thấp và trong thực tế, chưa có trường hợp nào bị ngộ độc bởi các chất này được ghi nhận. Giữa dicyandiamide, ammelide và melamin luôn có sự chuyển hóa qua lại trong những điều kiện nhất định.

Đối với nhà sản xuất, melamine và cả với acid cyanuric, là hai chất giúp làm tăng “nồng độ đạm” trong sản phẩm dù nồng độ đạm thật trong đó chả có bao nhiêu. Vì lợi nhuận, nhà sản xuất thực phẩm đã đánh lừa nhà kiểm định bằng cách cho melamine vào thực phẩm. Do lòng tham không đáy, một số nhà sản xuất còn cho vào cả hai chất melamine và acid cyanuric. Thế là gây ra thảm họa ngộ độc hàng loạt. Acid cyanuric rẻ hơn melamine nhiều, đó cũng là lý do có thể có sự hiện diện cả đôi trong thực phẩm dẫn tới gây độc mà người ta không ngờ đến.

LH
TIN LIÊN QUAN

Khẩu phần ăn có nhiều vi khuẩn, chủng tụ cầu sinh độc tố ruột

PV |

Chiều 15.12, Sở Y tế Ninh Thuận đã có báo cáo kết quả nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc thực phẩm khiến 42 học sinh dân tộc nội trú nhập viện cấp cứu xảy ra hôm 7.12. 

Quảng Trị: Cá chết không phải do độc tố từ nhà máy dệt nhuộm

HƯNG THƠ |

Ngày 13.12, tại kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh Quảng Trị khóa VII nhiệm kỳ 2016-2021 đã diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Trước ý kiến của cử tri huyện Hải Lăng phản ánh Cty TNHH dệt may Vinatex Quốc tế Toms (gọi tắt Cty dệt nhuộm) xả thải ra môi trường gây ô nhiễm, ông Nguyễn Văn Hùng – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị yêu cầu các cơ quan liên quan giải thích rõ.

60% mẫu nước chạy thận có nội độc tố vi khuẩn cao hơn ngưỡng cho phép

L.Hà |

Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) nhận xét nghiệm miễn phí mẫu nước chạy thận nhân tạo của 41 bệnh viện của 25 tỉnh, thành. Kết quả xét nghiệm mẫu nước RO (nước trực tiếp dùng cho chạy thận) vừa được công bố cho thấy, có tới 60% mẫu nước có nội độc tố vi khuẩn cao hơn ngưỡng cho phép.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Khẩu phần ăn có nhiều vi khuẩn, chủng tụ cầu sinh độc tố ruột

PV |

Chiều 15.12, Sở Y tế Ninh Thuận đã có báo cáo kết quả nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc thực phẩm khiến 42 học sinh dân tộc nội trú nhập viện cấp cứu xảy ra hôm 7.12. 

Quảng Trị: Cá chết không phải do độc tố từ nhà máy dệt nhuộm

HƯNG THƠ |

Ngày 13.12, tại kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh Quảng Trị khóa VII nhiệm kỳ 2016-2021 đã diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Trước ý kiến của cử tri huyện Hải Lăng phản ánh Cty TNHH dệt may Vinatex Quốc tế Toms (gọi tắt Cty dệt nhuộm) xả thải ra môi trường gây ô nhiễm, ông Nguyễn Văn Hùng – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị yêu cầu các cơ quan liên quan giải thích rõ.

60% mẫu nước chạy thận có nội độc tố vi khuẩn cao hơn ngưỡng cho phép

L.Hà |

Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) nhận xét nghiệm miễn phí mẫu nước chạy thận nhân tạo của 41 bệnh viện của 25 tỉnh, thành. Kết quả xét nghiệm mẫu nước RO (nước trực tiếp dùng cho chạy thận) vừa được công bố cho thấy, có tới 60% mẫu nước có nội độc tố vi khuẩn cao hơn ngưỡng cho phép.