100 CÂU HỎI ĐÁP HỮU ÍCH VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 (PHẦN 7):

Người về từ vùng có dịch COVID-19 phải làm gì?

PGS.TS.BS LÊ VĂN ĐÔNG (HỌC VIỆN QUÂN Y) - TỔ TRƯỞNG TỔ BIÊN SOẠN |

Người về từ vùng có dịch COVID-19 phải cách ly như thế nào và những người tiếp xúc với người này có phải cách ly không? Để giải đáp những thắc mắc trên, Cục Quân y (Học viện Quân y) đã đưa ra 100 câu hỏi - đáp về dịch bệnh COVID-19.

61. Người từ vùng dịch làm nhiệm vụ trở về có phải tiến hành cách ly không?

Những người được phân công vào làm nhiệm vụ ở nơi có dịch (như nhân viên y tế hoặc nhân viên cung ứng lương thực, thực phẩm thuốc men cho vùng dịch…) thường đã được bảo đảm các phương tiện bảo vệ cá nhân và đã được huấn luyện thuần thục các biện pháp phòng chống dịch.

Hoạt động này được thực hiện theo những quy trình nghiêm ngặt và được giám sát chặt chẽ. Tùy theo mức độ công việc của người đó, cũng như thao tác kỹ thuật phòng chống dịch mà người đó thực hiện…, các cơ quan chức năng sẽ quyết định mức độ cách ly của những người này.

62. Một nhóm người đi về từ vùng có dịch nên được tổ chức cách ly tập trung trong theo kế hoạch 14 ngày; ban đầu tất cả không có biểu hiện bệnh nhưng ngày thứ 10 thì có một người sốt nên người này được chuyển đi nơi khác để điều trị và theo dõi thêm, những người còn lại đến ngày thứ 14 cũng không có ai bị sốt vậy, những người này sẽ được ra khỏi nơi cách ly hay vẫn tiếp tục phải cách ly?

Nhóm người này đi về từ vùng dịch được cách ly đến ngày thứ 10 thì xuất hiện 1 người có sốt thì phải cách ly người này và xét nghiệm xác định ca bệnh. Nếu dương tính với SARS-CoV-2 thì thời gian cách ly những người tiếp xúc gần phải tiếp tục thêm 14 ngày kể từ ngày người bệnh kia bị sốt. Nếu xét nghiệm âm tính thì chỉ cần cách ly đủ 14 ngày theo kế hoạch.

63. Tại sao phải hạn chế đi lại với những người đang sống trong vùng có dịch mặc dù họ không có biểu biện bị bệnh hoặc nghi ngờ tiếp xúc với người bệnh?

Việc hạn chế đi lại của những người trong vùng có dịch giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho những người khác, đặc biệt là những người không có biểu hiện dấu hiệu lâm sàng (trong thời kỳ ủ bệnh) được chứng minh là vẫn có thể lây lan mạnh.

64. Những người đang sống trong vùng có dịch cần phải hạn chế đi lại cho đến khi nào và tại sao?

Những người sống trong vùng dịch được yêu cầu hạn chế đi lại vì như vậy sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, nguyên nhân do những người không có biểu hiện dấu hiệu lâm sàng (trong thời kỳ ủ bệnh) được chứng minh là vẫn có thể lây lan cho những người khác thông qua dịch tiết đường hô hấp và tiếp xúc thông thường.

Việc hạn chế đến khi nào sẽ do cơ quan chức năng quyết định trên cơ sở cân nhắc nhiều yếu tố trong đó có thời gian ủ của bệnh, thời điểm cuối cùng không có ca nhiễm mới và thời điểm bệnh nhân cuối cùng khỏi bệnh.

65. Một người đang ở trong vùng có dịch, ban đầu khỏe mạnh, sau đó tự nhiên bị sốt thì có phải là đã bị mắc COVID-19 hay không?

Không chắc chắn vì sốt là triệu chứng của rất nhiều bệnh, tuy nhiên người có sốt thì cần phải tự cách ly, kiểm tra y tế và theo dõi. Nếu xuất hiện thêm dấu hiệu hô hấp cần đến cơ sở y tế khám, sàng lọc và xét nghiệm nhiễm SARS-CoV-2 để khẳng định có bị bệnh hay không.

66. Tại sao lại cần tiến hành giám sát thân nhiệt để kiểm soát dịch bệnh?

Giám sát thân nhiệt chỉ là một biện pháp kiểm soát dịch bước đầu để phát hiện người có sốt khi nhập cảnh, khám bệnh... Hầu hết các ca bệnh mắc COVID-19 đều có sốt nên đây là bước sơ bộ để kiểm soát dịch vì đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, biện pháp quan trọng vẫn là phát hiện sớm, cách ly và phòng ngừa trong lây nhiễm SARS-CoV-2.

67. Ngoài giám sát thân nhiệt còn có biện pháp nào để kiểm soát dịch bệnh nữa không?

Ngoài giám sát thân nhiệt còn phải kê khai các yếu tố dịch tễ như đến từ vùng dịch và theo dõi các triệu chứng hô hấp; quản lý và cách ly các người đến từ vùng dịch, tiếp xúc người bệnh và nghi ngờ mắc bệnh.

Thực hiện vệ sinh tay thường xuyên với xà phòng, vệ sinh hô hấp, vệ sinh nhà cửa và hạn chế tiếp xúc đông người để giảm nguy cơ lây nhiễm.

