Lo ngại dịch bệnh thủy đậu bùng phát

THÙY LINH - KHƯƠNG QUỲNH |

Bệnh thủy đậu đang gia tăng nhanh tại cộng đồng dân cư và các cơ sở y tế, làm dấy lên nỗi lo ngại bùng phát dịch bệnh này. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch, tình hình bệnh thủy đậu đang khá phức tạp. Đáng chú ý hơn, không chỉ có trẻ em mắc căn bệnh này nhưng gần đây xuất hiện không ít số ca bệnh là người lớn.

Người lớn cũng mắc bệnh

Ghi nhận của phóng viên tại khu vực phường Đại Mỗ (Nam Từ Liêm - Hà Nội) cho thấy, trong vòng 1 tháng trở lại đây đã có rất nhiều ca mắc bệnh thủy đậu. Thậm chí, một gia đình có tới 6 người cùng mắc bệnh một lúc. Điều đáng nói, không chỉ trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng mắc bệnh, ngay cả những trường hợp đã từng tiêm vaccine.

Anh Lê Văn P (Đại Mỗ) chia sẻ: “Nhà tôi có đến 6 người mắc thủy đậu: Vợ, con tôi, em gái tôi, em vợ, chị vợ, và cháu tôi. Lây bắt đầu từ đứa cháu học lớp 1 ở Trường Tiểu học Đại Mỗ, con gái tôi sang chơi với anh thì bị lây; sau đó mẹ thằng cu kia bị, rồi đến vợ tôi… Chúng tôi phải kiêng ra gió, cho uống thuốc chống ngứa và bôi thuốc xanh thôi, hơn tuần sau thì khỏi”.

Theo Ths.BS Vũ Mạnh Cường - Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E cho biết: Trong 1 tháng gần đây, chúng tôi liên tiếp tiếp nhận và điều trị hơn 20 ca mắc bệnh thủy đậu, may mắn là trong số đó không có trường hợp bị biến chứng nguy hiểm và tử vong. Theo BS, thủy đậu thường bùng phát vào mùa đông hằng năm, kéo dài cho tới hết mùa xuân. Đến nay, bệnh thủy đậu đang vào mùa, dễ lây lan rộng trong môi trường tập thể. Trẻ em trong độ tuổi từ 2 - 8 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, ngoài ra người lớn vẫn có thể nhiễm bệnh nếu không được phòng ngừa đầy đủ. Người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai, mắc thủy đậu có khả năng biến chứng và nặng hơn trẻ em.

Bệnh nhân V.T.T.H (SN 1987, tại Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhập viện ngày 6.2, trong tình trạng sốt cao, nổi mụn nước mặt và lan toàn thân. Bác sĩ khám cho bệnh nhân H, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, nổi hết toàn bộ thân, đau đầu, mệt mỏi. Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân nhập viện điều trị và theo dõi biến chứng bệnh. Khai thác tiền sử của bệnh nhân H, bệnh nhân bị mắc thủy đậu từ ngày 5.2. Con bệnh nhân 2 tuổi cũng bị mắc thủy đậu và đã được điều trị khỏi ngày 31.1.2017. Con bệnh nhân cũng lây bệnh từ các bạn học trường mầm non.

Nhiều bé mới sinh bị lây thủy đậu từ mẹ

Còn tại TPHCM, theo BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh thủy đậu đang bắt đầu vào mùa, đỉnh dịch sẽ rơi vào khoảng tháng 4 - 5. Từ đầu năm đến nay, số ca đến khám và điều trị ngoại trú ngày càng tăng dần và có 24 em bé bị thủy đậu nặng phải nhập viện điều trị.
Đặc biệt, hiện khoa đang điều trị cho 1 em bé 20 ngày tuổi bị lây bệnh từ mẹ. Người mẹ cho biết đây là lần đầu tiên mắc bệnh và cũng chưa chích ngừa vaccine thủy đậu. Ngoài trường hợp này, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận những em bé dưới 3 tháng tuổi bị lây bệnh thủy đậu từ mẹ. Nhiều em bé cũng mắc thủy đậu dù đã tiêm ngừa 1 liều vaccine. 

Diễn biến dịch bệnh phức tạp, nhiều người lớn cũng mắc bệnh thủy đậu.

Theo lý giải của BS Trương Hữu Khanh, nguyên nhân là do việc chích ngừa vaccine thủy đậu hiện nay chưa được mở rộng. Tại các nước phát triển, thủy đậu được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia và chỉ cần chích ngừa 1 mũi là đủ. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc chích ngừa thủy đậu diễn ra lẻ tẻ nên “virus hoang dã” vẫn lưu hành. Vì thế, để đảm bảo miễn dịch, phụ huynh nên cho trẻ chích 2 mũi, mũi 1 lúc bé 12 tháng tuổi và mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 3 tháng. Việc tiêm mũi nhắc lại là rất cần thiết, đặc biệt trong trường hợp xung quanh có nhiều người mắc bệnh thủy đậu.

