Lý do nhiều dịch bệnh xuất hiện thời điểm đầu năm 2024

hà lê |

Thời điểm này đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh phát triển, nguy cơ xâm nhập, lây lan của các tác nhân gây bệnh luôn tiềm ẩn, nhất là trong bối cảnh nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao. Dịch bệnh còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn, diễn biến khó lường.

Từ đầu năm 2024 đến nay, nhiều dịch bệnh bùng phát, một số dịch bệnh sau nhiều năm vắng bóng xuất hiện trở lại. Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc, đặc biệt ghi nhận trường hợp tử vong do cúm A/H5N1 tỉnh Khánh Hòa và trường hợp đầu tiên mắc cúm A/H9N2 tại tỉnh Tiền Giang.

Mặc dù Bộ Y tế đã có nhiều nỗ lực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tuy nhiên tình hình dịch bệnh truyền nhiễm nói chung vẫn luôn diễn biến khó lường, khó dự báo.

Đơn cử như bệnh sởi, từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 130 ca mắc sởi, tăng 1,4 lần so với cùng kỳ 2023. Các ca mắc ghi nhận trong năm, có xu hướng cao trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4.

Các chuyên gia cảnh báo năm 2024 là năm dịch sởi có nguy cơ bùng phát theo chu kỳ 4-5 năm/lần, cần tiêm bù, tiêm vét cho số trẻ chưa được tiêm vaccine.

Bên cạnh đó, từ năm 2021, 2022 do dịch bệnh COVID-19, giãn cách xã hội, không có sự giao lưu nhiều giữa người dân nên số mắc sởi cũng giảm, đồng thời tỉ lệ tiêm vaccine sởi và sởi -rubella cũng thấp.

Hai chu kỳ gần nhất là 2019 và 2014, cả nước đều ghi nhận số ca mắc sởi tăng cao, riêng năm 2014 có hơn 110 trẻ tử vong. Thai phụ mắc sởi và rubella ngoài gặp biến chứng có thể tăng nguy cơ thai nhi dị tật, sảy thai, sinh non.

TS Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho biết, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong những năm qua đã ảnh hưởng đến tỉ lệ tiêm chủng các vaccine cho trẻ em, một số bệnh có vaccine phòng bệnh đã có xu hướng tăng; Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa phát triển, nhu cầu giao thương, du lịch ngày càng tăng cao cùng với diễn biến thời tiết thay đổi bất thường là các điều kiện thuận lợi làm tăng nguy cơ lây lan và bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố triển khai kế hoạch tiêm chủng năm 2024 và triển khai tốt công tác tiêm chủng thường xuyên hàng tháng cho các đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng; tăng cường tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho trẻ là đối tượng tiêm chủng của năm 2023 chưa được tiêm chủng đầy đủ trong thời gian bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.

Ngành y tế các địa phương phải giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động triển khai hiệu quả giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm các ca bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế để xử lý kịp thời, kiểm soát sự lây lan, hạn chế các trường hợp bệnh nặng, tử vong, chú trọng bệnh truyền nhiễm có số mắc, tử vong cao, có nguy cơ gia tăng số mắc (sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm, sởi, ho gà...); Thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, điều trị kịp thời...

hà lê
TIN LIÊN QUAN

Dịch bệnh tay chân miệng gia tăng tại TP Hồ Chí Minh

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

Trong vòng 1 tuần trở lại đây, các bệnh viện chuyên khoa nhi tuyến cuối bắt đầu tiếp nhận bệnh nhi nhập viện vì bệnh tay chân miệng (TCM), mặc dù những tuần trước đó không ghi nhận ca bệnh nào mỗi ngày.

Nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm trong mùa hè ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Thời tiết nắng nóng kéo dài là điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh mùa hè bùng phát tại Đắk Lắk, nhất là đối với trẻ em, đối tượng có hệ miễn dịch kém, dễ mắc bệnh.

Xuất hiện nhiều ổ dịch bệnh tay chân miệng

hà lê |

Trong tuần qua, tại Hà Nội xuất hiện 3 ổ dịch tay chân miệng tại 3 trường mầm non, số ca mắc mới cũng tăng hơn tuần trước đó.

Thu giữ nhiều "hàng rừng" quý hiếm tại nhà trùm buôn thú rừng sau loạt bài của Lao Động

Nhóm phóng viên |

Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện, thu giữ nhiều thú rừng còn sống và hàng chục kg động vật rừng đã bị giết hại tại một đầu mối thu gom hàng rừng mà phóng sự điều tra của Báo Lao Động đã phản ánh. Đáng chú ý trong số này có nhiều cá thể các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB.

Nguyên nhân 145 hộ dân ở Thanh Hóa chưa được nhận tiền hỗ trợ tái định cư sau gần 10 năm

Trần Lâm |

Dù đã di dời, tái định cư ở nơi ở mới 10 năm nhưng 145 hộ dân đồng bào miền núi Thanh Hóa vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ.

Người dân trong dự án Vành đai 1 mong chờ sớm được an cư

Tùng Giang |

Dự án Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục đi qua 2 quận Ba Đình và Đống Đa (Hà Nội) được phê duyệt từ tháng 12.2017, dự kiến hoàn thành năm 2020, nhưng cho đến nay chậm tiến độ do chậm giải phóng mặt bằng. Chưa thể an cư vì hạ tầng, nhà ở xuống cấp đã khiến cuộc sống của các hộ dân trong vùng dự án bị ảnh hưởng.

Tín dụng hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD

Nhóm PV |

Với lợi thế có ¾ diện tích là đồi núi, đường bờ biển dài, những năm qua ngành lâm - thủy sản nước ta đã có những bước phát triển ấn tượng. Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế thế giới đối diện nguy cơ suy thoái, doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu lâm, thủy sản vấp phải nhiều khó khăn, trong đó có việc thiếu vốn để đầu tư, sản xuất. Để ngành lâm - thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD, bên cạnh nỗ lực của các doanh nghiệp, chủ trương tháo gỡ khó khăn, đồng hành của ngành ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vẫn chưa rõ ai là người cung tiến bia đá ghi sai nội dung ở Di tích Quốc gia Nghè Vẹt

Trần Lâm |

Đến hôm nay (12.4), vẫn chưa ngã ngũ về chủ nhân công đức tấm bia đá ghi sai nội dung ở Di tích Quốc gia Nghè Vẹt tại xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa.

Dịch bệnh tay chân miệng gia tăng tại TP Hồ Chí Minh

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

Trong vòng 1 tuần trở lại đây, các bệnh viện chuyên khoa nhi tuyến cuối bắt đầu tiếp nhận bệnh nhi nhập viện vì bệnh tay chân miệng (TCM), mặc dù những tuần trước đó không ghi nhận ca bệnh nào mỗi ngày.

Nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm trong mùa hè ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Thời tiết nắng nóng kéo dài là điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh mùa hè bùng phát tại Đắk Lắk, nhất là đối với trẻ em, đối tượng có hệ miễn dịch kém, dễ mắc bệnh.

Xuất hiện nhiều ổ dịch bệnh tay chân miệng

hà lê |

Trong tuần qua, tại Hà Nội xuất hiện 3 ổ dịch tay chân miệng tại 3 trường mầm non, số ca mắc mới cũng tăng hơn tuần trước đó.