Làm gì để phân loại rác tại nguồn đạt hiệu quả?

Hoàng Hưng |

Không phải ngẫu nhiên, tại cuộc họp bất thường của HĐND TPHCM vào ngày 11.6 vừa qua, vấn đề phân loại rác tại nguồn (viết tắt PLRTN) đã được khá nhiều đại biểu đặc biệt quan tâm.

PLRTN đã được triển khai từ lâu ở TPHCM; thế nhưng, trên thực tế, công tác này vẫn đang trong giai đoạn... thí điểm. Làm gì, cách nào để PLRTN thật sự trở thành thói quen phổ quát của hàng triệu người dân TPHCM? Làm gì để PLRTN mang lại hiệu quả và TPHCM thật sự là đô thị sạch đẹp, văn minh từ cảnh quan môi trường, cho đến ý thức, nếp sống của từng người dân?...

PLRTN - từng triển khai, có thí điểm, nhưng hiệu quả vẫn... nhỏ giọt

TPHCM đã tiếp cận công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn từ những năm 1998, thông qua các dự án nhỏ của các tổ chức phi chính phủ, nhằm tạo thói quen và hình thành ý thức của người dân về PLRTN. Bước  đầu, công tác này được triển khai tập trung ở khâu phân loại tại các hộ gia đình, với quy mô nhỏ lẻ để đánh giá khả năng tham gia của người dân. Trong lúc đó, việc triển khai đồng bộ từ khâu thu gom tại nguồn và vận chuyển rác sau phân loại chưa được TP đầu tư. Đến năm 2015, từ kết quả PLRTN ở một số cụm dân cư ở phường Bến Nghé, quận 1, TP đã mở rộng thí điểm PLRTN tại các quận 1, 3,5,6,12, Bình Thạnh, với các quy mô khác nhau. Kết quả cho thấy: Quận 1 thí điểm tại 1 khu dân cư với 176 hộ dân, đạt 70-78%; quận 3 thí điểm tại 2 tuyến đường, với 639 chủ nguồn thải, đạt 50%; quận 5 thí điểm tại 3 chung cư, đạt 30%; quận 6 thí điểm tại toàn phường 12, với hơn 6.000 chủ nguồn thải, đạt 23,7%; quận 12 thí điểm ở 1 cụm dân cư với 191 hộ dân, đạt 93-95%; quận Bình Thạnh thí điểm ở 1 cụm dân cư với 100 hộ dân kết hợp với 1 chung cư, đạt 70-80%.v.v...

Nhận xét về công tác PLRTN, ông Trương Trung Kiên - Trưởng Ban đô thị - HĐND TPHCM - cho rằng: “Tỷ lệ người dân tham gia PLRTN còn thấp. Một số chung cư không có hệ thống thu gom rác thải tập trung và nhiều hộ thuê phòng trọ cư trú không ổn định, dẫn tới việc tham gia PLRTN cũng không đạt số lượng như mong muốn”. Bà Thi Thị Tuyết Nhung nói: “Qua thí điểm, tôi thấy người dân chưa chủ động PLRTN, mà còn phụ thuộc nhiều vào công tác tuyên truyền. Khi giảm tần suất tuyên truyền, thì tỷ lệ người dân thực hiện PLRTN giảm theo. Mặt khác, do thực hiện không đồng bộ, nên có sự so đo giữa hộ tham gia, với hộ không tham gia PLRTN trong cùng tổ dân phố. Chưa nói hiện nay, chính quyền phường, xã chưa quản lý được lực lượng rác dân lập, nên việc điều phối lực lượng để tham gia thí điểm PLRTN gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, một số đường dây rác dân lập miễn cưỡng tham gia PLRTN và không thực hiện đúng các hướng dẫn về thời gian thu gom, tần suất thu gom và không tổ chức thu gom riêng biệt sau khi phân loại.v.v... Tất cả những tồn tại trên khiến cho công tác PLRTN không mang lại hiệu quả như mong muốn”. Trong khi đó, có ý kiến cho rằng, khối lượng chất thải rắn thực phẩm sau khi phân loại từ chương trình thí điểm khá ít; do đó để bảo đảm hiệu quả kinh tế khi vận chuyển (đủ tải trọng của phương tiện vận chuyển) chất thải rắn thực phẩm sau khi phân loại, người thu gom phải kết hợp với... rác chợ (chưa phân loại) để vận chuyển đến khu xử lý, việc này cũng làm giảm hiệu quả của PLRTN.

Một hộ dân ở quận Tân Phú tham gia PLRTN. Ảnh: K.H

 

Làm gì để PLRTN đi vào đời sống người dân TPHCM?

