Kỳ tích giúp người đàn ông khuyết tật "suốt đời đóng bỉm" khiến vợ có thai

Hoàng Quân |

Kỹ thuật lấy tinh trùng từ đường dẫn tinh - một kỹ thuật hỗ trợ sinh sản rất đặc biệt mà hiện nay chỉ có Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ thực hiện thành công, đã giúp cặp vợ chồng khuyết tật hái trái ngọt.

Người đàn ông liệt hai chân mong con

Một ngày tháng 5.2020, nắng như đổ lửa, trong căn nhà bé xíu, lợp fibroximang cũ nát, anh Nguyễn Văn Can- 30 tuổi và vợ Nguyễn Thị Thúy 32 tuổi (xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đang rủ rỉ ngồi gấp những bộ quần áo sơ sinh bé xíu.

Họ đang chuẩn bị đón một cặp song sinh. Các bác sĩ ở Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ dự kiến Thúy sẽ sinh vào tháng 7.2020. Can ngồi xe lăn, Thúy khuyết tật vận động, đi lại hết sức khó khăn.

Học hết lớp 10, gia cảnh khó khăn, qua người quen giới thiệu, Can vào miền Nam làm thuê ở một tổ hợp máy cẩu và chạy sà lan. Một tai nạn kinh hoàng xẩy ra, cả một khúc cống bê tông lớn nện thẳng vào lưng cậu bé đang tuổi "bẻ gãy sừng trâu" khiến cậu hôn mê.

Sau gần một tháng hôn mê, Can tỉnh lại, nhưng lại nhận tin sét đánh: Can bị chấn thương cột sống, tay trái yếu lẩy bẩy, liệt hai chi dưới, lại mắc chứng rối loạn cơ tròn. Hậu quả là suốt đời cậu phải "đóng bỉm". Có cảm giác đi tiểu, nhưng việc đại tiện là không thể kiểm soát. Việc chăn gối cũng gần như bằng 0.

Can kiên trì đi châm cứu, luyện tập, quyết tâm "tự vận động" trên xe lăn, để không trở thành gánh nặng quá lớn cho bố mẹ già nua và nghèo khó. Vừa rồi, mẹ Can bị tai biến, đầu óc nhớ nhớ quên quên, cậu càng buồn tủi. Nhờ nỗ lực và lạc quan, lâu nay, Can đã có thể dùng xe lăn ra đường, ra chợ, đi bán sim thẻ.

Tình cờ, Can gặp Thúy. Họ cùng hoàn cảnh, đồng cảm rồi về sống với nhau.

BSCK II Tô Hoài Phương- Giám đốc Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt - Bỉ, nguyên Phó Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Thanh Hóa và bà Lê Linh Trang, Phó Chủ tịch HĐQT, đại diện BV Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ thăm và tặng quà cho gia đình Can - Thúy tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: BVCC
Đại diện BV Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ thăm và tặng quà cho gia đình Can - Thúy tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: BVCC

Thật sự, khó ai không cảm thấy bất ngờ vì triết lý sống lạc quan và thắm tình của cặp đôi thiệt thòi này. Trong căn nhà lụp xụp không có gì đáng giá năm trăm nghìn đồng, họ lần lữa sống qua ngày bằng tiền trợ cấp cho người tàn tật và vài đồng thu được từ nghề đi bán sim thẻ của Thúy.

Số tiền bà con mừng đám cưới, họ bảo nhau đem cất kĩ, chờ ngày… biết đâu lại có con. Họ ao ước có đứa con, như người lạc trong rừng sâu mong một bà tiên đến dẫn lối vậy. "Em ước ao được thực hiện thiên chức của bà mẹ. Nếu không thể nào có con được, thì chúng em xin con nuôi"- Thúy tâm sự.

Thành công nhờ tìm đến đúng "địa chỉ"

Bác sĩ Hà Ngọc Mạnh, Phó Giám đốc Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt – Bỉ cho hay:

"Can bị chấn thương cột sống nên liệt hai chân, mất phản xạ xuất tinh nên chúng tôi phải tiến hành thủ thuật lấy tinh trùng từ đường dẫn tinh, tức là dùng một dụng cụ đặc biệt nhỏ hơn cả lòng ống dẫn tinh, đưa vào trong lòng ống đó để hút tinh trùng ra và làm hỗ trợ sinh sản. Đây là một kỹ thuật rất khó, dụng cụ để thực hiện được kỹ thuật này cũng rất đặc biệt".

