Nhầm suy giãn tĩnh mạch chi dưới với bệnh khác

Lệ Hà |

Nhiều người bị đau chân, tức mỏi nhẹ, tê bì, căng bắp chân, chuột rút... dễ nhầm lẫn với các bệnh, không nghĩ mắc bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Bác N.T.M, 65 tuổi ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là một trong hơn 200 bệnh nhân tới Khám, tư vấn, siêu âm miễn phí bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong ngày 28.11 chia sẻ: Tình trạng chân đau nhức, nổi tĩnh mạch xanh đã xuất hiện 4 năm nay nhưng ngại không đi khám mà ở nhà nhờ chồng mua lá về ngâm. Hiện tình trạng bệnh không cải thiện nên mới đi khám.

Bệnh nhân được Ths.Bs Khổng Tiến Bình - Trưởng khoa Nội - Can thiệp Tim mạch, Hô hấp, Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thăm khám và chẩn đoán bị suy giãn tĩnh mạch mức C4. Rất may trong khi khám cho bệnh nhân, bác sĩ chưa phát hiện vùng loạn dưỡng hay ổ loét. Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân M sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng tất y khoa điều trị suy giãn tĩnh mạch, nếu tất không có cỡ vừa sẽ phải quấn băng chun.

Ths.Bs Khổng Tiến Bình cho biết, ý thức người bệnh trong điều trị là vô cùng quan trọng. Bệnh nhân M sống ở thủ đô nhưng để bệnh nặng 4 năm mới đi khám.

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý thường gặp trong cộng đồng, tuy nhiên chưa được quan tâm phòng ngừa và điều trị sớm tại Việt Nam.

Theo các nghiên cứu lớn trên thế giới, suy giãn tĩnh mạch có thể gặp tới 40% ở dân số trưởng thành. Trong đó, nữ giới có tỉ lệ mắc cao hơn nam giới từ 2-3 lần, do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén. Xã hội hiện đại, các nghành nghề đa dạng phát triển, tỉ lệ suy giãn tĩnh mạch chi dưới gia tăng trong các nghề nghiệp phải đứng hoặc ngồi lâu như nhân viên bán hàng, thợ dệt, công nhân may, chế biến thủy, hải sản, giáo viên, nhân viên văn phòng…

Bên cạnh đó, những người bị béo phì cũng rất dễ bị suy giãn tĩnh mạch chân. Nguyên nhân là do họ có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, ít chất xơ, lại có xu hướng ít vận động, cơ thể nặng nề dẫn đến áp lực lớn dồn đến chân và gây bệnh. Ngoài ra, các đối tượng như người cao tuổi, người từng trải qua phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, người nằm bất động do tai biến, bó bột, hoặc người thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm thấp... cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ nên thường xuyên bị bỏ qua. Người bệnh đôi khi chỉ thấy đau tức mỏi nhẹ, tê bì, căng bắp chân, chuột rút… nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Đa phần các trường hợp đi khám bệnh khi thấy giãn các tĩnh mạch mạng nhện nhiều, nổi các búi tĩnh mạch nông dưới da ngoằn ngoèo thậm chí phù chân, biến đổi sắc tố da, loét hoặc đau mỏi nặng dẫn đến điều trị lâu dài, tốn kém chi phí, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Ths.Bs Khổng Tiến Bình khuyến cáo, nếu công việc gò bó, phải ngồi nhiều cần thay đổi tư thế thường xuyên. Với phụ nữ, cần thay đổi thói quen ăn mặc, mặc đồ thoáng hơn, không đi giày cao gót. Buổi tối khi đi ngủ, kê chân cao hơn so với mặt giường để máu dễ dàng về tim. Ngoài ra, hàng ngày áp dụng bài xoay tròn gót chân, nhón gót chân, bài tập mũi bàn chân, giơ chân... Khi bị suy giãn tĩnh mạch chân, người bệnh tránh ngâm chân bằng nước ấm, nước nóng vì khiến mạch dễ bị giãn to hơn.

