Nhiều tín hiệu tích cực trong điều trị COVID-19 ở Đà Nẵng

Thuỳ Trang |

Trong đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 lần thứ 2 tại Đà Nẵng, mặc dù đã xuất hiện các ca tử vong, thậm chí nhiều bệnh nhân đang được điều trị hiện nay cũng có tiên lượng nặng và tỉ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, các chuyên gia và y bác sĩ đầu ngành cho rằng, cần hiểu rõ việc tử vong ở đây không có nghĩa công tác điều trị không tốt, bệnh nhân tử vong đều đã có bệnh nền nặng. Trong khi đó mỗi ngày đang có nhiều bệnh nhân âm tính với SARS-CoV-2 và được xuất viện.

4 ngày, có 15 ca COVID-19 khỏi bệnh

Ngày 13.8, Bệnh viện Dã chiến Hòa Vang, Đà Nẵng đã công bố 10 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh. Ông Nguyễn Đại Vĩnh - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang cho biết 10 bệnh nhân khỏi bệnh là 466, 469, 495, 555, 581, 638, 682, 685, 665, 730. Như vậy, tính đến sáng 13.8, Đà Nẵng đã có 15 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi được xuất viện.

Các bệnh nhân xuất viện ngày 13.8 có độ tuổi trong khoảng từ 1 tuổi đến 66 tuổi. Trong đó, có 8 bệnh nhân người Đà Nẵng và 2 bệnh nhân người Quảng Nam. Đón nhận tin vui này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã dành thời gian đến trao giấy xuất viện cho các bệnh nhân. Ông chia sẻ, đây là dấu hiệu đáng mừng của ngành Y tế và là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực trong suốt thời gian qua.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, ngành Y tế Đà Nẵng và Trung ương đã dồn sức ở Bệnh viện Hòa Vang để tập trung cứu chữa các bệnh nhân. Hơn 170 bệnh nhân còn lại tại đây sẽ tiếp tục được cung cấp dịch vụ y tế tốt nhất, với phác đồ điều trị phù hợp để được an toàn trong điều trị tại bệnh viện cũng như sau khi xuất viện. Lãnh đạo ngành Y tế nhận định có được thành quả bước đầu này là nhờ sự hỗ trợ rất lớn từ các chuyên gia đầu ngành về hồi sức, các bệnh lý, tim mạch, thận nhân tạo để hỗ trợ các bệnh viện, đặc biệt là Bệnh viện Hòa Vang và Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng được chi viện hơn 100 thầy thuốc từ Phú Thọ, Bình Định, Huế, Hải Phòng để phối hợp tổ chức, điều trị, hồi sức.

“Hy vọng với sự nỗ lực tiếp sức của ngành Y tế cả nước, chúng ta sẽ đạt được nhiều thành tựu mới trong thời gian tới” - Thứ trưởng chia sẻ.

Bệnh nhân thở máy dần thoát COVID-19

Trước đó, 5 bệnh nhân khác tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cũng đã được xuất viện. Có mặt tại Đà Nẵng từ những ngày đầu dịch bệnh bùng phát và theo sát công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, bác sĩ Trần Thanh Linh - Phó Trưởng Khoa Hồi sức, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, trong số các bệnh nhân vừa được xuất viện có người mang bệnh lý tăng huyết áp, thời gian đầu phải thở ôxy.

“Ban đầu bệnh nhân lo lắng, tâm lý bất ổn nên được chúng tôi động viên rất nhiều. Sau 1 tuần điều trị, các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân đã ổn định, không ho, không sốt và có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2” - bác sĩ Linh cho hay. Bên cạnh đó, với 4 ca bệnh được xuất viện ngày 10.8, đa phần các bệnh nhân có biểu hiện bệnh nhẹ, không có bệnh nền cộng với sức đề kháng tốt giúp họ nhanh chóng hồi phục.