Theo BS Khanh, khả năng phát tán virus thủy đậu ra môi trường xung quanh rất lớn, 2-3 ngày trước khi người bệnh xuất hiện triệu chứng nổi mụn nước và kéo dài 3 tuần sau khi các mụn nước đã khô. Người càng lớn tuổi mắc thủy đậu sẽ càng nặng, phụ nữ trước khi mang thai 1-2 tháng nên chích ngừa thủy đậu. Trong trường hợp chích ngừa xong mới biết có thai thì cũng không nên quá lo lắng vì gần như không có ảnh hưởng gì đến thai nhi. Phụ nữ đang cho con bú vẫn có thể chích ngừa thủy đậu bình thường. Đặc biệt, bệnh thủy đậu dễ tấn công những em bé bị bệnh lý thận hư, ung thư máu. Nếu các bé mắc bệnh thường rất nặng và dễ xảy ra biến chứng vì miễn dịch kém.

Vaccine vẫn là “cứu cánh”

Theo BS Vũ Mạnh Cường, bệnh thủy đậu là lành tính, có thể phòng ngừa bằng vaccine. Vì vậy, người lớn và trẻ em chưa mắc bệnh nên chích ngừa để giảm nguy cơ lây nhiễm. “Đặc biệt đối với người có tiếp xúc với nguồn lây trong 3 ngày đầu vẫn có thể tiêm phòng vaccine phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Đa số người mắc chưa được tiêm vaccine phòng thủy đậu, tuy nhiên cũng có một số trường hợp đã tiêm vaccine rồi vẫn mắc bệnh. Bởi vì, trên thực tế, nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80 - 90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối”- BS Cường cho biết.

Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt bỏng rạ và thường là không bị biến chứng. Hiện nay, phòng tiêm phòng vaccine dịch vụ của Bệnh viện E đang tổ chức tiêm vaccine Varivax (của Mỹ) với chi phí hơn 600.000 đồng/liều.

Trước tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp, đại diện Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có khuyến cáo người dân để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu, cần thực hiện một số biện pháp như hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan. Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 - 10 ngày từ khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.
“Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý. Thực hiện vệ sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường. Đặc biệt là cần tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi”- đại diện Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh.

THÙY LINH - KHƯƠNG QUỲNH
TIN LIÊN QUAN

Bộ Y tế khuyến cáo: Hạn chế tiếp xúc người bị thủy đậu tránh lây lan

T.Linh |

Trước tình hình dịch bệnh thủy đậu diễn biến phức tạp, các ca bệnh gia tăng nhanh, ngày 9.2, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo đến người dân để phòng tránh bệnh.

Mẹ không chích ngừa, con mới sinh đã bị thủy đậu

Khương Quỳnh |

Bệnh thủy đậu (dân gian còn gọi là trái rạ) đang “vào mùa” với số ca mắc đang tăng nhanh trên cả nước. Đặc biệt, tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM ghi nhận nhiều em bé dưới 3 tháng tuổi bị lây bệnh thủy đậu từ mẹ.

Nguy cơ bùng phát dịch bệnh thủy đậu ở Hà Nội

Thùy Linh |

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch, tình hình bệnh thủy đậu đang khá phức tạp, số ca mắc bệnh đang tăng nhanh. Đáng nói, không chỉ có trẻ em mắc căn bệnh này nhưng gần đây xuất hiện không ít số ca bệnh là người lớn.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Bộ Y tế khuyến cáo: Hạn chế tiếp xúc người bị thủy đậu tránh lây lan

T.Linh |

Trước tình hình dịch bệnh thủy đậu diễn biến phức tạp, các ca bệnh gia tăng nhanh, ngày 9.2, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo đến người dân để phòng tránh bệnh.

Mẹ không chích ngừa, con mới sinh đã bị thủy đậu

Khương Quỳnh |

Bệnh thủy đậu (dân gian còn gọi là trái rạ) đang “vào mùa” với số ca mắc đang tăng nhanh trên cả nước. Đặc biệt, tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM ghi nhận nhiều em bé dưới 3 tháng tuổi bị lây bệnh thủy đậu từ mẹ.

Nguy cơ bùng phát dịch bệnh thủy đậu ở Hà Nội

Thùy Linh |

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch, tình hình bệnh thủy đậu đang khá phức tạp, số ca mắc bệnh đang tăng nhanh. Đáng nói, không chỉ có trẻ em mắc căn bệnh này nhưng gần đây xuất hiện không ít số ca bệnh là người lớn.