Những bệnh thường gặp nhất ở trẻ mầm non khi đi học trở lại

Bác sĩ Nguyễn Tâm Long - Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 |

Hơn một tuần qua, trẻ mầm non thủ đô Hà Nội chính thức được quay lại trường học. Trẻ được giao lưu, học hỏi, vui chơi cùng bạn bè, giải tỏa được nhiều vấn đề tâm lý khi trẻ phải ở nhà quá lâu. Tuy nhiên khi đi học trẻ sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm.

Ngoài COVID-19, trẻ mầm non còn có thể mắc nhiều bệnh khác, như: bệnh về da, dị ứng, sốt virus, viêm phế quản, viêm phổi, hội chứng suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, nhiễm giun sán, đau mắt đỏ... Đó là những bệnh trẻ tuổi mầm non thường gặp khi đi học, bố mẹ cần có kiến thức để nhận biết, kịp thời xử trí, can thiệp để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Báo Lao Động trích đăng bài viết của Bác sĩ Nguyễn Tâm Long - Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 về vấn đề này.

Bệnh về da – bệnh trẻ thường gặp nhất

Hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ mầm non vẫn chưa được hoàn thiện. Đây là độ tuổi mà bệnh truyền nhiễm thường dễ “nhắm” đến.

Điều kiện đi học cả ngày, ăn bán trú, các bé thường ăn uống, ngủ trưa cùng nhau, chơi cùng nhau với đồ vật để chung, hoặc côn trùng cắn – nên các bệnh ngoài da là bệnh ở trẻ em mầm non thường xuyên mắc và dễ lây lan nhất.

Dị ứng ở trẻ

Cơ thể trẻ độ tuổi mầm non rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng do các tác nhân từ môi trường. Chẳng hạn, không gian sống ẩm thấp, nhiều bụi khói, lông thú vật, thức ăn hải sản, thức ăn nấu không chín kỹ,…

Dấu hiệu bé bị dị ứng cha mẹ cần lưu ý như nổi mẩn ngứa, đỏ trên da thành từng dải, mảng như mề đay, thậm chí một số bé bị ho, lên cơn hen suyễn, nôn trớ, đau bụng, đi ngoài lỏng.

Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến sốt, sưng một số nơi trên cơ thể, nhất là trên mặt. Bố mẹ cần lưu ý những điều này, theo dõi và hiểu rõ sức khỏe con mình để có biện pháp thích hợp, đưa con đến cơ sở y tế xử trí khi cần thiết.

Sốt virus

Một số loại virus ái tính đường hô hấp, tiêu hóa, như virus thủy đậu, viêm não Nhật Bản, sởi, enterovirus,… thường tấn công gây bệnh chủ yếu ở trẻ nhỏ - đối tượng có miễn dịch non yếu, cơ thể chưa hoàn thiện, chưa có khả năng kháng bệnh.

Virus có thể gây sốt cao đột ngột đến 39 – 40 độ C hoặc cao hơn. Trong giai đoạn sốt, các bé rất mệt mỏi, mắt lờ đờ, ít đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, dễ xuất hiện các cơn co giật nguy hiểm.

Do đó, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Đồng thời, cách ly bé với môi trường ngoài, tránh lây lan.

Viêm hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi

Vào thời điểm giao mùa, các mầm bệnh virus biến đổi phát triển, trẻ dễ bị virus gây viêm hô hấp trên ( viêm mũi họng), viêm phế quản xâm nhập qua lây nhiễm từ việc tiếp xúc dùng chung đồ chơi, đồ dùng, mặt phẳng không được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là ở trường mẫu giáo.

Biểu hiện bé bị viêm phế quản gồm: sốt vừa hoặc cao, bỏ ăn, ho có đờm, chảy nước mũi trong, khó thở, đau thắt ngực xương ức.

Hội chứng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

Suy dinh dưỡng khiến trẻ trở nên lười ăn, ăn ít, tăng cân chậm hoặc thậm chí sụt cân, có nguy cơ dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, hô hấp.

Biểu hiện lâm sàng như da xanh xao, cơ mềm nhão, nhìn thiếu dưỡng khí, tính khí dễ buồn bực, hay quấy khóc, ít tham gia chơi với bạn cùng lứa, tập trung kém, không linh hoạt.

Đáng chú ý, trẻ bị suy dinh dưỡng thường có biểu hiện chậm phát triển về mặt vận động, như chậm biết ngồi, chậm bò, chậm biết đi,… Do đó, bố mẹ cần lưu ý biểu đồ tăng trưởng để sớm phát hiện tình trạng này.

Rối loạn tiêu hóa

Trẻ bắt đầu đi học là có sự thay đổi môi trường sinh hoạt từ ở nhà sang ở trường, trẻ ăn uống tại lớp với giờ giấc và thực đơn có thể sai khác với ở nhà. Đó là một yếu tố khiến trẻ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.

Biểu hiện thường thấy như: nôn ói nhiều lần, nổi phát ban trên người, bị viêm hạch, mắt đau nhức, sốt. Do đó, nếu phát hiện con có biểu hiện hoặc được chẩn đoán là rối loạn tiêu hóa do virus, bố mẹ cần cách ly bé ngay.

