Mắc bệnh ung thư có nên tiêm vaccine COVID-19 không và cần chú ý những gì?

Bác sỹ Nguyễn Đình Châu, Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 |

Bác sỹ Nguyễn Đình Châu, Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho rằng, bệnh nhân ung thư cần tiêm vaccine COVID-19. Tuy nhiên, đây là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nên việc tiêm phòng càng phải hết sức chặt chẽ.

Lưu ý với bệnh nhân ung thư khi tiêm vaccine phòng COVID-19

Hiện nay, do chưa có thuốc đặc trị COVID-19 nên các quốc gia đều trông chờ vào chiến dịch tiêm chủng vaccine và coi đây biện pháp hữu hiệu để đẩy lùi dịch bệnh.

Hiện nay, tiêm phòng vaccine COVID-19 đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Trong đó, bệnh nhân ung thư là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nên việc tiêm phòng vaccine càng phải hết sức chặt chẽ.

Dưới đây là những thông tin hướng dẫn tiêm phòng vaccine COVID-19 của Mạng lưới ung thư quốc gia Mỹ và Bộ Y tế Việt Nam cho bệnh nhân ung thư.

Tuy bệnh nhân ung thư có hệ thống miễn dịch kém hơn người bình thường nhưng theo kết quả 2 nghiên cứu công bố gần đây cho thấy rằng, 90% trong nhóm đối tượng này có đáp ứng miễn dịch với virus SARS-CoV-2 sau khi tiêm đủ liều vaccine theo khuyến cáo.

Mạng lưới ung thư quốc gia Mỹ đã có những khuyến cáo như sau:

Bệnh nhân đã hoặc đang mắc ung thư nên được ưu tiên tiêm vaccine sớm nhất có thể. Trong trường hợp thiếu vaccine, cần ưu tiên các bệnh nhân ung thư có bệnh nền kết hợp, từ 65 tuổi trở lên, đang điều trị hoặc kết thúc điều trị dưới 6 tháng.

Người nhà hoặc người chăm sóc bệnh nhân cũng nên tiêm vắc xin càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ lây nhiễm cho bệnh nhân.

Bệnh nhân có hệ miễn dịch chưa hồi phục hoàn toàn không nên tiêm vaccine có nguồn gốc virus sống do chúng có thể làm cho hệ miễn dịch suy yếu hơn và gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Những loại vắc xin nào được cấp phép?

Đến nay, Tổ chức Y tế thế giới đã cấp phép cho 7 loại vaccine COVID-19 của các hãng gồm: Pfizer, Moderna, Janssen, AstraZeneca, Serum Institute of India (Covishield), Sinopharm (Vero-cell) và Sinovac (CoronaVac).

Bộ Y tế Việt Nam đã cấp phép có điều kiện 6 loại vaccine của các hãng sau: AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Gamaleya (Sputnik V), Sinopharm (Vero-Cell) và Janssen.

Đặc điểm một số loại vắc xin COVID-19 hiện nay
Đặc điểm một số loại vắc xin COVID-19 hiện nay.

Thời điểm tiêm vắc xin

Hầu hết bệnh nhân sau mổ, đang hóa trị, xạ trị, điều trị đích, điều trị miễn dịch đều có thể tiêm vaccine COVID-19.

Thời điểm tiêm vắc xin COVID-19 theo hướng dẫn của Mạng lưới ung thư quốc gia Mỹ.
Thời điểm tiêm vắc xin COVID-19 theo hướng dẫn của Mạng lưới ung thư quốc gia Mỹ.

Tác dụng phụ thường gặp

Các tác dụng phụ hay gặp gồm: đau, sưng tấy tại vị trí tiêm; mệt mỏi, đau đầu, sốt, gai rét, đau mỏi cơ - khớp, buồn nôn. Ở lần tiêm sau thường nặng hơn lần đầu.

Tác dụng phụ hiếm gặp:

Dị ứng: thường với người có tiền sử dị ứng. Mức độ nặng là sốc phản vệ, cần được phát hiện sớm để xử trí kịp thời.

Rối loạn đông máu: hầu hết ở phụ nữ 18-59 tuổi, thường 6-15 ngày sau tiêm vắc xin của AstraZeneca hoặc Janssen.

Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim: xuất hiện vài ngày sau mũi 2, chủ yếu ở người trẻ tuổi, sau tiêm vaccine của Pfizer và Moderna.

Tùy đặc điểm tình hình dịch bệnh và nguồn cung vaccine, mỗi quốc gia sẽ có chiến lược tiêm chủng riêng. Bệnh nhân ung thư không nên ngần ngại khi được tiêm vaccine phòng COVID-19 vì đây vừa là quyền lợi cho bản thân vừa là trách nhiệm với cộng đồng.

Bác sỹ Nguyễn Đình Châu, Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương quân đội 108
TIN LIÊN QUAN

Làm sao để phân biệt phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 và mắc COVID-19?

NHÓM PV |

Hiện nay xuất hiện trường hợp đi tiêm vaccine COVID-19 về gặp phản ứng mệt mỏi, sốt và đau nhức cơ thể. Tuy nhiên triệu chứng kéo dài và sau khi xét nghiệm có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Làm thế nào để phân biệt triệu chứng của sau tiêm và mắc COVID-19? Phóng viên Báo Lao Động đã kết nối với bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM.

Mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nên tiêm vaccine COVID-19 và chú ý gì?

PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến, Khoa Nội Hô hấp - Bệnh viện Trung ương quân đội 108 |

Theo PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến - Khoa Nội Hô hấp-Bệnh viện Trung ương quân đội 108, người mắc bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính rất cần được tiêm vaccine COVID-19. Tuy nhiên, khi tiêm phòng cho những bệnh nhân này cũng cần một số lưu ý.

Mắc bệnh tim mạch có nên tiêm vaccine COVID-19 không và cần chú ý những gì?

Bác sĩ Nguyễn Dũng, Khoa Nội Tim mạch, Viện Tim mạch, Bệnh viện trung ương Quân đội 108 |

Những người có bệnh tim mạch đều nên tiêm vaccine COVID-19. Điều này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm nguy cơ phải nhập viện do nhiễm bệnh và giảm nguy cơ tử vong một khi mắc bệnh.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Làm sao để phân biệt phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 và mắc COVID-19?

NHÓM PV |

Hiện nay xuất hiện trường hợp đi tiêm vaccine COVID-19 về gặp phản ứng mệt mỏi, sốt và đau nhức cơ thể. Tuy nhiên triệu chứng kéo dài và sau khi xét nghiệm có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Làm thế nào để phân biệt triệu chứng của sau tiêm và mắc COVID-19? Phóng viên Báo Lao Động đã kết nối với bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM.

Mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nên tiêm vaccine COVID-19 và chú ý gì?

PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến, Khoa Nội Hô hấp - Bệnh viện Trung ương quân đội 108 |

Theo PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến - Khoa Nội Hô hấp-Bệnh viện Trung ương quân đội 108, người mắc bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính rất cần được tiêm vaccine COVID-19. Tuy nhiên, khi tiêm phòng cho những bệnh nhân này cũng cần một số lưu ý.

Mắc bệnh tim mạch có nên tiêm vaccine COVID-19 không và cần chú ý những gì?

Bác sĩ Nguyễn Dũng, Khoa Nội Tim mạch, Viện Tim mạch, Bệnh viện trung ương Quân đội 108 |

Những người có bệnh tim mạch đều nên tiêm vaccine COVID-19. Điều này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm nguy cơ phải nhập viện do nhiễm bệnh và giảm nguy cơ tử vong một khi mắc bệnh.