Những ca mổ khó tin của vị bác sĩ vừa lọt top 100 nhà khoa học Châu Á

Lệ Hà |

GS.TS Nguyễn Thanh Liêm - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc - công nghệ Gen Vinmec là một trong 2 nhà khoa học của Việt Nam lọt vào danh sách 100 nhà khoa học tiêu biểu Châu Á năm 2019.

Những sáng kiến táo bạo

Đã có quá nhiều bài báo viết về GS.TS Nguyễn Thanh Liêm trong suốt thời gian qua. GS Nguyễn Thanh Liêm từng khiến bạn bè y khoa quốc tế kinh ngạc với những ca mổ vô cùng táo bạo, mang tính tiên phong và rất thành công.

Cặp song sinh dính nhau Cúc - An được GS Nguyễn Thanh Liêm thực hiện năm 2003.
Cặp song sinh dính nhau Cúc - An được GS Nguyễn Thanh Liêm thực hiện năm 2003.

Trong phần tóm tắt thành tích, Tạp chí Asian Scientist nêu hàng loạt thành tích mà GS.TS Liêm đã thực hiện trong quãng thời gian cống hiến cho nền y học nước nhà.

Nhắc đến GS.TS Nguyễn Thanh Liêm là nhắc đến nhiều công trình khoa học, nhiều ca bệnh khó nhờ bàn tay vàng của ông đã cứu những sinh mệnh bé nhỏ. Một trong những đóng góp của ông trong y khoa đó là kỹ thuật nội soi.

Cặp song sinh Cúc - An được GS Liêm tách năm 2003 khoẻ mạnh, học giỏi. Ca phẫu thuật “cân não” của GS ở thời điểm đó.
Cặp song sinh Cúc - An được GS Liêm tách năm 2003 khoẻ mạnh, học giỏi. Ca phẫu thuật “cân não” của GS ở thời điểm đó.

GS.TS Nguyễn Thanh Liêm nhớ lại: Năm 1997, tôi ứng dụng thành công phẫu thuật nội soi để điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh tại Việt Nam. Kỹ thuật mổ phình đại tràng bẩm sinh trước đây Việt Nam mổ rất vất vả, biến chứng nhiều bởi một bệnh nhi phải mổ 3 - 4 lần, cứ 3 - 4 tháng lại lên bàn phẫu thuật một lần. Tôi đã sáng tạo và giảm xuống mổ còn 2 lần cho bệnh nhi, rồi 1 lần mổ nhưng vẫn chưa thoả mãn bởi đường mổ mở lớn nên tôi mạnh dạn mổ nội soi và đã thành công. Hơn nữa, đường rạch rút từ 3 xuống còn 1.

Kỹ thuật nội soi sau này còn được GS cùng đồng nghiệp thực hiện trên nhiều bệnh khác. Giờ đây, nói đến kỹ thuật nội soi của Việt Nam, GS Nguyễn Thanh Liêm được coi là bàn tay vàng.

 
Khi nghỉ quản lý tại Bệnh viện Nhi Trung ương vào năm 2012, GS Nguyễn Thanh Liêm bắt tay vào nghiên cứu tế bào gốc và đã có những thành công bước đầu. Bệnh nhân được GS điều trị bằng tế bào gốc.

Kỹ thuật nội soi u nang ống mật chủ của GS.TS Nguyễn Thanh Liêm được đưa vào sách giáo khoa phẫu thuật nhi thế giới. Với hơn 200 công trình nghiên cứu y học, trong đó có 75 công trình nghiên cứu được xuất bản trên các tạp chí y học uy tín của Mỹ và Châu Âu, ông cũng là bác sĩ đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này của Việt Nam được nhận giải thưởng danh giá Nikkei Châu Á về khoa học – công nghệ năm 2018.

Ca phẫu thuật cân não nhất mà GS Nguyễn Thanh Liêm đã trải qua là hai ca mổ tách hai bé sinh đôi dính nhau Cúc - An 18 năm trước. Trước ca Cúc - An, GS đã mổ ca Nghĩa - Đàn. Nhưng áp lực lớn nhất của ca mổ Cúc - An là truyền thông. Thời điểm đó, báo chí đưa tin về ca Cúc - An dày đặc.

”Với một ca mổ như thế, nói thực là tôi không được phép thất bại. Sau phẫu thuật, tôi lo lắng đến mức cả tháng trời, kể cả giữa đêm khuya hay rạng sáng, hay là khi đi công tác nước ngoài, tôi vẫn phải gọi điện cho các bác sĩ, y tá theo dõi sức khoẻ sau hậu phẫu để dặn dò mỗi ngày. Đến giờ, Cúc - An đã bước vào tuổi 18", GS Liêm vui mừng chia sẻ.

 
"Người nghiện việc" luôn mong muốn nghiên cứu được nhiều phương pháp điều trị tốt cho người bệnh.

Thế nhưng, GS Liêm bảo rằng: "Tôi là một bác sĩ phẫu thuật mát tay và gặp may. Cái may là tôi đã mổ nhiều ca phức tạp, rủi ro lớn, nhưng tỉ lệ thành công cao". Không bao giờ GS tự nhận mình tài giỏi.

Người nghiện việc

Mặc dù đã “gác kiếm” hơn 7 năm nay nhưng GS Nguyễn Thanh Liêm vẫn gắn với danh hiệu “workaholic” - người nghiện việc. Sau khi nghỉ quản lý tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2012, GS Liêm vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu khoa học. Đây mới là thời gian “chín” cho nghiên cứu khoa học.