Nhiễm giun sán

Với những bé thường xuyên nghịch đất, hoặc chơi để tay bẩn, tiếp xúc sàn nhà bẩn, nhà vệ sinh hoặc các vật dụng không sạch sẽ,… thì đây là những điều kiện thuận lợi để trứng giun đũa, giun kim xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Triệu chứng khi bé bị nhiễm giun kim, giun đũa như bụng phình to lên, sụt cân, suy dinh dưỡng. Nếu được phát hiện sớm và tẩy giun kịp thời, tình trạng này vẫn có thể được cải thiện. Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý công tác phòng ngừa cho con.

Theo khuyến cáo của Bộ y tế, cứ mỗi 6 tháng, cần cho bé tẩy giun định kỳ. Đồng thời, theo dõi biểu đồ phát triển của bé về cả chỉ số cân nặng, chiều cao, để kịp thời nhận biết nếu có bất kì bất thường nào.

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ

Trẻ đau mắt đỏ do mắt bị nhiễm khuẩn hoặc virus, gây nên sưng viêm kết mạc. Khi chăm sóc bé bị đau mắt đỏ tại nhà, nguyên tắc đầu tiên cần lưu ý là giữ vệ sinh mọi vật dụng, ngóc ngách trong nhà sạch sẽ. Cho bé nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng khí, không khói bụi. Dùng khăn sạch nhúng nước ấm lau hoặc đắp lên mắt đỏ của bé để giảm bớt cảm giác khó chịu.

Những biện pháp phòng ngừa

  • Trước tiên, giữ sạch sẽ vệ sinh môi trường sống.
  • Duy trì cho trẻ chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, vận động hợp lý.
  • Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của bé thường xuyên để nhận biết nếu có biểu hiện bất thường.
  • Đồng thời, bố mẹ đừng quên Lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia mà địa phương thường xuyên phát động.
Bác sĩ Nguyễn Tâm Long - Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội qua đỉnh COVID-19, lượng bệnh nhân đi khám chữa bệnh tăng chóng mặt

AN AN - MINH QUANG |

Nhiều cơ sở y tế ở Hà Nội đã bình thường hoá hoạt động khám chữa bệnh nói chung và COVID-19 nói riêng sau khi bước qua đỉnh dịch. Ghi nhận tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân đến khám đông đúc với số bệnh nhân ngoại trú có ngày trên 8000 lượt.

Tác dụng phòng bệnh khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em kéo dài bao lâu?

AN AN - TÔ THẾ |

Hiệu lực bảo vệ cho trẻ 5 - 11 tuổi sau tiêm vaccine COVID-19 kéo dài bao lâu là thông tin được phụ huynh vô cùng quan tâm.

Trẻ mầm non được đến trường: Phụ huynh mong con sớm được tiêm vaccine

Tường Vân - Thiều Trang |

Ngày 13.4, toàn bộ trẻ mầm non trên địa bàn TP Hà Nội đã được quay trở lại trường sau gần 1 năm tạm nghỉ tại nhà để phòng tránh dịch COVID-19. Bên cạnh niềm vui con được đi học trở lại, nhiều bậc phụ huynh mong muốn nhóm trẻ này được tiêm vaccine ngừa COVID-19 sớm nhất có thể để phòng ngừa các biến chứng của bệnh khi chẳng may bị nhiễm COVID-19 và tận hưởng trọn vẹn niềm vui được đến trường.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hà Nội qua đỉnh COVID-19, lượng bệnh nhân đi khám chữa bệnh tăng chóng mặt

AN AN - MINH QUANG |

Nhiều cơ sở y tế ở Hà Nội đã bình thường hoá hoạt động khám chữa bệnh nói chung và COVID-19 nói riêng sau khi bước qua đỉnh dịch. Ghi nhận tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân đến khám đông đúc với số bệnh nhân ngoại trú có ngày trên 8000 lượt.

Tác dụng phòng bệnh khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em kéo dài bao lâu?

AN AN - TÔ THẾ |

Hiệu lực bảo vệ cho trẻ 5 - 11 tuổi sau tiêm vaccine COVID-19 kéo dài bao lâu là thông tin được phụ huynh vô cùng quan tâm.

Trẻ mầm non được đến trường: Phụ huynh mong con sớm được tiêm vaccine

Tường Vân - Thiều Trang |

Ngày 13.4, toàn bộ trẻ mầm non trên địa bàn TP Hà Nội đã được quay trở lại trường sau gần 1 năm tạm nghỉ tại nhà để phòng tránh dịch COVID-19. Bên cạnh niềm vui con được đi học trở lại, nhiều bậc phụ huynh mong muốn nhóm trẻ này được tiêm vaccine ngừa COVID-19 sớm nhất có thể để phòng ngừa các biến chứng của bệnh khi chẳng may bị nhiễm COVID-19 và tận hưởng trọn vẹn niềm vui được đến trường.