Nguy cơ cao dịch cúm gia cầm xâm nhập, TPHCM xây dựng kịch bản ứng phó

Huyền Trân |

TPHCM - Trước tình hình dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp và có nguy cơ cao xâm nhập thành phố, Sở Y tế vừa có kế hoạch và triển khai các hoạt động phòng, chống dịch cúm gia cầm lây sang người trên địa bàn. Sở Y tế TPHCM cũng xây dựng 4 tình huống để ứng phó với tình hình dịch bệnh trên địa bàn TPHCM.

Theo Sở Y tế TPHCM, trong 3 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 1 ca Cúm A (H5N1) và 1 ca Cúm A (H9N2) ở người tại 2 tỉnh (Nha Trang và Tiền Giang). Đây là ca nhiễm virus Cúm A (H5N1) đầu tiên ở người được báo cáo tại Việt Nam vào năm 2024 và kể từ năm 2022.

Sở Y tế TPHCM nhận định, trong thời gian tới, nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm xâm nhập và lây lan vào TPHCM rất cao do thành phố là nơi dân cư đông đúc và mật độ dân cư cao; thị trường gia cầm lớn và sự phát triển của ngành chăn nuôi, sự giao thương buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu…, dễ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, gây bệnh và làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh trong thành phố.

Vì vậy, thành phố cần thiết có kế hoạch phòng chống nhằm chủ động phát hiện sớm các trường hợp cúm gia cầm trên người, sẵn sàng ứng phó kịp thời ngăn chặn không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong do cúm A (H5N1, H7N9...).

Sở Y tế cũng xây dựng 4 tình huống có thể xảy ra trên địa bàn bao gồm: Tình huống không ghi nhận ca cúm gia cầm trên người tại TPHCM; Tình huống ghi nhận có ca cúm gia cầm trên người của tỉnh, thành khác được phát hiện tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM; Tình huống ghi nhận có ca cúm gia cầm trên người tại TPHCM; Tình huống ghi nhận sự lây lan ca cúm gia cầm từ người sang người.

Để ứng phó với các tình huống có thể xảy ra và tránh bị bất ngờ, Sở Y tế giao Phòng Nghiệp vụ Y tham mưu Ban Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế trên toàn thành phố triển khai công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh theo từng tình huống dịch và theo hướng dẫn cập nhật của Bộ Y tế; Chỉ đạo, điều hành công tác cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn cập nhật của Bộ Y tế; chỉ đạo các bệnh viện chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng và điều trị bệnh nhân; Chỉ đạo xây dựng mạng lưới phân tuyển cơ sở y tế thu dung, điều trị bệnh nhân theo từng tình huống dịch, không để xảy ra tình trạng quá tải; hạn chế vận chuyển bệnh nhân.

Với Phòng Nghiệp vụ Dược của Sở Y tế sẽ điều phối nguồn dự trữ thuốc và có kế hoạch đề xuất mua bổ sung trong trường hợp dịch bùng phát trên diện rộng, kéo dài.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố thường xuyên theo dõi thông tin tình hình dịch trong nước và quốc tế, cập nhật và báo cáo Ban Giám đốc Sở Y tế để có chỉ đạo kịp thời, tránh bị động trước mọi tình huống.

Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh đến tận xã, phường, thôn, ấp, hộ gia đình. Triển khai hoạt động điều tra và xử lý triệt để ca bệnh, ổ dịch theo quy định của Bộ Y tế. Duy trì giám sát tác nhân gây bệnh viêm hô hấp. Tổ chức tập huấn cho các cán bộ y tế các quận huyện, phường, xã về việc tổ chức giám sát, xử lý ca bệnh, ổ dịch tại cộng đồng.

Trung tâm Y tế quận, huyện và thành phố Thủ Đức tham mưu UBND quận, huyện và thành phố Thủ Đức ban hành kế hoạch phòng chống cúm gia cầm lây sang người và các kịch bản ứng phó theo từng tình huống có thể xảy ra tại địa phương.

Huyền Trân
TIN LIÊN QUAN

Cúm gia cầm có thể đến từ nhiều nguồn lây khác nhau

hà lê |

Cúm gia cầm có thể lây từ nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh việc tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh thì nguy cơ lây bệnh có thể đến từ vật nuôi trong gia đình, ăn uống không đảm bảo.

Tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người

Lệ Hà |

Việt Nam đã ghi nhận ca mắc cúm A/H5N1 trên người sau nhiều năm không ghi nhận. Đặc biệt, ngày 6.4, Bộ Y tế xác nhận ca mắc cúm A/H9 đầu tiên tại Việt Nam. Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các chủng virus cúm gia cầm sang người.

Liên tiếp xuất hiện ca mắc cúm gia cầm trên người, làm gì để không mắc bệnh?

HUYỀN TRANG - MẠNH TUÂN |

Mới đây, Bộ Y tế đã thông tin về trường hợp mắc cúm A/H9 tại Tiền Giang. Đây là trường hợp đầu tiên mắc chủng cúm gia cầm này của Việt Nam từ trước đến nay. Trước đó vào hồi cuối tháng 3, một bệnh nhân 21 tuổi tại Khánh Hòa tử vong do nhiễm cúm A H5N1.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Cúm gia cầm có thể đến từ nhiều nguồn lây khác nhau

hà lê |

Cúm gia cầm có thể lây từ nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh việc tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh thì nguy cơ lây bệnh có thể đến từ vật nuôi trong gia đình, ăn uống không đảm bảo.

Tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người

Lệ Hà |

Việt Nam đã ghi nhận ca mắc cúm A/H5N1 trên người sau nhiều năm không ghi nhận. Đặc biệt, ngày 6.4, Bộ Y tế xác nhận ca mắc cúm A/H9 đầu tiên tại Việt Nam. Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các chủng virus cúm gia cầm sang người.

Liên tiếp xuất hiện ca mắc cúm gia cầm trên người, làm gì để không mắc bệnh?

HUYỀN TRANG - MẠNH TUÂN |

Mới đây, Bộ Y tế đã thông tin về trường hợp mắc cúm A/H9 tại Tiền Giang. Đây là trường hợp đầu tiên mắc chủng cúm gia cầm này của Việt Nam từ trước đến nay. Trước đó vào hồi cuối tháng 3, một bệnh nhân 21 tuổi tại Khánh Hòa tử vong do nhiễm cúm A H5N1.