Lo ngại tác hại, Trung Quốc đưa thuốc lá thế hệ mới vào quản lý

Mạnh Cường (t/h) |

Cuối tháng 11, Trung Quốc chính thức đưa thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới vào Luật độc quyền ngành thuốc lá hiện hành, chấm dứt tình trạng thuốc lá thế hệ mới trôi nổi ngoài vòng pháp luật ở quốc gia này trong bối cảnh truyền thông Trung Quốc không ngừng đưa ra các cảnh báo về tác hại của các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới.

Quản lý hoạt động kinh doanh thuốc lá bằng giấy phép

Theo đó, các công ty hiện đang kinh doanh, sản xuất thuốc lá điện tử ở Trung Quốc phải có giấy phép, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia để đăng ký với cơ quan quản lý thuốc lá và kinh doanh hợp pháp. Điều này nhằm giúp chính quyền Trung Quốc kiểm soát liều lượng nicotin có trong thuốc lá điện tử, các hóa chất được thêm vào dung dịch thuốc lá điện tử và mức độ nguy hại của sản phẩm.

Một nền tảng quản lý thống nhất có tính chất quốc gia cho việc mua bán thuốc lá điện tử sẽ được thiết lập. Tất cả các doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ thuốc lá điện tử muốn được cấp phép phải thông qua những tiêu chuẩn trong hệ thống quản lý này.

Trước khi đưa thuốc lá thế hệ mới vào Luật độc quyền ngành thuốc lá hiện hành, Trung Quốc đã cấm một số phạm vi kinh doanh của các công ty sản xuất thuốc lá điện tử tại quốc gia này. Cụ thể, năm 2018 chính quyền này đã cấm bán thuốc lá điện tử cho trẻ vị thành niên. Một năm sau đó, Trung Quốc tiếp tục cấm bán hàng trực tuyến mặt hàng này, song song với việc tăng cường cảnh báo về rủi ro sức khỏe, an toàn khi sử dụng sản phẩm.

Chú thích hình: Thuốc lá thế hệ mới chính thức trở thành sản phẩm hợp pháp tại Trung Quốc. Ảnh: Global Times.
Thuốc lá thế hệ mới chính thức trở thành sản phẩm hợp pháp tại Trung Quốc. Ảnh: Global Times.

Các nhà quan sát cho rằng, động thái mới của Chính quyền Trung Quốc sẽ giải quyết được bài học từ vấn nạn đại dịch Evali năm 2019 (tổn thương phổi do dung dịch tinh dầu nhập lậu có pha trộn cần sa (CBD) và hoạt chất vitamin E acetat gây cản trở các mô phổi), gây ra hàng chục ca tử vong tại Mỹ. Ngoài ra, chính sách quản lý thuốc lá thế hệ mới của Trung Quốc cũng được xem là phù hợp với thông lệ quốc tế, bao gồm chiến lược kiểm soát chặt chẽ thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới nói chung như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi tại các kỳ họp Hội nghị các bên (COP) về kiểm soát thuốc lá, cũng như tuân thủ nghiêm ngặt chính sách của tổ chức này về việc chống bình thường hóa thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới khác.

Các chuyên gia cũng nhận định, việc đưa vào quản lý thuốc lá điện tử theo luật quản lý thuốc lá hiện hành của Trung Quốc chính là mảnh ghép để hoàn thiện chiến lược phòng chống thuốc lá của quốc gia này. Trong đó, chiến lược kiểm soát thuốc lá toàn diện bao gồm tuyên truyền tác hại, cấm giới trẻ tiếp cận tới sản phẩm, chỉ cung cấp giấy phép kinh doanh cho những đơn vị kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, và sau cùng là dùng luật kiểm soát thuốc lá hiện tại để nhanh chóng đưa sản phẩm vào quản lý.