Lệ Hà
TIN LIÊN QUAN

6 bài tập giúp giảm nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch

ANH NGỌC (Theo Brightside) |

Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở những người làm công việc đi lại nhiều, đứng lâu... Bệnh được xếp vào nhóm bệnh mãn tính, xảy ra ở cả nam lẫn nữ, tuy nhiên tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm mất tính thẩm mỹ. Dưới đây sẽ là 7 bài tập giúp hạn chế bệnh giãn tĩnh mạch mà Brightside tổng hợp và giới thiệu.

Bài tập giúp giãn tĩnh mạch, giảm căng cứng và phù chân cho bà bầu

Nhật Vũ |

Càng về cuối thai kỳ, em bé càng lớn dần trong bụng mẹ thì áp lực lên mạch máu, cơ, khớp phần thân dưới càng tăng cao. Điều này khiến mẹ khó di chuyển, đau chân, chuột rút, gây khó ngủ và có thể để lại ảnh hưởng lâu dài lên các khớp xương phần dưới. Các bài tập sau dễ dàng giúp cải thiện vấn đề trên, có thể tập bất cứ khi nào, ở đâu mẹ bầu muốn. Các bạn hãy chắc chắn đã tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập bất kỳ bài tập về thể chất nào, bao gồm cả yoga, đi bộ, bơi lội...

Bài tập với ghế giúp giảm giãn tĩnh mạch và giảm căng cứng thân dưới

Nhật Vũ |

Những bài tập này tận dụng chiếc ghế quen thuộc, giúp chúng ta tập luyện ngay trong lúc làm việc hay nghỉ ngơi trên ghế. Ngoài ra, các bài tập còn giúp các bạn hình thành thói quen ngồi đúng tư thế và tập luyện thường xuyên hơn. Giảm nguy cơ giãn tĩnh mạch và giảm tê bại thân dưới còn có lợi ích lâu dài cho sức khỏe cũng như khả năng vận động sau này

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

6 bài tập giúp giảm nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch

ANH NGỌC (Theo Brightside) |

Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở những người làm công việc đi lại nhiều, đứng lâu... Bệnh được xếp vào nhóm bệnh mãn tính, xảy ra ở cả nam lẫn nữ, tuy nhiên tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm mất tính thẩm mỹ. Dưới đây sẽ là 7 bài tập giúp hạn chế bệnh giãn tĩnh mạch mà Brightside tổng hợp và giới thiệu.

Bài tập giúp giãn tĩnh mạch, giảm căng cứng và phù chân cho bà bầu

Nhật Vũ |

Càng về cuối thai kỳ, em bé càng lớn dần trong bụng mẹ thì áp lực lên mạch máu, cơ, khớp phần thân dưới càng tăng cao. Điều này khiến mẹ khó di chuyển, đau chân, chuột rút, gây khó ngủ và có thể để lại ảnh hưởng lâu dài lên các khớp xương phần dưới. Các bài tập sau dễ dàng giúp cải thiện vấn đề trên, có thể tập bất cứ khi nào, ở đâu mẹ bầu muốn. Các bạn hãy chắc chắn đã tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập bất kỳ bài tập về thể chất nào, bao gồm cả yoga, đi bộ, bơi lội...

Bài tập với ghế giúp giảm giãn tĩnh mạch và giảm căng cứng thân dưới

Nhật Vũ |

Những bài tập này tận dụng chiếc ghế quen thuộc, giúp chúng ta tập luyện ngay trong lúc làm việc hay nghỉ ngơi trên ghế. Ngoài ra, các bài tập còn giúp các bạn hình thành thói quen ngồi đúng tư thế và tập luyện thường xuyên hơn. Giảm nguy cơ giãn tĩnh mạch và giảm tê bại thân dưới còn có lợi ích lâu dài cho sức khỏe cũng như khả năng vận động sau này