Hiện nay, bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ là bệnh viện duy nhất thực hiện được kỹ thuật lấy tinh trùng từ đường dẫn tinh, đã giúp toại nguyện giấc mơ làm cha làm mẹ cho những người có hoàn cảnh đặc biệt. Can và Thúy đã may mắn tìm đến đúng địa chỉ.

 

Khi Thúy có thai, lại là thai đôi, vợ chồng Can vỡ òa niềm hạnh phúc. "Em chờ đợi cái tin này đã lâu!", Can rưng rưng. Thiên thần bé đậu vào bàn tay họ, sau bao ngày tháng ao ước, gom góp thu vén, cần Trời khấn Phật.

Thúy bảo, đêm nằm hai đứa cứ im thin thít, Can áp tai vào bụng Thúy chờ nghe hai thiên thần bé "có ý kiến" hay cựa đạp gì đó "trao đổi với bố mẹ". Thúy thì lặng lẽ chat với bác sỹ Luyện Thị Ngọc Dung của Bệnh viện Việt Bỉ để được chăm sóc thai nghén, nhất nhất cái gì hai chị em cũng tâm sự và trao đổi kĩ.

"Từ khi biết là mình sẽ có con, tinh cha huyết mẹ hẳn hoi, bọn em như sống một cuộc đời khác. Những thiệt thòi của số phận càng bé đi rất nhiều", Thúy nhỏ nhẹ tâm sự.

Chương trình hỗ trợ đặc biệt “Tầm soát vô sinh” sau mùa COVID-19 dành cho bệnh nhân tại Bệnh viện chuyên khoa Nam học & Hiếm muộn Việt – Bỉ:

Miễn 100% phí khám vô sinh - hiếm muộn (cả vợ và chồng).

Miễn 100% phí siêu âm kiểm tra tử cung, buồng trứng.

Miễn 100% chi phí xét nghiệm tinh dịch đồ.

Giảm 90% phí chụp tử cung vòi trứng, chỉ còn 105.000 đồng.

Giảm trực tiếp chi phí 2 triệu đồng cho 500 suất voucher thụ tinh nhân tạo (IUI). Đặc biệt, Bệnh viện còn tặng 1.000 phiếu “Cam kết thành công” cho bệnh nhân thực hiện phương pháp hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) theo chỉ định của bác sỹ. Bệnh viện sẽ hoàn trả lại 30.000.000 đồng chi phí thực hiện làm IVF cho bệnh nhân nếu không thành công.

Địa chỉ: Số 23 Nguyễn Văn Trỗi, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Email: benhvienvietbi@gmail.com

Hotline: 02473002268/ 0935938268

Hoàng Quân
TIN LIÊN QUAN

Bệnh viện Nam học- Hiếm muộn Việt Bỉ: Không đậu thai, xin trả lại tiền

Hoàng Quân |

Nhân dịp tết cổ truyền Canh Tí - 2020, Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt - Bỉ tổ chức chương trình hỗ trợ đặc biệt dành cho tất cả các bệnh nhân vô sinh - hiếm muộn. Chương trình đặc biệt này là một cam kết “dũng cảm” của những người say mê khoa học.

Bỏ hẳn thuốc lá, có con sau gần 10 năm vô sinh thứ phát

Hương Giang |

Nỗ lực cai thuốc lá, thay đổi thói quen sống của anh H đã mang đến "trái ngọt" cho vợ chồng anh chị sau 10 năm mắc bệnh vô sinh thứ phát, cố gắng mãi mà không thể có con. 

Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ: Dành hơn 12 tỷ đồng "tiếp sức tìm con yêu"

Lam Quân |

Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập khoa hỗ trợ sinh sản 06.10, Bệnh viện Chuyên khoa Nam học & Hiếm muộn Việt – Bỉ tổ chức chương trình hỗ trợ đặc biệt ''Tiếp sức tìm con yêu'' dành cho bệnh nhân vô sinh – hiếm muộn. Tổng giá trị chương trình lên đến hơn 12 tỷ đồng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.