Đặc biệt trao đổi về công tác điều trị các ca bệnh nặng tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng hiện nay, bác sĩ Linh cho biết có bệnh nhân mang bệnh nền rất nặng cũng đang dần thoát khỏi COVID-19. “Chúng tôi đang có một bệnh nhân Đ., đã được thực hiện ECMO trước đó tại Bệnh viện Đà Nẵng với nhiều bệnh nền. Tuy nhiên từ ngày 4.8, bệnh nhân đã được cai ECMO. Mặc dù vẫn đang tiếp tục thở máy nhưng đến nay bệnh nhân đã 3 lần âm tính với SARS-CoV-2. Hiện, tình trạng bệnh nhân đã khá hơn, chúng tôi đang tiếp tục điều trị những bệnh nền, tập thở cho bệnh nhân” - bác sĩ Linh nói.

Trao đổi về số ca bệnh mắc COVID-19 tử vong trong đợt bùng phát dịch thứ 2 này, bác sĩ Linh lý giải, các trường hợp tử vong đều có bệnh lý nền nặng mà theo thống kê của Bộ Y tế, trên 80% bệnh nhân tử vong có nhiều hơn 1 bệnh lý kèm theo, phổ biến nhất là suy thận mạn, tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch và ung thư.

Với những bệnh nhân đã mắc những bệnh mãn tính như trên, nếu không mắc COVID-19 thì tỉ lệ tử vong bệnh gốc rất cao rồi. Khi mắc COVID-19, họ bị tổn thương phổi và bệnh của họ càng trở nặng hơn gây nhiều khó khăn cho công tác điều trị. Vì vậỵ, dù đã xây dựng khu hồi sức tương đối hoàn chỉnh, từ máy móc trang thiết đến nhân lực, chuyên gia tuy nhiên việc điều trị cho bệnh nhân thường tiến triển chậm.

Bộ Y tế dồn sức điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 nặng

Diễn biến dịch COVID-19 tại các tỉnh Đà Nẵng và Quảng Nam vẫn còn phức tạp. Bộ Y tế tiếp tục tập trung toàn lực hỗ trợ, chia sẻ với 2 tỉnh này trong việc xét nghiệm, truy vết, dập dịch, điều trị bệnh nhân COVID-19,  nhất là với các bệnh nhân nặng.

Hiện các bệnh nhân đang được điều trị tại 24 bệnh viện, trong đó có khoảng 15 bệnh COVID-19 nặng với 3-4 bệnh nền đi kèm như tim mạch, tiểu đường, suy tủy, thận nhân tạo… phải thở máy, ECMO (tim, phổi nhân tạo), tiên lượng tử vong cao. Các bệnh nhân nặng tập trung tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện Hòa Vang, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.

Đang có mặt tại miền Trung, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: “Chúng tôi di chuyển và làm việc ở tất cả các bệnh viện từ Đà Nẵng, Quảng Nam rồi đến Huế, cùng tham gia với cán bộ y tế địa phương nỗ lực cứu chữa cho các bệnh nhân. Tuy nhiên, do tình trạng các bệnh nhân tương đối nặng, có các bệnh lý mãn tính kèm theo nên tiên lượng rất khó. Bộ Y tế cùng với các chuyên gia đầu ngành vẫn tiếp tục tập trung nguồn lực, trí tuệ, để cứu chữa các bệnh nhân với phương châm, luôn nỗ lực hết mình để tìm mọi cách mang lại cơ hội sống cho những bệnh nhân nặng mắc COVID-19”.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, trong số các bệnh nhân tiên lượng nặng, Bộ Y tế sẽ hạn chế tối đa tử vong. Dù biết việc này rất khó nhưng với đội ngũ y bác sĩ điều trị chuyên sâu của Bộ Y tế đang tập trung chi viện cho Đà Nẵng, Quảng Nam ở thời điểm hiện tại chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng và hy vọng vào việc điều trị cho các bệnh nặng thời gian tới sẽ có nhiều khả quan.