Nhằm thực hiện hiệu quả công tác PLRTN một cách đại trà và đồng bộ trên toàn địa bàn TPHCM. UBND TPHCM đã ban hành Kế hoạch PLRTN giai đoạn 2017-2020, tại quyết định số 1832/QĐ-UBND ngày 18.4.2017. Trong đó, UBND TP đã giao cho 24 quận - huyện chủ động trong việc triển khai PLRTN trên địa bàn; đồng thời, UBND TP  sẽ ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên  địa bàn TP. Theo ông Trương Trung Kiên: “Cần tiến hành khảo sát, đánh giá, phân loại đối tượng để có cách triển khai, lộ trình thực hiện phù hợp. Cần có giải pháp đồng bộ trong công tác tuyên truyền, vận động và đầu tư trang thiết bị, kinh phí, nhân sự cho việc PLRTN trong giai đoạn đầu thực hiện và duy trì thường xuyên, liên tục. Làm sao đến năm 2020, đạt tỷ lệ tối thiểu 50% các đối tượng thực hiện PLRTN đúng quy định và tăng dần vào các năm tiếp theo”.

Trong khi đó, ông Trương Lâm Danh cho rằng: “Phải thừa nhận một thực tế là hiện đang tồn tại một lực lượng PLRTN tự phát, từ chính lực lượng thu gom, người mua bán phế liệu. Ước tính từ 16.000 - 18.000 người, góp phần phân loại phần nào rác thải trước khi về khu xử lý rác. Chúng ta cần có giải pháp quản lý và phát huy hiệu quả vai trò của lực lượng này để nâng cao chất lượng công tác PLRTN”. Ông Nguyễn Mạnh Trí phát biểu: “Thiếu quy định, chính sách riêng để triển khai PLRTN như: kinh phí, nhân sự, phương tiện, cách thức, lộ trình thực hiện.v.v... cũng khiến cho công tác PLRTN bế tắc. Việc triển khai xử phạt hành chính đối với hành vi không PLRTN, hay thu gom, vận chuyển không đúng quy định cũng cần phải đặt ra; phải có kinh phí phân bổ cho các quận, huyện; có cách quản lý và chế tài đối với đối tượng thu gom rác dân lập..., thì mới hy vọng PLRTN đạt hiệu quả”. Ông Trí còn đề xuất: “Ngành giáo dục cần phải đưa nội dung công tác PLRTN, cách thức PLRTN vào chương trình giảng dạy cho học sinh tiểu học. Giáo dục cho các em ngay từ lúc còn nhỏ ý thức được việc bảo vệ môi trường, biết PLRTN. Làm được như thế một cách căn cơ, tôi tin chắc rằng việc PLRTN sẽ đi vào cuộc sống từng hộ dân trên địa bàn TP này”.

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở TP HCM

- Là đô thị đặc biệt: Diện tích 2.095,65 km2
- Dân số: 8,5 triệu người, mật độ 4.773 người/km2
- Chất thải rắn: 8.300 tấn/ngày.
- Hộ gia đình: 1.976.744 hộ (2016), phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 3.483 tấn/ngày (42%).
- Chủ nguồn thải (cơ sở sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ...): 134.640 chủ nguồn thải (2016); phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 3.359 tấn/ngày, chiếm 40,5%.
- Khu vực công cộng: 1.458 tấn/ngày, chiếm 17,5%.
- Các đơn vị thu gom rác công lập thu gom 40% khối lược rác, 60% do lực lượng dân lập thu gom.
- Công tác PLRTN: Năm 1998 có 1.194 hộ tham gia thí điểm. Năm 2015, thí điểm tại 7.533 hộ tại các quận-huyện: 1,3,5,6,12 và Bình Thành. Kết quả : 20-95%. Năm 2017, UBND TP có kế hoạch PLRTN giai đoạn 2017 - 2020 trên toàn TP, triển khai đồng bộ từ phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý riêng biệt các loại chất thải.

 

Hoàng Hưng
TIN LIÊN QUAN

Thùng rác thông minh phân loại rác lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam

Thanh Huyền |

Từ ngày 16/4 đến ngày 30/4, tập đoàn Brighgeston triển khai chương trình “Cùng Bridgestone hưởng ứng ngày Trái Đất 2017” trao tặng cho Sở Tài Nguyên Môi Trường TP. HCM 100 thùng rác thông minh. Trong đó, 30 thùng rác thông minh có chức năng phân loại rác, lọc nước - trồng cây xanh sẽ được đặt thí điểm tại phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Thùng rác thông minh phân loại rác lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam

Thanh Huyền |

Từ ngày 16/4 đến ngày 30/4, tập đoàn Brighgeston triển khai chương trình “Cùng Bridgestone hưởng ứng ngày Trái Đất 2017” trao tặng cho Sở Tài Nguyên Môi Trường TP. HCM 100 thùng rác thông minh. Trong đó, 30 thùng rác thông minh có chức năng phân loại rác, lọc nước - trồng cây xanh sẽ được đặt thí điểm tại phố đi bộ Nguyễn Huệ.