68. Những cách đo thân nhiệt nào thường được áp dụng trong phòng chống dịch và độ tin cậy của các phương pháp ấy như thế nào?

Đo thân nhiệt có thể dùng máy đo thân nhiệt từ xa, đo thân nhiệt qua da bằng nhiệt kế điện tử, nhiệt kế điện tử đo trán, tai. Tuy nhiên, các cách đo này chỉ để sàng lọc vì chúng có sai số nhất định. Các trường hợp nghi ngờ sốt cần được kiểm tra lại bằng nhiệt kế y tế để xác định.

69. Nếu không có nhiệt kế điện tử thì nên dùng nhiệt kế gì để giám sát thân nhiệt cho nhiều người và phải lưu ý vấn đề gì khi sử dụng loại nhiệt kế đó?

Nếu không có nhiệt kế điện tử thì có thể dùng nhiệt kế thủy ngân đo ở nách. Tuy nhiên đo cách này mất nhiều thời gian hơn và có nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc. Vì vậy, đảm bảo an toàn là cần sát khuẩn cồn sau mỗi lần đo trên một người; không đo nhiệt độ ở miệng vì tăng nguy cơ lây nhiễm.

70. Khi đo nhiệt độ ở trán bằng nhiệt kế điện tử, nhiệt độ bao nhiêu trở lên thì coi là bị sốt?

Trên 37 độ C thì được coi là sốt.

Mời độc giả đón đọc phần 8: "Sử dụng khẩu trang đúng cách tránh dịch COVID-19" trên Lao Động điện tử vào 9h30 ngày 3.4.

PGS.TS.BS LÊ VĂN ĐÔNG (HỌC VIỆN QUÂN Y) - TỔ TRƯỞNG TỔ BIÊN SOẠN
TIN LIÊN QUAN

"Ai phải cách ly, cách ly thế nào trong dịch COVID-19?"

PGS.TS.BS LÊ VĂN ĐÔNG (HỌC VIỆN QUÂN Y) - TỔ TRƯỞNG TỔ BIÊN SOẠN |

Dịch COVID-19 là dịch bệnh mới và một trong những biện pháo ngăn chặn dịch bệnh lây lan là cách ly. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu cách ly y tế là gì. Để giải đáp những thắc mắc trên, Cục Quân y (Học viện Quân y) đã đưa ra 100 câu hỏi - đáp về dịch bệnh COVID-19.

"Khi mắc COVID-19 phải làm gì?"

PGS.TS.BS LÊ VĂN ĐÔNG (HỌC VIỆN QUÂN Y) - TỔ TRƯỞNG TỔ BIÊN SOẠN |

Nếu mắc COVID-19, bạn sẽ phải làm gì? Nhiều bạn chưa biết xử lý thế nào khi nhận thông tin mắc COVID-19. Để giải đáp những thắc mắc trên, Cục Quân y (Học viện Quân y) đã đưa ra 100 câu hỏi - đáp về dịch bệnh COVID-19.

100 câu hỏi đáp hữu ích về dịch bệnh COVID-19 (phần 3): Tiếp xúc thế nào thì mắc?

PGS.TS.BS LÊ VĂN ĐÔNG (HỌC VIỆN QUÂN Y) - TỔ TRƯỞNG TỔ BIÊN SOẠN |

Một số hành động như bắt tay, ôm hôn, ăn uống, thức ăn... có lây COVID-19 không? Để giải đáp những thắc mắc trên, Cục Quân y (Học viện Quân y) đã đưa ra 100 câu hỏi - đáp về dịch bệnh COVID-19.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

"Ai phải cách ly, cách ly thế nào trong dịch COVID-19?"

PGS.TS.BS LÊ VĂN ĐÔNG (HỌC VIỆN QUÂN Y) - TỔ TRƯỞNG TỔ BIÊN SOẠN |

Dịch COVID-19 là dịch bệnh mới và một trong những biện pháo ngăn chặn dịch bệnh lây lan là cách ly. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu cách ly y tế là gì. Để giải đáp những thắc mắc trên, Cục Quân y (Học viện Quân y) đã đưa ra 100 câu hỏi - đáp về dịch bệnh COVID-19.

"Khi mắc COVID-19 phải làm gì?"

PGS.TS.BS LÊ VĂN ĐÔNG (HỌC VIỆN QUÂN Y) - TỔ TRƯỞNG TỔ BIÊN SOẠN |

Nếu mắc COVID-19, bạn sẽ phải làm gì? Nhiều bạn chưa biết xử lý thế nào khi nhận thông tin mắc COVID-19. Để giải đáp những thắc mắc trên, Cục Quân y (Học viện Quân y) đã đưa ra 100 câu hỏi - đáp về dịch bệnh COVID-19.

100 câu hỏi đáp hữu ích về dịch bệnh COVID-19 (phần 3): Tiếp xúc thế nào thì mắc?

PGS.TS.BS LÊ VĂN ĐÔNG (HỌC VIỆN QUÂN Y) - TỔ TRƯỞNG TỔ BIÊN SOẠN |

Một số hành động như bắt tay, ôm hôn, ăn uống, thức ăn... có lây COVID-19 không? Để giải đáp những thắc mắc trên, Cục Quân y (Học viện Quân y) đã đưa ra 100 câu hỏi - đáp về dịch bệnh COVID-19.