Lý do hay bị cảm cúm vào mùa lạnh

HƯƠNG GIANG (THEO MEDICAL NEWS TODAY) |

Mùa cảm lạnh và cúm đang bắt đầu ập đến, và chúng ta dường như không thể thoát khỏi những cơn ho và hắt hơi. Nhưng tại sao chúng ta dễ bị cảm cúm và nhiễm trùng hơn trong những tháng lạnh? Hầu hết chúng ta đều bị cảm lạnh ít nhất hai lần mỗi năm, vì sao lại như vậy?

Nhiễm virus gây cảm lạnh hoặc cúm thông thường có thể gây nên phiền toái, thậm chí là đe dọa đến sức khỏe của bạn một cách nghiêm trọng.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, cảm cúm thông thường là lý do chính khiến trẻ em nghỉ học và người lớn nghỉ làm. Mặc dù hầu hết các trường hợp cảm lạnh và cúm thông thường có xu hướng tự khỏi, nhưng hàng năm, ước tính cúm gây tử vong cho khoảng 290.000 đến 650.000 người trên toàn thế giới.

Cảm lạnh thông thường có khác gì so với cúm?

Đầu tiên, người dân cần phân biệt giữa cảm lạnh thông thường và cúm. Cảm lạnh thông thường thường biểu hiện bằng ba triệu chứng: đau họng, nghẹt mũi, ho và hắt hơi. Có hơn 200 loại virus có thể gây cảm lạnh thông thường, nhưng virus Corona và Rhovirus cho đến nay phổ biến nhất.

Có 4 loại Coronavirus ở người, chiếm từ 10 đến 30% nguyên nhân gây cảm lạnh ở người lớn. Đây là những loại virus cùng họ với SARS-CoV-2, gây ra COVID-19. Tuy nhiên, nó chủ yếu chỉ gây bệnh nhẹ.

Cúm phát triển do virus cúm, trong đó có ba loại khác nhau: cúm A, cúm B và cúm C.

Cảm lạnh và cúm thông thường có nhiều triệu chứng giống nhau, nhưng nhiễm cúm có xu hướng biểu hiện bằng nhiệt độ cơ thể cao, đau nhức cơ thể và đổ mồ hôi lạnh hoặc rùng mình. Đây có thể là một cách tốt để phân biệt cảm lạnh thông thường và cúm. Cũng như cảm lạnh thông thường, một số lượng đáng kể những người bị nhiễm cúm không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Cúm và cảm lạnh thường xuất hiện theo mùa. Cúm có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng hầu hết các ca bệnh đều diễn ra theo mùa và tương đối dễ đoán. Ở những vùng nhiệt đới, dịch có thể bùng phát dịch trong những tháng mưa, ẩm ướt hoặc thậm chí là quanh năm.

Không khí lạnh ảnh hưởng đến “tuyến phòng thủ đầu tiên” của chúng ta

Các loại virus cảm lạnh và cúm thông thường cố gắng xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua mũi. Tuy nhiên, niêm mạc mũi của chúng ta có cơ chế bảo vệ rất tinh vi để chống lại những “kẻ xâm nhập” này.

Mũi của chúng ta liên tục tiết ra chất nhầy. Virus bị mắc kẹt trong nước mũi, được di chuyển bởi những sợi lông nhỏ gọi là lông mao dọc theo đường mũi của chúng ta. Chúng ta nuốt chúng vào, và axit trong dạ dày của chúng ta sẽ vô hiệu hóa vi khuẩn.

Tuy nhiên, không khí lạnh làm mát đường mũi và làm chậm quá trình đào thải chất nhầy.

Khi virus đã xâm nhập vào cơ chế bảo vệ này, hệ thống miễn dịch sẽ kiểm soát việc chống lại “kẻ xâm nhập”. Thực bào, là những tế bào miễn dịch chuyên biệt, nuốt và tiêu hóa virus. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã tìm ra mối liên quan giữa không khí lạnh với sự suy giảm hoạt động thực bào.

Rhinovirus thực sự “thích” nhiệt độ lạnh hơn, khiến chúng ta khó có thể chống lại cảm lạnh thông thường một khi nhiệt độ giảm mạnh.

Người dân đi khám khi có các triệu chứng cúm mùa. Ảnh: Hương Giang
Người dân đi khám tại các cơ sở y tế. Ảnh: Hương Giang

Vitamin D có liên quan gì?

Trong mùa đông, mức độ bức xạ tia cực tím thấp hơn nhiều so với mùa hè. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng vitamin D mà cơ thể chúng ta có thể tạo ra. Nhiều bằng chứng trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng vitamin D có liên quan đến việc tạo ra một phân tử kháng khuẩn hạn chế virus cúm có thể nhân lên.

Do đó, một số người tin rằng bổ sung vitamin D trong những tháng mùa đông có thể giúp ngăn ngừa bệnh cúm. Một thử nghiệm lâm sàng năm 2010 cho thấy học sinh uống vitamin D3 hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh cúm A thấp hơn.

Một yếu tố khác có thể góp phần gây nhiễm trùng, cảm lạnh và cúm trong những tháng mùa thu và mùa đông là chúng ta dành nhiều thời gian hơn trong nhà khi thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn. Điều này có thể dẫn đến hai tác động: không gian đông đúc giúp phát tán các giọt bắn chứa đầy virus từ người này sang người khác và hệ thống điều hòa làm giảm độ ẩm không khí – từ đó có thể gây bùng phát dịch cúm.

