"Mạnh tay" xử phạt nặng các vi phạm về thực phẩm chức năng

L.Hà |

Nghị định 115 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có hiệu lực từ 20.10.2018 với mức xử phạt "mạnh tay", trong đó có sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN).

TPCN phát triển "thần tốc"

Hiệp hội TPCN Việt Nam cho biết, nếu như năm 2000 mới chỉ có khoảng 63 sản phẩm TPCN của 13 cơ sở nhập khẩu vào Việt Nam thì đến nay cả nước đã có tới 4.190 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh với khoảng 10.930 sản phẩm đang lưu hành. Có hơn 90% nhà thuốc trên toàn quốc đang bán TPCN.

Sự phát triển “thần tốc” này khiến việc kiểm soát hoạt động kinh doanh TPCN thêm khó khăn. Nhiều vụ phát hiện và thu giữ gần đây cho thấy, các đối tượng làm giả TPCN rất tinh vi, có đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại để đóng gói, dán tem nhãn sản phẩm không khác gì hàng chính hãng.

Thị trường TPCN Việt Nam đang trở thành “miếng bánh” hấp dẫn với doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, thị trường này đang bị thả nổi. Nhiều hàng giả, hàng kém chất lượng được quảng cáo “thổi phồng” về tính năng sản phẩm, trong khi quản lý khá lỏng lẻo.

Cùng với sự phát triển nhanh về cơ sở sản xuất TPCN, tỉ lệ người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm TPCN cũng tăng cao.

 
 Thị trường TPCN ngày càng phát triển

PGS. TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam cũng cho biết, nhu cầu sử dụng TPCN của người dân ngày càng cao. Nếu như năm 2000 chỉ khoảng 500.000 người (0,5% dân số) biết và sử dụng TPCN thì năm 2017, số người dùng đã tăng lên 21,48% dân số. Hiện hầu hết các bệnh viện, đặc biệt bệnh viện tư, các hiệu thuốc đều có bán và sử dụng TPCN. Do đó, việc nâng cao chất lượng TPCN, bảo vệ quyền lợi của người dân và các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất chân chính là vô cùng cần thiết. 

Siết chặt

"Nguy hại nhất là các sản phẩm TPCN được quảng cáo như thuốc chữa bệnh, thậm chí như "thuốc tiên" chữa được các bệnh hiểm nghèo như các bệnh ung thư, đái tháo đường, gouts... Nhiều người dân tin vào lời quảng cáo chữa bệnh của TPCN mà bỏ qua việc đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, chữa trị bệnh, bỏ qua thời gian vàng để chữa bệnh hiệu quả. Điều này có thể làm nguy hại đến tính mạng của người bệnh" - TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết.

Cũng theo TS Nguyễn Thanh Phong: “Đã đến lúc chúng ta cần nhanh chóng xây dựng quy chế riêng về quản lý TPCN, tạo cơ sở pháp lý để loại trừ sự “nhập nhèm” của nhà sản xuất, kinh doanh TPCN chất lượng thấp. Không thể để tiếp diễn mãi tình trạng bát nháo, “vàng thau lẫn lộn” như hiện nay và phải tiệm cận một nền sản xuất TPCN theo hướng thực hành sản phẩm tốt (GMP) trong tương lai gần”.

Từ 20.10, Nghị định 115 có hiệu lực đã quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, trong đó có TPCN với nhiều mức xử phạt tăng nặng. Cụ thể, nếu doanh nghiệp vi phạm về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm có thể bị xử phạt tới 70 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy tài liệu, yêu cầu cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng... Nếu vi phạm quy định về đăng ký công bố sản phẩm có thể bị xử phạt tới 40 triệu đồng...

“Trường hợp có dấu hiệu vi phạm hình sự, hàng giả hàng nhái sẽ chuyển hồ sơ đề nghị cơ quan công an xử lý theo quy định của pháp luật" - TS Phong nhấn mạnh. 

L.Hà
TIN LIÊN QUAN

Thực phẩm chức năng dồi dào nhưng lo ngại thiếu sản phẩm chất lượng

L.Hà |

Việt Nam có lợi thế lớn trong việc nghiên cứu và sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN). Hiện có đến hơn 70% các sản phẩm TPCN là do doanh nghiệp trong nước sản xuất, hơn 20% là nhập khẩu. Thị trường TPCN dồi dào nhưng chất lượng ra sao?

Bát nháo quảng cáo thực phẩm chức năng, ba công ty bị phạt nặng

LH |

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ra quyết định xử phạt số tiền 115 triệu đồng với ba công ty vi phạm về an toàn thực phẩm.

Thổi phồng thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh, hàng loạt doanh nghiệp bị "sờ gáy"

L.Hà |

Cục An toàn Thưc phẩm (Bộ Y tế) cho biết, tháng 9 và 10, Cục đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 24 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt là 920.577.985 đồng.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Thực phẩm chức năng dồi dào nhưng lo ngại thiếu sản phẩm chất lượng

L.Hà |

Việt Nam có lợi thế lớn trong việc nghiên cứu và sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN). Hiện có đến hơn 70% các sản phẩm TPCN là do doanh nghiệp trong nước sản xuất, hơn 20% là nhập khẩu. Thị trường TPCN dồi dào nhưng chất lượng ra sao?

Bát nháo quảng cáo thực phẩm chức năng, ba công ty bị phạt nặng

LH |

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ra quyết định xử phạt số tiền 115 triệu đồng với ba công ty vi phạm về an toàn thực phẩm.

Thổi phồng thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh, hàng loạt doanh nghiệp bị "sờ gáy"

L.Hà |

Cục An toàn Thưc phẩm (Bộ Y tế) cho biết, tháng 9 và 10, Cục đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 24 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt là 920.577.985 đồng.