Người Việt "sính" bia, rượu trong nhóm đầu của khu vực Châu Á

LH |

Mức tiêu thụ rượu, bia của người Việt Nam khá cao so với các quốc gia khác trong khu vực Châu Á. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính lượng tiêu thụ trung bình của mỗi người Việt Nam trên 15 tuổi là 8,3 lít cồn nguyên chất.

Con số tương ứng ở Mông Cổ là 7,4; Trung Quốc 7,2; Campuchia 6,7; Philippines 6,6 và Singapore 2 lít. Tiêu thụ rượu bia cũng đang gia tăng nhanh chóng. So với năm 2010, lượng tiêu thụ của những người uống rượu, bia là nam giới đã tăng 15% trong năm 2015. Ước tính, việc sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đã dẫn tới 79.000 người tử vong trong năm 2016. 

Con số trên được công bố tại cuộc họp dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia giữa Văn phòng WHO tại Việt Nam, Bộ Y tế diễn ra cuối tuần qua. 

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng: Việc sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dân và cộng đồng. Bộ trưởng nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết tác hại của việc sử dụng rượu, bia, qua đó giúp giảm gánh nặng cho hệ thống y tế trong bối cảnh các nguồn lực còn hạn chế. Bộ trưởng cũng chia sẻ thêm: Việc này cũng sẽ cải thiện sức khỏe của thế hệ hiện tại và tương lai của Việt Nam.

Sử dụng rượu, bia ở mức có hại là yếu tố chính góp phần vào gánh nặng các bệnh không lây nhiễm này. Sử dụng rượu, bia cũng là một yếu tố nguy cơ gây tai nạn giao thông đường bộ, bạo lực và thương tích. Bên cạnh đó, tổng thiệt hại về mặt xã hội do sử dụng rượu, bia ở Việt Nam tương đương khoảng 1,3 – 3,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

TS. Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đồng tình với quan điểm xây dựng Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia là cần thiết, và trách nhiệm bảo vệ sức khỏe người dân là trách nhiệm chung của tất cả mọi người. 

WHO khuyến nghị thực hiện các biện pháp hiệu quả chính để giải quyết vấn đề sử dụng rượu, bia ở mức nguy hại như chính sách giá đối với đồ uống có cồn; Hạn chế tính dễ dàng tiếp cận với rượu, bia và tính sẵn có của rượu, bia; Quy định về tiếp thị, quảng cáo sản phẩm; Đầu tư vào các hoạt động phòng ngừa tác hại do rượu, bia sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho xã hội...

WHO sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các đối tác trong việc cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách để ngăn chặn và phòng ngừa sử dụng rượu, bia ở mức nguy hại ở Việt Nam.

Theo một ước tính trong năm 2018 của WHO, với mỗi một USD chi để thực hiện các biện pháp hiệu quả về phòng ngừa tác hại do sử dụng rượu, bia gây ra thì sẽ thu được lợi ích tương đương 9,13 USD.

LH
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam tăng bậc về rượu bia: Không tự hào mà còn cảm thấy xấu hổ…

Thế Lâm |

Năm 2010, Việt Nam đứng thứ 94 trong danh sách các quốc gia dùng nhiều rượu bia trên thế giới. Nhưng đến năm 2016, thứ bậc này đã nhảy lên xếp hạng thứ 60. Một sự “thăng hạng” đáng buồn hơn đáng vui.

Hạn chế rượu bia bằng cách nào?

THÙY LINH |

Tại hội thảo cung cấp thông tin về dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu bia do Bộ Y tế tổ chức ngày 8.6 cho thấy, lượng tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam đứng thứ 3 Châu Á, 64 thế giới, với mức trung bình 8,3 lít năm 2016 (năm 2003 chỉ là 3,8 lít). Dự báo đến năm 2025, mức độ tiêu thụ rượu bình quân sẽ là 7 lít/người/năm. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tăng thuế, tăng giá để giảm tiêu thụ rượu bia là hết sức cần thiết.

Thái Lan "mách nước" tăng thuế để hạn chế rượu bia, thuốc lá

Thùy Linh |

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tăng thuế, tăng giá để giảm tiêu thụ rượu bia là hết sức cần thiết.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Việt Nam tăng bậc về rượu bia: Không tự hào mà còn cảm thấy xấu hổ…

Thế Lâm |

Năm 2010, Việt Nam đứng thứ 94 trong danh sách các quốc gia dùng nhiều rượu bia trên thế giới. Nhưng đến năm 2016, thứ bậc này đã nhảy lên xếp hạng thứ 60. Một sự “thăng hạng” đáng buồn hơn đáng vui.

Hạn chế rượu bia bằng cách nào?

THÙY LINH |

Tại hội thảo cung cấp thông tin về dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu bia do Bộ Y tế tổ chức ngày 8.6 cho thấy, lượng tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam đứng thứ 3 Châu Á, 64 thế giới, với mức trung bình 8,3 lít năm 2016 (năm 2003 chỉ là 3,8 lít). Dự báo đến năm 2025, mức độ tiêu thụ rượu bình quân sẽ là 7 lít/người/năm. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tăng thuế, tăng giá để giảm tiêu thụ rượu bia là hết sức cần thiết.

Thái Lan "mách nước" tăng thuế để hạn chế rượu bia, thuốc lá

Thùy Linh |

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tăng thuế, tăng giá để giảm tiêu thụ rượu bia là hết sức cần thiết.