Khuyến cáo của ngành y tế về bệnh bạch hầu khiến bé 6 tuổi tử vong

T.Linh |

Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn Bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.

Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Trước đây bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước; từ khi vắc xin phòng Bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vắc xin phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh.

Trước đó, tại Đắk Lắk, bé H’Si Yan, 6 tuổi (ở buôn H’ring, cùng xã Ea H’ding, huyện Cư M’Gar tử vong do bệnh bạch hầu đã làm dấy lên lo ngại dịch bệnh này bùng phát. Theo Sở Y tế tỉnh  Đắk Lắk, đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh ghi nhận có 4 trường hợp dương tính với bệnh bạch hầu, 1 trường hợp đã tử vong.

Hiện tại, Bệnh viện đa khoa huyện Cư M’Gar và Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên đang điều trị cho 35 trường hợp có tiếp xúc với bệnh nhân dương tính với bạch hầu và có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, như sốt, ho.

Ngay sau khi có chẩn đoán trường hợp đầu tiên mắc bệnh bạch hầu và tử vong, Sở Y tế đã trực tiếp đến vùng dịch, kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh. Đồng thời chỉ đạo cấp hơn 20.000 viên thuốc đặc trị cho gần 1.000 người dân trong vùng xuất hiện ca bệnh. Tiến hành phun hóa chất diệt khuẩn, cắm biển báo cách ly, tuyên truyền, vận động người dân hạn chế đi vào vùng dịch.

Để chủ động phòng chống bệnh Bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: 

1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

5. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

T.Linh
TIN LIÊN QUAN

Thông tin mới nhất về bệnh sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng

Kim Đồng |

Sáng 28.3, bác sĩ (BS) Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng (TTYTDP) TPHCM cho biết, bệnh sốt phát ban (SPB) nghi sởi đang có khuynh hướng giảm dần sau chiến dịch tiêm bù vắcxin phòng bệnh sởi.

TPHCM: Bệnh truyền nhiễm có dấu hiệu tăng nhanh

Kim Đồng |

Ngày 27.3, thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) TPHCM cho thấy, số ca bệnh truyền nhiễm (sởi, sốt xuất huyết, chân tay mệnh) có dấu hiệu tăng nhanh so với cùng kỳ năm 2018.

Bệnh sởi tăng chóng mặt, lan rộng ra 43 tỉnh thành

L.Hà |

Sau Tết, bệnh sởi có dấu hiệu tăng mạnh trên cả nước. Đến thời điểm này, bệnh sởi đã tái xuất ở 43 tỉnh, thành, đặc biệt có ca biến chứng nặng.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Thông tin mới nhất về bệnh sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng

Kim Đồng |

Sáng 28.3, bác sĩ (BS) Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng (TTYTDP) TPHCM cho biết, bệnh sốt phát ban (SPB) nghi sởi đang có khuynh hướng giảm dần sau chiến dịch tiêm bù vắcxin phòng bệnh sởi.

TPHCM: Bệnh truyền nhiễm có dấu hiệu tăng nhanh

Kim Đồng |

Ngày 27.3, thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) TPHCM cho thấy, số ca bệnh truyền nhiễm (sởi, sốt xuất huyết, chân tay mệnh) có dấu hiệu tăng nhanh so với cùng kỳ năm 2018.

Bệnh sởi tăng chóng mặt, lan rộng ra 43 tỉnh thành

L.Hà |

Sau Tết, bệnh sởi có dấu hiệu tăng mạnh trên cả nước. Đến thời điểm này, bệnh sởi đã tái xuất ở 43 tỉnh, thành, đặc biệt có ca biến chứng nặng.