Điều này sẽ giúp cho Trung Quốc ngăn chặn triệt để sự tiếp cận của sản phẩm đến những đối tượng dễ tổn thương như trẻ em, người già, phụ nữ… cũng như kiểm soát các hệ lụy hay tác hại của mọi sản phẩm thuốc lá trước khi đến tay người dùng.

Hành động có ý nghĩa toàn cầu

Thành lập tháng 1.1984, Cục Độc quyền Thuốc lá Nhà nước Trung Quốc là đơn vị hành chính cao nhất quản lý ngành Thuốc lá, trực thuộc Quốc Vụ viện Trung Quốc. Đơn vị này cùng với Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin (MIIT) đã đề xuất đưa thuốc lá thế hệ mới vào quản lý dưới Luật hiện hành Trung Quốc đã được Thủ tướng Lý Khắc Cường ký ban hành, có hiệu lực ngay lập tức.

Xác định thuốc lá là loại hàng hóa đặc biệt và ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, nhưng nhu cầu sử dụng là có thật, Chính phủ Trung Quốc luôn tăng cường quản lý và kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe cho nhân dân và cân bằng lợi ích kinh tế quốc gia. Luật Độc quyền Thuốc lá được soạn thảo và ban hành vào năm 1991-1992 nhằm mục đích như vậy. Nhà nước quản lý ngành Thuốc lá, từ khâu sản xuất - kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm đến xuất khẩu đều phải tuân thủ theo quy định của Luật và thể hiện ở 3 điểm chủ yếu sau: Quản lý, lãnh đạo thống nhất; Quản lý cả theo chiều dọc và chiều ngang, trong đó lấy quản lý dọc theo chuyên ngành làm chủ đạo; Chuyên doanh, chuyên bán.

Là quốc gia sản xuất và xuất khẩu thuốc lá điện tử lớn nhất thế giới, doanh số bán thuốc lá điện tử toàn cầu tại Trung Quốc được dự đoán sẽ có mức tăng trưởng hàng năm lên tới 25% trong giai đoạn từ năm 2019-2024.

Bất chấp dịch bệnh COVID-19 hoành hành, tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá điện tử tại thị trường này liên tục tăng trưởng. Các chuyên gia lý giải, số lượng người từ bỏ thuốc lá điếu thông thường tăng lên do thuế tăng cao và nhận thức tốt hơn của người dùng về sự nguy hại của thuốc lá điếu.

Các phẩm thuốc lá thế hệ mới ứng dụng công nghệ loại bỏ quá đốt cháy tạo khói và hắc ín (nhựa thuốc hay tar) sẽ trở thành giải pháp thay thế giảm bớt tác nhân gây hại cho sức khoẻ người hút thuốc chủ động và thụ động.

Việc chính phủ Trung Quốc chính thức kiểm soát thị trường thuốc lá điện tử dưới sự kiểm soát độc quyền của nhà nước không chỉ có ý nghĩa đối với quốc gia này, mà còn ảnh hưởng tích cực đến chiến lược giảm thiểu tác hại trên toàn thế giới. Là thị trường tiêu thụ và nhà cung ứng của nhiều quốc gia khác, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, các quốc gia châu Âu, việc chính quyền Trung Quốc “mạnh tay” siết quản lý nạn buôn lậu thuốc lá thế hệ mới sẽ là tín hiệu lạc quan có ý nghĩa toàn cầu, góp phần ngăn chặn những hệ lụy do thị trường chợ đen đưa đến cho cộng đồng nói chung và giới trẻ nói riêng.

Mạnh Cường (t/h)
TIN LIÊN QUAN

Tương lai nào cho hơn 90% người hút thuốc lá?

Linh An |

Thống kê toàn cầu cho thấy chỉ 8-10% người hút thuốc cai bỏ thành công. Đây chính là thách thức cho những nhà làm công tác quản lý sức khỏe cộng đồng, vì nếu không có giải pháp thì hơn 90% những người hút thuốc này sẽ vẫn tiếp tục gắn chặt với thuốc lá điếu đốt cháy độc hại.

Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Cần vừa thực thi vừa giám sát

Lệ Chi |

Trước thực trạng thị trường chợ đen thuốc lá thế hệ mới ngày càng nhộn nhịp nhưng chưa có chính sách quản lý phù hợp, một số đại biểu Quốc hội đã bày tỏ sự quan tâm.

Thuốc lá lậu, biến tướng muôn hình vạn trạng

Mạnh Bình |

Thuốc lá điếu gây hại và là một trong những gánh nặng của y tế trên toàn cầu. Theo báo cáo của Tổng hội Y sĩ Hoa kỳ năm 2010, con số các chất độc trong khói thuốc được tìm thấy là 7.000 chất và 100 chất trong số đó gây ra ung thư, các bệnh lý liên quan đến hút thuốc lá thậm chí là tử vong.

Văn hóa cà phê nhà H’Hen Niê

Chí Long |

Với tư cách là đại sứ truyền thông của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, H'Hen Niê đang làm tốt vai trò của người truyền cảm hứng, quảng bá hình ảnh cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng và cà phê Việt nói chung cho bạn bè thập phương.

Trường Đại học Luật TPHCM lên tiếng về việc ông Đặng Anh Quân bị bắt

Tú Huyên |

TPHCM - Liên quan đến việc Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân bị khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan đến vụ án bà Nguyễn Phương Hằng, phía Trường ĐH Luật TPHCM cho biết đang lập tổ công tác xem xét mức độ vi phạm để xử lý ông Đặng Anh Quân.

Cả mẹ và con mất ngủ, ám ảnh vì áp lực kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Vân Trang |

Áp lực thi tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội trong năm nay và những năm vừa qua là rất lớn. Phụ huynh thì mất ăn, mất ngủ vì lo lắng, học sinh học hành vất vả, thời gian nghỉ ngơi gần như bằng không.

Các nghịch lý của thị trường xăng dầu được lắng nghe và cần giải quyết

Anh Tuấn |

Trước những diễn biến nóng của thị trường xăng dầu thời gian qua, ngày 28.2, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội sẽ tổ chức phiên giải trình về thị trường xăng dầu. Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho biết - đã có ý kiến về những nội dung để tham gia phiên giải trình.

Nỗi lòng những ông bố, bà mẹ xếp hàng trắng đêm mua hồ sơ lớp 1 cho con

Vân Trang - Việt Anh |

Đợi chờ trong thấp thỏm, lo âu, hàng trăm phụ huynh xếp hàng trước cổng Trường Marie Curie Hà Nội (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vỡ oà trong tiếng cười khi nhà trường thông báo mở cửa phát hành hồ sơ dự tuyển vào lớp 1 ngay trong đêm thay vì đợi đến sáng ngày 25.2.

Tương lai nào cho hơn 90% người hút thuốc lá?

Linh An |

Thống kê toàn cầu cho thấy chỉ 8-10% người hút thuốc cai bỏ thành công. Đây chính là thách thức cho những nhà làm công tác quản lý sức khỏe cộng đồng, vì nếu không có giải pháp thì hơn 90% những người hút thuốc này sẽ vẫn tiếp tục gắn chặt với thuốc lá điếu đốt cháy độc hại.

Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Cần vừa thực thi vừa giám sát

Lệ Chi |

Trước thực trạng thị trường chợ đen thuốc lá thế hệ mới ngày càng nhộn nhịp nhưng chưa có chính sách quản lý phù hợp, một số đại biểu Quốc hội đã bày tỏ sự quan tâm.

Thuốc lá lậu, biến tướng muôn hình vạn trạng

Mạnh Bình |

Thuốc lá điếu gây hại và là một trong những gánh nặng của y tế trên toàn cầu. Theo báo cáo của Tổng hội Y sĩ Hoa kỳ năm 2010, con số các chất độc trong khói thuốc được tìm thấy là 7.000 chất và 100 chất trong số đó gây ra ung thư, các bệnh lý liên quan đến hút thuốc lá thậm chí là tử vong.