Đối với một số bệnh viện đề nghị bổ sung thêm kit xét nghiệm, máy thở, máy ôxy liều cao... Hội đồng chuyên môn đã thống nhất đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện, phục vụ bệnh nhân tốt nhất. Lệ Hà

Lấy mẫu xét nghiệm tất cả các bệnh nhân từng đến bệnh viện Đà Nẵng từ 1.7

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố về việc lấy mẫu xét nghiệm virus Sars-CoV-2 đối với các bệnh nhân đã từng điều trị nội trú tại các bệnh viện trên địa bàn TP.Đà Nẵng từ ngày 1.7 đến nay.

Ngày 13.8, UBND phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn tổ chức lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho 227 bệnh nhân trong khu vực phường Hòa Hải và người nhà bệnh nhân có liên quan. Đối với các trường hợp có hộ khẩu thường trú tại phường Hoà Hải đã từng điều trị tại các bệnh viện, khi đi lấy mẫu xét nghiệm phải mang theo giấy ra viện do bệnh viện nơi điều trị cấp mới được lấy mẫu xét nghiệm. Người dân tham gia xét nghiệm đều chấp hành các quy định về phòng, chống dịch: Đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và xếp hàng giữ khoảng cách 2 mét. Tất cả mọi người dân tham gia lấy mẫu xét nghiệm đều thực hiện khai báo y tế, lấy mẫu dịch họng để xét nghiệm theo đúng quy định.M.Hương

Thuỳ Trang
TIN LIÊN QUAN

10 bệnh nhân COVID-19 Đà Nẵng xúc động, cám ơn y bác sĩ ngày xuất viện

THUỲ TRANG |

Ngày 13.8, tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang, Đà Nẵng, 10 bệnh nhân từng mắc COVID-19 đã được làm thủ tục xuất viện.

2 bệnh nhân mắc COVID-19 đầu tiên ở Quảng Nam được xuất viện

Thanh Chung |

Tỉnh Quảng Nam đón nhận tin vui khi có 2 bệnh nhân mắc COVID-19 được điều trị khỏi bệnh và có nhiều bệnh nhân khác âm tính từ 1 đến 4 lần.

Huyết tương bệnh nhân khỏi bệnh để trị COVID-19 có triển vọng thành công?

Thảo Anh - Phương Anh |

Liệu pháp sử dụng huyết tương của bệnh nhân đã khỏi bệnh để trị COVID-19 được xem là "tia sáng hi vọng" mới trong công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, nhất là đối với bệnh nhân nặng. Phương pháp này đã từng áp dụng ra sao trong các dịch bệnh trước đó và triển vọng thành công đối với COVID-19 ra sao?

Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?

TAM NGUYÊN |

Cách bóng đá Nhật Bản sử dụng huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là cách VFF cân nhắc học hỏi…

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

10 bệnh nhân COVID-19 Đà Nẵng xúc động, cám ơn y bác sĩ ngày xuất viện

THUỲ TRANG |

Ngày 13.8, tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang, Đà Nẵng, 10 bệnh nhân từng mắc COVID-19 đã được làm thủ tục xuất viện.

2 bệnh nhân mắc COVID-19 đầu tiên ở Quảng Nam được xuất viện

Thanh Chung |

Tỉnh Quảng Nam đón nhận tin vui khi có 2 bệnh nhân mắc COVID-19 được điều trị khỏi bệnh và có nhiều bệnh nhân khác âm tính từ 1 đến 4 lần.

Huyết tương bệnh nhân khỏi bệnh để trị COVID-19 có triển vọng thành công?

Thảo Anh - Phương Anh |

Liệu pháp sử dụng huyết tương của bệnh nhân đã khỏi bệnh để trị COVID-19 được xem là "tia sáng hi vọng" mới trong công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, nhất là đối với bệnh nhân nặng. Phương pháp này đã từng áp dụng ra sao trong các dịch bệnh trước đó và triển vọng thành công đối với COVID-19 ra sao?