Tuy nhiên, nhiều người sống trong không gian đông đúc quanh năm nhưng gần như không bị cúm hoặc sống một mình nhưng vẫn thường xuyên mắc bệnh. Do đó, các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu các mô hình nhiễm trùng đường hô hấp theo mùa để tìm ra các yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến sự lây lan của chúng.

HƯƠNG GIANG (THEO MEDICAL NEWS TODAY)
TIN LIÊN QUAN

Số ca mắc COVID-19 tăng cao nhất kể từ giữa tháng 1 tới nay

Hương Giang |

Theo thống kê từ Bộ Y tế, ngày 30.1, cả nước ghi nhận 53 ca mắc COVID-19 mới. Đây là số ca mắc mới cao nhất ghi nhận được kể từ ngày 14.1 cho đến nay. Những ngày trước đó, số ca mắc mới giảm xuống mức rất thấp, thậm chí có ngày chỉ ghi nhận 3 ca.

Bộ Y tế: Hạn chế tối đa dịch COVID-19 lây lan trong bệnh viện

Thùy Linh |

Bộ Y tế yêu cầu tại các cơ sở điều trị tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm COVID-19, hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong bệnh viện, đặc biệt tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao, khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật...


Lạm dụng corticoid tự điều trị cúm, người bệnh viêm phổi, suy đa tạng

Thanh Tâm |

Bệnh viện Bạch Mai vừa cứu sống một bệnh nhân bị viêm phổi bội nhiễm, suy đa tạng do lạm dụng corticoid tự điều trị cúm. Sau 37 ngày chạy ECMO, gần 50 ngày thở máy với oxy liều cao, ngày 3.1 bệnh nhân được ra viện.

Vui lễ hội xuân, uống nhiều rượu, coi chừng rối loạn tâm thần

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo - Bệnh viện Bạch Mai |

Trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội, lượng rượu bia tiêu thụ tăng vọt dẫn đến hệ lụy là số người nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu bia. Đáng chú ý, tình trạng rối loạn tâm thần do sử dụng rượu cũng tăng cao hơn.

Tập đoàn Hapaco – Doanh nghiệp vừa lập giới tinh hoa để vay vốn có gì?

Thanh Thư |

Tập đoàn Hapaco gây nhiều chú ý với việc thông qua tiêu chuẩn công nhận "Giới tinh hoa của Hapapco". Vậy doanh nghiệp này có gì? Tình hình kinh doanh ra sao?

Người dân phải vẽ biển chỉ đường cho xe khi rời cao tốc Cam Lộ - La Sơn

HƯNG THƠ |

Khi rời cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đoạn qua tỉnh Quảng Trị, các phương tiện tham gia giao thông ngoại tỉnh gặp khó khăn vì không có biển báo chỉ dẫn. Lo lắng xảy ra tai nạn giao thông, người dân vẽ biển báo rồi treo ở ngã tư chỉ đường cho các lái xe.

Quán bún cá ở Hà Nội từng nổi tiếng trên CNN có gì đặc biệt?

NHÓM PV |

Quán bún cá Văn nằm trên đường Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội), ngày bán hơn 600 bát, những ngày cao điểm lên tới 700 bát từng được CNN giới thiệu là một trong năm món ngon nhất định phải thử khi tới Hà Nội. Theo chủ quán, các nguyên liệu của món bún cá đều tươi ngon, nóng hổi và có bí quyết chế biến đặc biệt giữ được nét truyền thống, lấy lòng thực khách.

Áp lực tuyển sinh đầu cấp: Cha mẹ cần thay đổi cách nghĩ

Tường Vân |

Áp lực, lo lắng trước một kỳ thi quan trọng là tâm lý chung khó tránh khỏi của học sinh và phụ huynh. Tại Hà Nội, hầu như tất cả những phụ huynh có con chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh đầu cấp đều mang tâm trạng này.

Số ca mắc COVID-19 tăng cao nhất kể từ giữa tháng 1 tới nay

Hương Giang |

Theo thống kê từ Bộ Y tế, ngày 30.1, cả nước ghi nhận 53 ca mắc COVID-19 mới. Đây là số ca mắc mới cao nhất ghi nhận được kể từ ngày 14.1 cho đến nay. Những ngày trước đó, số ca mắc mới giảm xuống mức rất thấp, thậm chí có ngày chỉ ghi nhận 3 ca.

Bộ Y tế: Hạn chế tối đa dịch COVID-19 lây lan trong bệnh viện

Thùy Linh |

Bộ Y tế yêu cầu tại các cơ sở điều trị tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm COVID-19, hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong bệnh viện, đặc biệt tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao, khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật...


Lạm dụng corticoid tự điều trị cúm, người bệnh viêm phổi, suy đa tạng

Thanh Tâm |

Bệnh viện Bạch Mai vừa cứu sống một bệnh nhân bị viêm phổi bội nhiễm, suy đa tạng do lạm dụng corticoid tự điều trị cúm. Sau 37 ngày chạy ECMO, gần 50 ngày thở máy với oxy liều cao, ngày 3.1 bệnh nhân được ra viện.