Năm 2014, GS Liêm cùng đồng nghiệp bắt tay vào nghiên cứu lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam: Ghép tế bào gốc. “Ngày nào tôi cũng gặp các cháu nhỏ mắc bệnh nan y mà y học chưa có hướng chữa khỏi như bại não, tự kỷ, thoát vị màng não tủy, teo đường mật bẩm sinh...”, GS.TS Liêm trăn trở.

Sau 5 năm nỗ lực, đề tài nghiên cứu mang về những kết quả tích cực ngoài mong đợi. Nhiều trẻ bại não đã cải thiện chức năng vận động và phát triển trí tuệ sau điều trị, thay đổi cuộc sống của bệnh nhi. Công nghệ ghép tế bào gốc được GS.TS Liêm mở rộng hướng nghiên cứu sang điều trị bệnh tự kỷ, teo đường mật bẩm sinh, thoát vị màng não xơ phổi ở trẻ nhỏ; xơ gan, thoái hóa khớp ở người lớn.

 
Những nghiên cứu giúp người bệnh luôn được GS Nguyễn Thanh Liêm đặt lên hàng đầu.

Kết quả về tế bào gốc sẽ được GS.TS Nguyễn Thanh Liêm cùng các đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới trước khi đưa ra đánh giá khả quan.

Mới đây nhất, nghiên cứu về bộ gene của người Việt do nhóm các nhà khoa học Viện nghiên cứu Tế bào gốc - công nghệ Gen Vinmec (VRISG) thực hiện vừa được tạp chí di truyền quốc tế Human Mutation công bố. Bộ dữ liệu giống cuốn từ điển để ngành y làm cơ sở có những tham chiếu cho các nghiên cứu - sinh học liên quan đến sức khỏe, bệnh tật.

"Tôi cũng khá bất ngờ về nguồn gốc của người Việt khi phát hiện về y sinh cho thấy chúng ta có liên quan người Thái. Gen của người Việt khác rất nhiều gen người Trung Quốc. Điều này chứng minh dù bị đô hộ hàng nghìn năm, dân tộc mình không những giữ được ngôn ngữ riêng, mà cả bộ gen. Đó là một sự sống vô cùng mãnh liệt của người Việt. Tôi thấy có một câu rất hay: “Tiếng Việt còn thì nước Việt còn”, giờ ta có thể nói thêm: “Gen Việt còn thì nước Việt còn", GS.TS Nguyễn Thanh Liêm nói.

Tạp chí Asian Scientist (Singapore) vừa công bố kết quả bình chọn danh sách 100 nhà nghiên cứu tiêu biểu Châu Á năm 2019. Việt Nam có hai nhà khoa học lọt vào là GS.TS Nguyễn Thanh Liêm - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc - công nghệ Gen Vinmec và TS Nguyễn Thị Hiệp - Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM). GS.TS Nguyễn Thanh Liêm được Tạp chí Asian Scientist đưa vào mục các nhà khoa học thuộc lĩnh vực Khoa học đời sống.

Lệ Hà
TIN LIÊN QUAN

Nghiên cứu về bộ gen người Việt giải đáp bệnh nan y

Minh An |

Nghiên cứu về bộ gene của người Việt do nhóm các nhà khoa học Viện nghiên cứu Tế bào gốc - công nghệ Gen Vinmec (VRISG) thực hiện vừa được tạp chí di truyền quốc tế Human Mutation công bố. Bộ dữ liệu giống cuốn từ điển để ngành y làm cơ sở có những tham chiếu cho các nghiên cứu - sinh học liên quan đến sức khỏe, bệnh tật.

Hồi sinh nhiều số phận nhờ ghép tế bào gốc

L.Hà |

Một trong những bệnh nhân được hồi sinh nhờ tế bào gốc phải kể tới Hoàng Thị Diệu Thuần. Cô có nghị lực sống phi thường trong hành trình 10 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư máu.

Bệnh nhân VN được điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc tại Nhật

N.A |

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc là không phải phẫu thuật. Theo điều tra sau điều trị, trong số hơn 10.000 bệnh nhân có hơn 83% trả lời rằng giảm đau rõ rệt khi áp dụng phương pháp này, hết đau từ 2 tuần - 1 tháng sau khi tiêm.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Nghiên cứu về bộ gen người Việt giải đáp bệnh nan y

Minh An |

Nghiên cứu về bộ gene của người Việt do nhóm các nhà khoa học Viện nghiên cứu Tế bào gốc - công nghệ Gen Vinmec (VRISG) thực hiện vừa được tạp chí di truyền quốc tế Human Mutation công bố. Bộ dữ liệu giống cuốn từ điển để ngành y làm cơ sở có những tham chiếu cho các nghiên cứu - sinh học liên quan đến sức khỏe, bệnh tật.

Hồi sinh nhiều số phận nhờ ghép tế bào gốc

L.Hà |

Một trong những bệnh nhân được hồi sinh nhờ tế bào gốc phải kể tới Hoàng Thị Diệu Thuần. Cô có nghị lực sống phi thường trong hành trình 10 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư máu.

Bệnh nhân VN được điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc tại Nhật

N.A |

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc là không phải phẫu thuật. Theo điều tra sau điều trị, trong số hơn 10.000 bệnh nhân có hơn 83% trả lời rằng giảm đau rõ rệt khi áp dụng phương pháp này, hết đau từ 2 tuần - 1 tháng sau khi tiêm.