Nguy cơ dịch bệnh bùng phát khu công nghiệp, nhà trọ

Kim Đồng |

Chiều 10.10, tại TPHCM, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tăng cường công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng (TCM) và sởi khu vực phía Nam. Đây là hoạt động nhằm đánh giá tình hình dịch bệnh phía Nam để có biện pháp xử lý; cách ly điều trị hiệu quả, nhất là đối với bệnh tay chân miệng do chưa có vắc xin dự phòng…

Những con số đáng lo ngại

Bộ Y tế cho biết, mặc dù số bệnh tay chân miệng trong cả nước giảm 18,9% so với cùng kỳ năm 2017, thế nhưng một số tỉnh, thành phố lại tăng cao và nhanh trong các tuần gần như: TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp, Long An, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Tây Ninh và Hà Nội.

Theo đó, tính đến ngày 8.10, cả nước ghi nhận hơn 61.800 trường hợp mắc tay chân miệng rải rác tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có trên 29.300 trường hợp nhập viện và 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam; có 1.093 ca dương tính với sởi/2.942 ca sốt phát ban nghi sởi, tử vong 1 ca; sốt xuất huyết (SXH) có 67.414 ca mắc, tử vong 11 ca.

Tại khu vực miền Nam chiếm 77,6% số ca mắc chân tay miệng so với cả nước, miền Bắc chiếm 10,6%, miền Trung chiếm 10,1% và Tây Nguyên chiếm 1,7%. Đối tượng mắc tay chân miệng chủ yếu là trẻ dưới 10 tuổi chiếm tới 99,5% số ca.

Ngoài ra, theo Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM, tổng số ca mắc sởi từ đầu năm đến nay lên tới 143 trường hợp. Bệnh tay chân miệng tuần qua có thêm 397 ca, tăng 34% so với trung bình của 4 tuần trước. Tổng số ca mắc bệnh ghi nhận từ đầu năm đến nay là 4.066 ca.

Thông tin về dịch bệnh tại hội nghị, PGS.TS Phạm Văn Quang, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 TPHCM cho biết, 9 tháng đầu năm có 2.180 ca nhập viện do tay chân miệng, trong đó có 46 ca nặng (độ 3, 4) và 1 ca tử vong. Tính riêng trong tháng 9 đã có 814 ca nhập viện, tăng 182,5% so với cùng kỳ năm 2017.

Còn theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai thì từ đầu tháng 8, số ca tay chân miệng tăng nhanh và liên tục. Trong tháng 9, số ca mắc lên tới trên 200 ca nội trú, khoảng 500 ca ngoại trú mỗi tuần. Chủ yếu tập trung tại các địa phương: TP. Biên Hòa, Long Thành, Trảng Bom, Nhơn Trạch…

Nguy cơ lây nhiễm cao tập trung tại khu vực nhiều khu công nghiệp, nhà trọ...

Đối với bệnh sởi, theo thông tin từ BV Nhi đồng 1 thì hiện có 83 ca sốt phát ban nghi sởi nhập viện; riêng trong ngày 10.10, khoa Nhiễm đang điều trị cho 19 ca sởi; số ca sốt xuất huyết thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017 và có 2 ca tử vong…

Còn tại Đồng Nai, tính đến ngày 8.10, số ca mắc sởi là 190 ca, trong đó chỉ tính riêng từ tháng 9 đến nay đã có 161 ca. Ngoài ra, 10/11 huyện ghi nhận có ca bệnh, tập trung tại khu vực có nhiều khu công nghiệp, nhà trọ như Nhơn Trạch (87 ca), Long Thành (31 ca), TP Biên Hòa (41 ca).

PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho biết, tỷ lệ lây truyền bệnh sởi rất cao, nếu trong cộng đồng chưa được tiêm chủng thì tỷ lệ lây lên đến 90%. Tại những khu vực có nguy cơ lây cao thì tỷ lệ tiêm phòng sởi mũi 1 và mũi 2 chưa đạt như mong muốn, một số nơi trẻ mắc sởi không được cách ly.

“Để hạn chế tính lây lan của dịch, cần tăng cường tiêm phòng cho các đối tượng ngoài độ tuổi tiêm chủng; chủ động tiêm phòng cho cán bộ y tế, nhất là những nơi tiếp nhận bệnh nhân sởi để tạo hàng rào phòng dịch…”, PGS.TS Phan Trọng Lân cho biết thêm.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, so với cùng kỳ năm 2017, số ca mắc tay chân miệng thấp hơn 20%, sốt xuất huyết thấp hơn khoảng 55%, số ca sởi cũng thấp hơn. Tuy nhiên, trước diễn biến của dịch bệnh hiện nay, Cục Y tế dự phòng đã chủ động đi trước không để dịch bệnh không bùng phát...

Kim Đồng
TIN LIÊN QUAN

Bệnh tay chân miệng chưa qua, bệnh sởi "ngấp nghé"

LH |

Bệnh tay chân miệng đã xuất hiện ở 63 tỉnh thành và chưa có dấu hiệu giảm. Trong khi đó, số ca mắc bệnh sởi cũng đang tăng dần. Nguy cơ bệnh chồng bệnh rất dễ xảy ra nếu người dân chủ quan với bệnh.

Bác sĩ "bày cách" đối phó với bệnh tay chân miệng

TS.BS Nguyễn Văn Lâm – Trưởng khoa Truyền nhiễm |

Bộ Y tế nhận định, bệnh tay chân miệng kéo dài từ tháng 9 – 11, số ca mắc bệnh tiếp tục tăng nhưng không bùng phát như năm 2011. Bệnh tay chân miệng không diễn biến bất thường mà đều được dự báo.

Chủng virus gây đại dịch tay chân miệng năm 2011 đã trở lại?

LH |

63 tỉnh thành đã có ca mắc bệnh tay chân miệng. Đặc biệt, các tỉnh phía Nam tình hình bệnh tay chân miệng đang nóng từng ngày. Nhiều bệnh nhi được xác định nhiễm chủng EV71- virus nguy hiểm từng gây dịch lớn vào năm 2011.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Bệnh tay chân miệng chưa qua, bệnh sởi "ngấp nghé"

LH |

Bệnh tay chân miệng đã xuất hiện ở 63 tỉnh thành và chưa có dấu hiệu giảm. Trong khi đó, số ca mắc bệnh sởi cũng đang tăng dần. Nguy cơ bệnh chồng bệnh rất dễ xảy ra nếu người dân chủ quan với bệnh.

Bác sĩ "bày cách" đối phó với bệnh tay chân miệng

TS.BS Nguyễn Văn Lâm – Trưởng khoa Truyền nhiễm |

Bộ Y tế nhận định, bệnh tay chân miệng kéo dài từ tháng 9 – 11, số ca mắc bệnh tiếp tục tăng nhưng không bùng phát như năm 2011. Bệnh tay chân miệng không diễn biến bất thường mà đều được dự báo.

Chủng virus gây đại dịch tay chân miệng năm 2011 đã trở lại?

LH |

63 tỉnh thành đã có ca mắc bệnh tay chân miệng. Đặc biệt, các tỉnh phía Nam tình hình bệnh tay chân miệng đang nóng từng ngày. Nhiều bệnh nhi được xác định nhiễm chủng EV71- virus nguy hiểm từng gây dịch lớn vào năm 2011.